Phía sau kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ

Phía sau kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ

Trần Danh Tuyên
Thứ 2, 18/09/2017 | 08:00
0
Hãng tin Nga Sputnik cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc sản xuất các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến đấu. Washington cũng đã bắt đầu một kế hoạch đầy tham vọng nhằm khiến nước Mỹ trở nên vĩ đại thông qua quá trình hiện đại hóa các vũ khí chiến lược, chiến thuật cùng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tham vọng về vũ khí mới áp đảo đối phương

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hiện đang giám sát đợt đánh giá kho vũ khí hạt nhân già cỗi của Washington, dự kiến sẽ kéo dài vài tháng.

Các nguồn thạo tin nói với tờ Politico rằng Tổng thống Donald Trump đã thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét những lựa chọn của Washington liên quan tới phát triển những loại vũ khí hạt nhân chiến thuật công suất thấp mới, nhằm “răn đe Nga, Triều Tiên và các đối thủ hạt nhân tiềm năng khác”.

Thế giới - Phía sau kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ

Kế hoạch về vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ có thể gây mất cân
bằng chiến lược toàn cầu và làm động lực cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.
(Ảnh minh họa).

 

Nếu được chấp thuận, các loại vũ khí mới sẽ đảo lộn gần như hoàn toàn những chính sách dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, do ông Obama từng không cho phép phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân mới.

Bình luận về những lý do phía sau động thái gấp gáp và đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Trump, ông Bruce Gagnon, đồng sáng lập trang Mạng lưới toàn cầu chống vũ khí và năng lực hạt nhân trong không gian cho rằng, điều này phản ánh sự lo lắng của Washington về những thay đổi nhanh chóng trong cán cân quyền lực toàn cầu những năm qua.

Giới chức Mỹ khẳng định, quá trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Washington đang bị Moscow bỏ xa. Theo Tướng Paul Selva, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Nga đã hoàn thành 2/3 quá trình hiện đại hóa lực lượng răn đe chiến lược.

Do vậy, Mỹ đang rất sốt sắng khi bị đối thủ hạt nhân vượt mặt. Ngoài Moscow, những quốc gia sở hữu hạt nhân khác mà Washington coi là đối thủ như Iran hay Triều Tiên cũng đang thực hiện những nỗ lực tương tự, khiến Mỹ không thể bất lực đứng nhìn.

“Điểm mấu chốt là Mỹ luôn lo sợ thế giới sẽ trở thành một hệ thống công bằng và đa cực hơn. Washington đang vật lộn tìm cách để sở hữu một khẩu súng có thể gí vào đầu Nga hoặc Trung Quốc để kiểm soát tình hình”, Gagnon nói.

“Theo tôi, điều đó rất nguy hiểm”, nhà quan sát nói. Ông nhấn mạnh, hành động của chính quyền Donald Trump cho thấy kiểu suy nghĩ đặc trưng của Mỹ: Luôn tìm cách chiếm ưu thế và muốn khẳng định vai trò dẫn đầu, thiết lập một thế giới mà ở đó Mỹ kiểm soát mọi thứ.

“Tạo ra những vũ khí hạt nhân chiến thuật mới đồng nghĩa với việc Lầu Năm Góc trao cho các chỉ huy quân sự nhiều lựa chọn hơn. Họ được phép nắm trong tay quyền điều khiển năng lực hạt nhân.

Nhưng một điều không hay là quyết định đó sẽ gây phản tác dụng khi Washington liên tục lên giọng “giảng dạy” các nước như Triều Tiên và Iran về sự xấu xa của vũ khí hạt nhân, còn Lầu Năm Góc luôn coi chúng là mục tiêu theo đuổi”, Gagnon nói.

Theo chuyên gia này, vũ khí hạt nhân chiến thuật mới của Mỹ có thể khiến những cường quốc hạt nhân khác như Trung Quốc và Nga phản ứng mạnh mẽ, gây mất ổn định cân bằng chiến lược toàn cầu.

