Quan chức bị hạn chế 'kính thưa' và cấm 'nhận quà'

Quan chức bị hạn chế 'kính thưa' và cấm 'nhận quà'

Thứ 3, 12/11/2013 | 15:53
0
Đó là một trong những nội dung được nêu ra trong Nghị định 145 của bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) quy định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, nghi lễ đối ngoại, đón tiếp... Đây được đánh giá là tín hiệu mới trong việc cách tân, giảm thiểu những tốn kém không đáng có trong các hoạt động nghi thức hiện nay...

Hạn chế... "kính thưa"

Là người gắn bó nhiều năm trong bộ Ngoại giao, đã về hưu, ông Lê Tự (Đống Đa, Hà Nội) cảm thấy phấn chấn khi nhận được thông tin sẽ có cuộc "cách mạng" lớn trong tổ chức lễ hội và các nghi thức đón tiếp hiện nay. Bởi theo cách nhìn của ông, công chúng từ lâu đã phải "nhăn mặt" như ăn sạn khi xem truyền hình trực tiếp các chương trình kỷ niệm lớn là chuyện: "Mặc gì và nói gì". Không ít lễ hội, festival xuất hiện những bài diễn văn mà chỉ có "kính thưa" cũng đủ để người dân thấy chủ thể của lễ hội không phải nhân dân, không phải không khí lễ hội mà là danh sách dài dằng dặc những lãnh đạo bộ, ban, ngành để... "kính thưa". Hay thậm chí có những nghệ sĩ, diễn viên xuất hiện ở các dịp lễ với những bộ quần áo trong suốt... mà chẳng ai quản lý.

Cái "nhăn mặt" của người dân sẽ có liều thuốc giải bắt đầu từ 16/12, những chuyện đó được Nghị định 145 quy định rõ ràng: "Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng; "Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ "kính thưa họ tên và chức danh lãnh đạo có chức vụ cao nhất".

Cuộc "cách mạng" này chính thức được công bố trong buổi họp báo mới đây nhất của bộ VH,TT&DL về Nghị định quy định tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Theo đại diện bộ VH,TT&DL, Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 82 (ban hành năm 2001) và Nghị định số 154 (ban hành năm 2004) nhằm điều chỉnh việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm được thống nhất, khoa học, tránh rườm rà, tốn kém từ trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo dự kiến, ngày 16/12/2013, Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực.

Xã hội - Quan chức bị hạn chế 'kính thưa' và cấm 'nhận quà'

Kể từ ngày 16/12, nghi thức trong tổ chức lễ hội sẽ được tinh giảm tiết kiệm nhất.

Ngoài việc quy định tỉ mỉ kiểu trang phục không được dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực hay "kính thưa, kính gửi" bao nhiêu lần thì Nghị định này cũng quy định rõ: "Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này". Hai buổi lễ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của khoản này bao gồm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Đáng nói là quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị, không loại trừ tổ chức xã hội nào, kể cả đơn vị kinh tế tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin về việc này, ông Phạm Văn Thủy (Cục trưởng cục Văn hóa cơ sở, bộ VH,TT&DL), cho biết: Quy định nhằm bỏ bớt những rườm rà, lãng phí, giảm bớt chi phí, đơn giản hóa buổi lễ chương trình. Thậm chí, một lãnh đạo bộ VH,TT&DL còn khẳng định trong buổi lễ mà khách mời xách "lủng lẳng" cái túi có logo của đơn vị tổ chức là mất mỹ quan.

Phù hợp lòng dân

Không thực hiện đúng quy định gây lãng phí, tốn kém

Theo thống kê năm 2009, có 428 ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, 120 ngày lễ kỷ niệm trong nước, 308 ngày lễ kỷ niệm quốc tế. Đáng nói, việc mời khách, đặc biệt là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới dự lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, ở nhiều nơi, nhiều lúc đã không thực hiện đúng Điều 12 của Quy định số 60-QĐ/TW. Nhiều nơi huy động quá nhiều quần chúng, mời khách, mời lãnh đạo quá đông. Việc chiêu đãi, tặng quà, tặng hoa trong lễ kỷ niệm gây lãng phí, tốn kém, gây sự bất bình trong nhân dân.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, nhà sử học Lê Văn Lan cho hay: Trong các triều đại phong kiến từ Đông sang Tây, lễ nghi bao giờ cũng được xem trọng, từ lời ăn tiếng nói, trang phục tới cách đi đứng. Ở triều đình, thường có hẳn quan Thượng thư trông coi bộ Lễ để đảm trách việc gìn giữ phong hóa nước nhà. Chuyện lễ nghi tưởng nhỏ mà không nhỏ, vì qua đó thể hiện quyền uy, hưng thịnh của một vương triều. Nhưng không phải vì cần có lễ nghi mà sinh ra rườm rà, gây tốn kém.

"Từ thời phong kiến đã có những lễ nghi bị bãi bỏ do không phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện tại, việc gìn giữ các lễ hội văn hóa truyền thống là điều đáng khen nhưng không phải vì thế mà tổ chức theo xu hướng tự phát, các đơn vị, địa phương ganh đua nhau tràn lan, thiếu lành mạnh", nhà sử học Lê Văn Lan nhận định.

