‘Phụ nữ phải được quyền được bán dâm’

‘Phụ nữ phải được quyền được bán dâm’

Thứ 2, 28/10/2013 | 10:10
0
Người đứng đầu Hiệp hội Những người Hành nghề Mại dâm Anh (English Collective of Prostitutes - ECP) nói cần xóa bỏ thái độ khinh rẻ, phân biệt đối xử của xã hội đối với những người làm việc trong ngành công nghiệp tình dục.

Mại dâm có phải là một nghề? Sự kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ bán dâm và những nguy hiểm mà gái mại dâm phải đối mặt là vấn đề không chỉ ở các nước phương Đông mà ngay cả ở phương Tây, nơi mại dâm được coi là một nghề hợp pháp.

Xã hội - ‘Phụ nữ phải được quyền được bán dâm’

Bà Sarah Walker - người đứng đầu Hiệp hội Những người hành nghề mại dâm Anh

Chương trình 100 phụ nữ tháng 10 của Thông tấn xã Anh quốc đã mời bà Sarah Walker - người đứng đầu ECP cho cuộc đối thoại về chủ đề quyền bán dâm.  Bà Sarah Walker nói hiệp hội của bà, vốn được thành lập từ 1975, đấu tranh vận động vì an toàn cho phụ nữ và nhằm phi hình sự hóa hoạt động mại dâm. Bà nói tổ chức của bà hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ hành nghề mại dâm, kể cả các đối tượng là người nhập cư bất hợp pháp.

Bà Sarah Walker: - Chúng tôi, Hiệp hội Những người hành nghề Mại dâm Anh, gồm những người đang và đã từng là lao động tình dục. Chúng tôi vận động cho việc bảo vệ an toàn cho phụ nữ và phi hình sự hóa hoạt động mại dâm. Tức là vận động bãi bỏ Luật chống mại dâm, để phụ nữ có thể hoạt động một cách an toàn, không bị khinh rẻ.

Ở một số nước, mại dâm bị coi là bất hợp pháp, thậm chí bị coi là tội phạm, là hoạt động vi phạm thuần phong mỹ tục, tác động xấu tới đạo đức xã hội. Quan điểm của bà trong vấn đề này là gì?

Bà Sarah Walker: - Sự khinh rẻ, thái độ phân biệt đối xử đối với lao động tình dục là điều diễn ra khắp nơi trên thế giới. Đó là điều mà chúng tôi đấu tranh nhằm xóa bỏ.

Chúng tôi biết là rất nhiều người làm việc này đồng thời cũng là những bà mẹ, họ phải kiếm tiền nuôi gia đình và có khi có những cộng đồng phải dựa vào những đồng tiền mà họ kiếm được để tồn tại. Đó là lý do khiến chúng tôi đấu tranh cho sự an toàn của những người phụ nữ đó

Chúng tôi biết rằng phụ nữ ở các nước khác gặp khó khăn hơn nhiều so với ở Anh. Họ bị bạo hành, bị chia tách khỏi con cái, bị cộng đồng xua đuổi.

Chúng tôi có cả một mạng lưới trên toàn thế giới, và chúng tôi thực sự rất muốn tiếp cận với phụ nữ ở các nước khác, như Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Chúng tôi có mạng lưới ở Hoa Kỳ, Âu châu, Thụy Điển. Chúng tôi cũng phối hợp với phụ nữ ở Hong Kong.

Xã hội - ‘Phụ nữ phải được quyền được bán dâm’ (Hình 2).

Tại nhiều nước, mại dâm vẫn là một nghề bất hợp pháp. Ảnh: Reuters

Nạn buôn người cũng như tình trạng đói nghèo, lao động cưỡng bức đã đẩy nhiều phụ nữ vào con đường bán dâm. Tình trạng này khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc. Vậy tình hình ở Anh ra sao?

Bà Sarah Walker: - Ở nước Anh, có rất nhiều phụ nữ nhập cư hoạt động trong mạng lưới của chúng tôi, trong đó có cả phụ nữ tới từ Trung Quốc, Thái Lan, và cả một số người từ Việt Nam.

