'Oái oăm' chuẩn mực của các trường tiểu học ở Hà Nội

'Oái oăm' chuẩn mực của các trường tiểu học ở Hà Nội

Thứ 2, 30/09/2013 | 13:35
0
Thời gian gần đây, các bậc phụ huynh trên cả nước chưa kịp hết "ám ảnh" với bộ đồng phục com-lê trị giá "một tạ thóc" ở trường tiểu học Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội) thì lại sửng sốt với những "chuẩn" khá oái oăm của nhiều trường học.

Không chỉ quy định mua quần áo đồng phục, không ít trường còn "ban lệnh" các phụ huynh phải mua ba lô, giấy bút, sách vở mà trường đó cho là "chuẩn". Điều này đã khiến nhiều phụ huynh bực mình vì phải lao đao đáp ứng "chuẩn" của trường.

Nhà trường quy "chuẩn" từ A-Z

Mới đây, nhiều bậc phụ huynh trường THPT Gò Vấp "sốc" trước quy định về ba lô, túi xách của nhà trường. Chị Nguyễn Thanh Hoa, phụ huynh một học sinh đang theo học lớp 11 của trường này cho biết: "Bỗng một ngày, trên bảng thông báo của trường xuất hiện chiếc giấy thông báo về những chiếc ba lô, cặp sách mà học sinh được dùng khi đến trường. Theo bảng thông báo, có 9 loại túi "chuẩn". Trước đó nửa tháng, tôi đã dẫn con đi sắm đồ dùng học tập, sách vở và cả túi xách. Thật đen đủi là chiếc túi tôi mua lại không trùng với "chuẩn" mà nhà trường quy định. Bỏ ra cả triệu bạc mua túi xách cho con nhưng giờ đành vứt xó, không sử dụng được". Theo người phụ nữ này, trường đã quy định đồng phục thì những vật dụng như sách vở, túi xách nên để cho phụ huynh và học sinh lựa chọn theo ý thích của mình. Việc nhà trường ra 9 loại ba lô "chuẩn" chẳng khác nào "cướp" đi cái quyền riêng tư của học sinh. Được biết, trước đó, phải đi rất nhiều cửa hàng, chị Hoa mới có thể mua được chiếc ba lô đúng theo quy định của nhà trường.

Xã hội - 'Oái oăm' chuẩn mực của các trường tiểu học ở Hà Nội

Nhiều trường học ra những quy định về đồng phục, sách vở… rất oái oăm. (Ảnh minh họa)

Tại Hà Nội, thời gian qua, nhiều bậc phụ huynh có con theo học tại trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội bức xúc vì quy định chẳng giống ai của nhà trường. Được biết, đầu năm học, nhà trường yêu cầu mua tới 6 bộ đồng phục: Đồng phục mùa hè, mùa thu, bộ thể dục, váy, gi lê áo khoác mùa đông… với số tiền lên đến gần 2 triệu đồng. Bên cạnh việc mua sáu bộ đồng phục, các giáo viên của trường này cũng có nhiều quy định khiến phụ huynh không hài lòng như yêu cầu học sinh dùng chung một loại vở có in sẵn tên và logo của trường ở bìa. Chị N.T.N. (có con đang theo học ở trường Nguyễn Du) đặt câu hỏi: "Phải chăng nhà trường ra quy định học sinh phải dùng loại vở in logo của trường lên trên bìa nhằm mục đích bán hàng? Bởi vì, trên thực tế, giấy của loại vở này có chất lượng kém hơn hẳn so với vở ngoài thị trường. Đó là điều chúng tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu".

Được biết, mới đây, nhiều bậc phụ huynh trường tiểu học Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng "hoa mày, chóng mặt" đi tìm đồ dùng học tập "chuẩn" cho con em mình. Bỗng nhiên, trường này yêu cầu học sinh phải dùng loại vở Bạn nhỏ mã 0509 của Hồng Hà. Với những môn chính như Toán, Tiếng Việt dùng vở bìa xanh, gáy xanh đậm, với những vở phụ như hướng dẫn học, ghi đầu bài thì dùng vở bìa hồng, gáy xanh. Sau khi quy định này đưa ra, các bậc phụ huynh đã nháo nhào, chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm những cuốn vở "bảy sắc cầu vồng" cho con mình. Phải khó khăn lắm họ mới đáp ứng được những quy định "vô tiền khoáng hậu" của nhà trường.

Xã hội - 'Oái oăm' chuẩn mực của các trường tiểu học ở Hà Nội (Hình 2).

Nhiều trường học ra những quy định về đồng phục, sách vở… rất oái oăm. (Ảnh minh họa)

Cần mạnh tay với tâm lý "thích gì làm nấy" của các trường

Trường tiểu học chi gần 50 triệu đồng cho dọn vệ sinh

Mới đây, các bậc phụ huynh trường tiểu học thị trấn Quảng Xương (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bức xúc khi nhà trường thông báo "dự kiến" sẽ thu 48.550.000 đồng/năm cho công tác dọn vệ sinh ở trường. Trong việc dọn vệ sinh công cộng này được liệt kê thành nhiều mục như quét sân trường và dọn vệ sinh trước và sau các phòng học: 30.388.000 đồng; trả công chở rác thải về bãi rác của thị trấn: 1.400.000 đồng; chi dọn khu vệ sinh tự hoại: 12.012.000 đồng; Chăm sóc bồn hoa cây cảnh: 2.000.000 đồng; Chi mua dụng cụ dọn vệ sinh: 1.200.000 đồng; thuê dọn vệ sinh công cộng ngoài cổng trường: 1.600.000 đồng.  