Nhận diện trên góc độ văn hóa, nhà thiết kế trang phục Thương Huyền - người có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực trang phục đưa ra quan điểm: "Ngày nay, lễ nghi không quá phép tắc như thời phong kiến nhưng cũng chẳng vì thế mà buông lơi. Nhất là lễ nghi ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi triều chính như xưa kia mà những dịp lễ lạt, kỷ niệm, lễ hội luôn đông người tham dự, luôn được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu người dân. Lời nói ngày nay không gió bay được nữa, vì đều lưu lại ở những băng ghi hình, ghi tiếng".

"Hy vọng, với Nghị định 145, chuyện tưởng nhỏ là "kính thưa" ai đã có câu trả lời. Nhân dân không còn thấy như bị "tra tấn" với những màn "kính thưa" la liệt các vị khách mà tuyệt không thấy thưa nhân dân, thưa đồng bào", nhà thiết kế Thương Huyền nói.

Trả lời về những khúc mắc đang được các doanh nghiệp đặt ra với hình thức tặng quà, người phát ngôn của bộ VH,TT&DL ông Phan Đình Tân cho PV Người Đưa Tin biết: "Thực tế là trong Điều 1 của Nghị định 145, đối tượng áp dụng hàm ý là cơ quan Nhà nước, các đơn vị hưởng ngân sách Nhà nước. Từ tổ chức kinh tế trong đó là tổ chức kinh tế của Nhà nước, chứ không phải áp dụng cho tất cả các đơn vị, các đơn vị kinh tế tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Tân cũng cho hay: "Về Điều 24, không tặng quà, biểu tượng (logo), cái này áp dụng với cơ quan Nhà nước. Anh lấy tiền từ cơ quan Nhà nước, từ ngân sách để làm quà như thế này thế kia, làm biểu trưng, biểu tượng. Cái đó thì cấm. Cái đó cấm là phù hợp với lòng dân, không thể làm những cái rườm rà thế này. Cái nào cũng có logo, về chả biết chất vào đâu, cuối cùng là sự lãng phí ghê gớm. Điều này không nhằm điều chỉnh các doanh nghiệp tư nhân".

Tuy nhiên, Nghị định 145 cũng vấp phải một số phản ứng từ giới luật sư, nhà "làm luật" khi cho rằng Nghị định 145 tuy có quy định cấm nhưng không đề cập gì đến chế tài, nghĩa là cơ quan, tổ chức không được phép làm những gì Nghị định không cho phép nhưng nếu vi phạm thì không bị xử lý.

Đáp lại vấn đề này, vị đại diện bộ VH,TT&DL cho hay: Nghị định đã chi tiết thế này thì không cần Thông tư nữa. Về chế tài, nó đã có các văn bản quy định xử phạt hành chính. Nghị định đã quy định tổ chức rồi, thêm xử phạt vi phạm hành chính thì không nên. 

Vương Trần

'Một phút ở Quốc hội tốn 2 triệu đồng'

Thứ 3, 05/11/2013 | 08:43
Đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị rút ngắn thời gian họp để tiết kiệm ngân sách.

ĐB Quốc hội lo hiện tượng người dân 'tự xử'

Thứ 6, 01/11/2013 | 08:40
“Đang xuất hiện những lo ngại mới về lòng dân. Đó là tâm trạng bất an, suy giảm niềm tin mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử”.

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về tiêu cực trong ngành

Thứ 7, 26/10/2013 | 08:32
Chiều ngày 25/10, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi báo cáo “một số hoạt động của ngành y tế được ĐBQH và cử tri quan tâm” đến Quốc hội.

Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội

Thứ 4, 23/10/2013 | 14:27
Vẫn complet, vẫn áo dài chỉn chu cho phiên họp được truyền hình trực tiếp nhưng hành lang Quốc hội sáng 22/10 đã có những khoảng lặng được tiếp nối.

Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?

Thứ 3, 22/10/2013 | 11:06
Sáng nay (22/10), trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo.

Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII

Thứ 2, 21/10/2013 | 06:37
Đúng 9h sáng nay, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 24/08/2013 | 08:40
Cùng đi và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

'Một phút ở Quốc hội tốn 2 triệu đồng'

Thứ 3, 05/11/2013 | 08:43
Đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị rút ngắn thời gian họp để tiết kiệm ngân sách.

ĐB Quốc hội lo hiện tượng người dân 'tự xử'

Thứ 6, 01/11/2013 | 08:40
“Đang xuất hiện những lo ngại mới về lòng dân. Đó là tâm trạng bất an, suy giảm niềm tin mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử”.

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về tiêu cực trong ngành

Thứ 7, 26/10/2013 | 08:32
Chiều ngày 25/10, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi báo cáo “một số hoạt động của ngành y tế được ĐBQH và cử tri quan tâm” đến Quốc hội.

Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội

Thứ 4, 23/10/2013 | 14:27
Vẫn complet, vẫn áo dài chỉn chu cho phiên họp được truyền hình trực tiếp nhưng hành lang Quốc hội sáng 22/10 đã có những khoảng lặng được tiếp nối.

Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?

Thứ 3, 22/10/2013 | 11:06
Sáng nay (22/10), trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo.

Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII

Thứ 2, 21/10/2013 | 06:37
Đúng 9h sáng nay, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 24/08/2013 | 08:40
Cùng đi và chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.