Phạt hôi của và sự đắng lòng khi luật hóa

Phạt hôi của và sự đắng lòng khi luật hóa

Thứ 6, 15/03/2013 | 09:51
0
Hôi của là thứ hành vi tận dụng hoàn cảnh éo le, thương tâm, bất lợi của người khác để biến tài sản của người thành ra của mình.

Trước tình trạng hôi của tràn làn, hành vi hôi của ngày càng trở nên vô cảm, nhẫn tâm, cực chẳng đã Bộ Giao thông vận tải mới đưa hành vi hôi của của người bị nạn sẽ bị phạt từ 5-7 triệu đồng vào Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Hôi của là thứ hành vi tận dụng hoàn cảnh éo le, thương tâm, bất lợi của người khác để biến tài sản của người  thành ra của mình. Hành vi hôi của không những là hành vi xấu mà nó còn thể hiện một sự vô cảm đến tàn nhẫn khi không cứu giúp người trong hoàn cảnh khó khăn, gặp nạn mà còn lợi dụng để chuộc lợi. Một người lương thiện dù có nghèo kiết xác cũng chẳng ai kiếm sống, ăn bám theo kiểu hôi của.

Luật sư - Phạt hôi của và sự đắng lòng khi luật hóa

Hôi của trong vụ xe lật dứa.

Chắc có lẽ trên thế giới này, không mấy nơi phải đưa hành vi hôi của vào trong luật. Một hành vi phản cảm đã phải luật hóa là một sự đắng lòng. Người Nhật bản bị sóng thần làm sụp đổ biết bao nhiêu căn nhà, của cải trôi hết ra ngoài đường thế nhưng những người dân sống ở tỉnh thành khác đến chỉ để cứu hộ người bị nạn. Người Nhật xứng đáng dược tự hào và kiêu hãnh về điều đó.

Ở Việt Nam dọc đường gặp tai nạn giao thông, dù không quen biết, nhiều người tận tâm, dũng cảm lao vào sơ cứu, kịp thời đưa người bị nạn đến nơi cấp cứu. Thế nhưng cũng trong hoàn cảnh ấy không ít người đã nhẫn tâm, lợi dụng cơ hội đó, hôi của từ người bị nạn. “Một con sâu làm rầu nồi canh”, trước những hình ảnh ghi lại việc hôi của được phản ánh trên báo, đưa lên mạng khiến những người có cái tâm hướng thiện thấy chạnh lòng và xấu hổ.

Quy định của nghành giao thông có thể là kịp thời, là đúng đắn. Mức xử phạt 5-7 triệu đồng có thể khiến nhiều người hôi của  “chùn tay”? Thế nhưng điều đáng nói chính là việc các nhà làm chính sách, các nhà làm luật đã buộc phải đưa ra một quy định để “đánh” vào nhận thức, vào đạo đức cũng như nhân cách của một con người, một quy định xử phạt về cái tâm, cái tầm, mức độ lương thiện của một bộ phận sống trong cộng đồng người Việt.

Giá như ai cũng sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn, giá như những người hôi của có tấm lòng trắc ẩn thì có lẽ Bộ giao thông vận tải sẽ không phải đưa ra một quy định như thế này.

Luật gia Giang Quyết

'Hôi của' sẽ bị phạt từ 5 đến 7 triệu đồng

Thứ 5, 07/03/2013 | 09:28
Dự kiến từ ngày 1/7, hành vi xâm phạm tài sản của người bị nạn sẽ bị xử phạt từ 5 đến 7 triệu đồng. "Đinh tặc" cũng sẽ phải chịu chung mức phạt này.

Giật mình trước “bệnh hôi của” tràn lan

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
(Nguoiduatin) Thay vì giúp khổ chủ thoát khỏi sự cố rủi ro, không ít người xung quanh lại tìm cách kiếm chác chút tài sản của người bị nạn. Các chuyên gia xã hội cho rằng, về bản chất đó là hành động ăn cướp trắng trợn.

'Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác'

Thứ 2, 11/03/2013 | 07:22
Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.