Nó cũng giống như việc Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm tạo ra thế bao vây với Moscow và Bắc Kinh, giúp Washington có được lợi thế.

Thế giới không khoanh tay đứng nhìn

Nói cách khác, Gagnon phân tích Washington đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu. “Nga và Trung Quốc không thể giảm số lượng vũ khí hạt nhân của họ khi Mỹ đang triển khai các hệ thống lá chắn tên lửa.

Giờ đây, khi Washington còn muốn phát triển thêm vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, nó thậm chí còn tiềm ẩn những bất ổn và nguy hiểm ở mức độ lớn hơn.

Đó là những gì Mỹ đang cố gắng thực hiện: Tạo ra sự hỗn loạn. Trong lúc mọi thứ đang rối tung thì Mỹ cho rằng họ có thể tiếp tục thống trị thế giới”, nhà quan sát nhấn mạnh.

Thế giới - Phía sau kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ (Hình 2).

Kế hoạch của Mỹ có thể tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới, các chuyên gia nhận định (Ảnh minh họa).

 

Hiện tại, nội bộ Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đang tranh cãi về khả năng Washington rút khỏi thỏa thuận nhằm kiểm soát hệ thống vũ khí hạt nhân và việc thử hạt nhân.

Gagnon cảnh báo, khả năng đó hoàn toàn có  thể xảy ra, đặc biệt nếu Washington trước đó đã chế tạo những loại vũ khí chiến thuật mới.

“Họ sẽ lại thử vũ khí hạt nhân và chúng ta lại bắt đầu quay trở lại cuộc đua đó một lần nữa”, chuyên gia nhận định.

Nếu như trước đây ông Obama luôn đề nghị ký kết các thỏa thuận nhằm kiềm chế khả năng hạt nhân thì giờ đây những diễn biến trong Nhà Trắng đã thay đổi. Sự “vô nguyên tắc” của ông Trump khiến Mỹ trở nên “manh động” hơn, sẵn sàng dùng quân sự để giải quyết mọi vấn đề.

Những hành động của Mỹ chắc chắn tạo ra một bản đồ hạt nhân hết sức phức tạp, mà ở đó các quốc gia sở hữu năng lực hạt nhân bước vào một cuộc đua vũ trang đầy khốc liệt.

Kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia được tăng cường, thế giới đứng trước nguy cơ bị hủy hoại, nếu xung đột giữa họ bùng phát.

Trường hợp của Triều Tiên chính là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy những tham vọng của Mỹ đang tạo động lực khiến họ trở nên hung hăng hơn, sẵn sàng dùng mọi cách để tăng cường sức mạnh thông qua chương trình tên lửa và vũ khí.

 Cụ thể nhất chính là lời cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 16/9 với việc hoàn thành chương trình hạt nhân của nước này, nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là thiết lập một trạng thái cân bằng về lực lượng quân sự với Mỹ.

Xem thêm: Nga có thể giúp Syria qua “cơn ác mộng chiến tranh”?

D.T

Tham vọng thực sự của chương trình hạt nhân Triều Tiên

Chủ nhật, 17/09/2017 | 11:17
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cam kết sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống tên lửa và khả năng phòng thủ hạt nhân của quân đội Triều Tiên cho tới khi nước này có thể hoàn toàn bắt kịp với sức mạnh quân sự của Mỹ, theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Dấu hiệu Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân mới, bất chấp mọi trừng phạt

Thứ 5, 14/09/2017 | 13:36
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang dọn dẹp bãi thử nghiệm của mình để tiếp tục các hoạt động triển khai cho vụ thử hạt nhân tiếp theo.

Liệu Mỹ có khả năng phòng thủ trước tiềm lực hạt nhân Triều Tiên?

Thứ 5, 07/09/2017 | 06:00
Mỹ cần có những giải pháp ứng phó ngay từ lúc này, nếu Triều Tiên có ý định tấn công dằn mặt bất ngờ, bởi thực tế họ không thể trông cậy vào ai.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.