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: "Sau khi báo chí phản ánh về việc các trường ra "chuẩn" về ba lô, sách, vở in hình logo… của các trường, tôi thấy rất bức xúc. Đó là những quy định chưa từng thấy ở Việt Nam. Trước đó, bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường không được ra quy định áp đặt đối với phụ huynh học sinh, kể cả vấn đề đồng phục. Rõ ràng, Bộ cũng không yêu cầu tất cả học sinh phải mặc quần áo, ba lô đồng loạt như các trường quy định. Khi xem xét ra một quy định nào đó, các trường cần phải căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của phụ huynh. Nhiều trường muốn "oai" nên ép học sinh phải đồng phục từ ba lô, quần áo, sách vở… Nếu họ cứ "thích gì làm nấy" thì chắc chắn sẽ nhận lại sự phản ứng dữ dội của dư luận".

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, khi nhà trường ra văn bản về bất cứ vấn đề gì cũng cần phải lấy ý kiến của các bậc phụ huynh và học sinh. Tất cả các văn bản đó chỉ mang tính gợi ý chứ không thể bắt buộc giống như "ban lệnh" được. "Nhân các sự việc này, tôi có kiến nghị rằng, khi người dân phát hiện những tiêu cực, việc làm chưa chuẩn của các trường học, họ phản ánh lên báo chí, sở GD&ĐT ngay lập tức phải vào cuộc điều tra, xử lý. Tránh tình trạng người dân cứ phản ánh, các trường vẫn thản nhiên làm theo ý của mình. Lúc này, không chỉ lãnh đạo nhà trường bị xử lý mà các cơ quan cấp trên cũng không tránh khỏi trách nhiệm liên đới. Bởi vì, nếu các cơ quan liên quan không xử lý mạnh tay thì tình trạng lạm thu trường học sẽ tiếp tục gia tăng và không có thuốc chữa".

Về vấn đề này, GS-Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT cho rằng, với những sự việc báo nêu đang có dấu hiệu lạm thu tại trường học. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm thu xuất phát từ phía nhà quản lý. Trước đây, Hội Cha mẹ học sinh hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, sau này bộ GD&ĐT lại chuyển thành ban đại diện của các phụ huynh. Nhưng, không ít ban đại diện này "tay chân" của nhà trường. Những người bầu ra thường là người giàu, có chức có quyền. Chính vì thế, khi nhà trường đưa bất cứ khoản thu nào, ban đại diện sẽ là "đầu tàu" làm gương mà đóng góp ngay. Đánh đổi lại, con em họ cũng sẽ có sự ưu đãi từ phía nhà trường. Sau này, khi ban đại diện đưa ra khoản thu, các bậc phụ huynh khác mặc dù cảm thấy vô lý nhưng vẫn phải đóng để cho con "bằng bạn bằng bè". Hơn nữa, họ cũng sợ con mình bị ảnh hưởng nên "cắn răng" rút ví. Theo GS - Viện sĩ Nguyễn Minh Hạc, để giải quyết việc này, các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại ban đại diện của các trường học.                                       

Vương Chân

'Kỳ quặc' như quy định đồng phục học sinh

Thứ 3, 03/09/2013 | 09:27
Mới đây nhất, thầy giáo ở một trường THPT tỉnh Hậu Giang đã tịch thu, cắt dép của học sinh vì không mang giày ba ta trắng đúng quy định.

Đồng phục học sinh Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thứ 2, 18/02/2013 | 19:31
Cục Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải vừa phát hiện ra thuốc nhuộm amin thơm - loại chất có thể gây ung thư trong một lô đồng phục học sinh.

Nỗi "oan" của đồng phục nữ sinh Nhật

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản được biết đến là bộ trang phục có sức hút mạnh mẽ, lan tỏa tới các nữ sinh trên thế giới. Bên cạnh ấn tượng về vẻ đẹp gợi cảm, nhiều nữ sinh Nhật còn khoe được vẻ trong sáng, đáng yêu, đúng với lứa tuổi học trò hồn nhiên.

Mặc sai đồng phục, hơn 100 học sinh bị 'đuổi'

Thứ 7, 31/08/2013 | 16:20
Hàng loạt học sinh trường THPH Trị An (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cứu, tỉnh Đồng Nai) bức xúc khi bị mời ra khỏi lớp học vì không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.

Rớt nước mắt với giấc mơ đồng phục ở trường làng

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:22
Mỗi lần về quê, tôi lại ái ngại khi thấy các ông bố bà mẹ phân vân giữa việc cho con cái đi học tiếp hay nghỉ ở nhà vì... đồng phục.

Bắt sinh viên mặc đồng phục 'không giống ai!'

Thứ 6, 06/09/2013 | 14:27
Đại học Ngân hàng TP.HCM cấm sinh viên mặc đồng phục thể dục vào giảng đường, tức là sau giờ thể dục, sinh viên phải nháo nhào đi thay trang phục rồi mới được vào lớp (!)

Nữ sinh Sài thành “biến tấu” đồng phục khoe cơ thể

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Dạo quanh các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.HCM. PV không khỏi "xốn" mắt khi nhìn thấy các nữ sinh mặc váy ngắn cũn cỡn thả sức khoe đôi chân dài "miên man" hay những cặp đùi trắng nõn nà.