Hầu hết những người mà chúng tôi biết là tới nước Anh nhằm làm việc kiếm tiền gửi về nhà. Một số người đến để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, một số người có thể đã bị cưỡng bức phải làm.

Họ có thể có ý định tới làm, nhưng do luật nhập cư chặt chẽ nên để vào được Anh, họ chỉ có một cách duy nhất là thông qua trung gian. Thế rồi họ trở thành nợ tiền bên trung gian đó, phải trả nhiều ngàn bảng.

Chúng tôi đấu tranh để mọi phụ nữ đều có quyền làm việc nếu họ muốn, có quyền rời bỏ nghề mại dâm khi họ muốn.

Chúng tôi muốn bảo vệ các nạn nhân của tệ buôn người, và chúng tôi nỗ lực làm rõ rằng có lúc chúng tôi đồng ý làm nghề mại dâm. Nhưng khi chúng tôi không đồng ý thì việc đòi hỏi tình dục có nghĩa là hiếp dâm, là cưỡng bức, và đó chính là các hành vi tội phạm.

Chúng tôi muốn bảo đảm an toàn cho phụ nữ, muốn những kẻ buôn người phải bị trừng trị. Nhưng chúng tôi không muốn hai vấn đề này bị lẫn lộn với nhau.

Chúng tôi biết rằng có những người mà gia đình họ chỉ có thể tồn tại được nếu như họ chấp nhận đi ra nước ngoài để làm lao động tình dục.

Chúng tôi cho rằng họ phải được cho phép làm vậy. Đó là vấn đề phụ nữ và cảnh đói nghèo. Chúng tôi biết rằng phụ nữ ở các nước khác, chẳng hạn như Ấn Độ, đang gặp thách thức lớn. Có những lúc, người phụ nữ gặp gỡ với những người ủng hộ nữ quyền... Họ nói chúng ta phải bảo vệ phụ nữ khỏi tình trạng mại dâm. Nhưng họ lại không hề nhắc gì tới tình trạng đói nghèo. Họ cứ tìm cách thúc đẩy việc cho ra các quy định, luật lệ nguy hiểm nhằm hình sự hóa hành vi của các khách mua dâm.

Điều đó khiến phụ nữ phải quay sang hoạt động ngầm, và do vậy khiến cho nghề này càng phải đối phó với những hiểm nguy.

Cảnh sát ở Anh nhắm vào các phụ nữ nhập cư làm nghề mại dâm. Họ xông vào các nhà thổ và nói chúng tôi tìm kiếm các nạn nhân của tệ buôn người, nhưng họ coi mọi phụ nữ nhập cư làm nghề này đều là nạn nhân buôn người mà không thèm hỏi người đó xem có đúng là họ bị buôn sang Anh không.

Thế rồi những phụ nữ đó bị bắt giữ, bị đưa vào trại giam, bị trục xuất. Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc đó.

Phong Nhĩ (Tổng hợp)

Chống mại dâm như chống lại cối xay gió

Thứ 5, 18/07/2013 | 07:37
Mại dâm là một nghề có lịch sử gần như đồng thời với sự ra đời của con người. Khi hợp pháp hóa mại dâm, các bệnh xã hội cũng giảm đi và cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội.

'Đồ Sơn, Quất Lâm không có mại dâm', bạn đọc bức xúc

Thứ 7, 15/06/2013 | 19:22
‘Tôi đã đi Đồ Sơn, Quất Lâm rồi. "Cave" hầu như là không ở trong quán, khi có khách họ sẽ báo "cave" tới để cho khách chọn. Thực sự mại dâm ở đấy dễ như mua mớ rau thôi. Chẳng biết chính quyền địa phương kiểm tra thế nào mà bảo là không có?’.

Hơn 90% mại dâm có bệnh, người mua dâm phải tự bảo vệ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
"Hơn 90% người bán dâm đang ở ngoài xã hội, họ vẫn có bệnh, vẫn hành nghề. Vì vậy để đỡ lây lan bệnh tật người mua dâm phải tự bảo vệ bản thân".

Không thừa nhận mại dâm là vì ‘sĩ diện’?

Thứ 2, 15/07/2013 | 09:18
Vấn đề mại dâm có nên được thừa nhận là một nghề trong xã hội lại nóng lên khi thời gian gần đây vấn đề này được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các phiên chất vấn ở một số Hội đồng nhân dân.

Việt Nam từng có ý tưởng lập ‘khu đèn đỏ’ gần 20 năm trước

Thứ 3, 18/06/2013 | 13:53
Đổ bao nhiêu tiền mà đói nghèo, bệnh tật còn chưa chống được, huống chi là chống sự ‘sung sướng’. Không những thế, mại dâm tồn tại ngay trong lòng những người phòng chống mại dâm nên sẽ không thể chống nổi.

Đề xuất thí điểm lập 'khu đèn đỏ' tại TP.HCM: Hiệu quả đến đâu?

Chủ nhật, 27/01/2013 | 10:58
Mại dâm đang là một vấn nạn nhức nhối của xã hội, là một trong những con đường chính lây nhiễm HIV hiện nay. Đã có nhiều tổ chức đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này, nhưng nạn mại dâm không hề giảm mà có xu hướng tăng lên.

Đề xuất lập “khu đèn đỏ”: VN học gì từ thế giới?

Thứ 2, 21/01/2013 | 15:45
Cuối tuần qua, việc quy hoạch thí điểm một “khu đèn đỏ” để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm như một nghề lại được đề xuất tại hội thảo phòng chống mại dâm do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức.

Chống mại dâm như chống lại cối xay gió

Thứ 5, 18/07/2013 | 07:37
Mại dâm là một nghề có lịch sử gần như đồng thời với sự ra đời của con người. Khi hợp pháp hóa mại dâm, các bệnh xã hội cũng giảm đi và cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội.

'Đồ Sơn, Quất Lâm không có mại dâm', bạn đọc bức xúc

Thứ 7, 15/06/2013 | 19:22
‘Tôi đã đi Đồ Sơn, Quất Lâm rồi. "Cave" hầu như là không ở trong quán, khi có khách họ sẽ báo "cave" tới để cho khách chọn. Thực sự mại dâm ở đấy dễ như mua mớ rau thôi. Chẳng biết chính quyền địa phương kiểm tra thế nào mà bảo là không có?’.

Hơn 90% mại dâm có bệnh, người mua dâm phải tự bảo vệ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
"Hơn 90% người bán dâm đang ở ngoài xã hội, họ vẫn có bệnh, vẫn hành nghề. Vì vậy để đỡ lây lan bệnh tật người mua dâm phải tự bảo vệ bản thân".

Không thừa nhận mại dâm là vì ‘sĩ diện’?

Thứ 2, 15/07/2013 | 09:18
Vấn đề mại dâm có nên được thừa nhận là một nghề trong xã hội lại nóng lên khi thời gian gần đây vấn đề này được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các phiên chất vấn ở một số Hội đồng nhân dân.

Việt Nam từng có ý tưởng lập ‘khu đèn đỏ’ gần 20 năm trước

Thứ 3, 18/06/2013 | 13:53
Đổ bao nhiêu tiền mà đói nghèo, bệnh tật còn chưa chống được, huống chi là chống sự ‘sung sướng’. Không những thế, mại dâm tồn tại ngay trong lòng những người phòng chống mại dâm nên sẽ không thể chống nổi.

Đề xuất thí điểm lập 'khu đèn đỏ' tại TP.HCM: Hiệu quả đến đâu?

Chủ nhật, 27/01/2013 | 10:58
Mại dâm đang là một vấn nạn nhức nhối của xã hội, là một trong những con đường chính lây nhiễm HIV hiện nay. Đã có nhiều tổ chức đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này, nhưng nạn mại dâm không hề giảm mà có xu hướng tăng lên.

Đề xuất lập “khu đèn đỏ”: VN học gì từ thế giới?

Thứ 2, 21/01/2013 | 15:45
Cuối tuần qua, việc quy hoạch thí điểm một “khu đèn đỏ” để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm như một nghề lại được đề xuất tại hội thảo phòng chống mại dâm do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức.