Quán nước 'không lời' kỳ lạ bậc nhất Hà thành

Quán nước 'không lời' kỳ lạ bậc nhất Hà thành

Thứ 6, 27/09/2013 | 09:55
0
Giữa phố xá ồn ào của Hà Nội có một quán nước đặc biệt. Người bán hàng là người khuyết tật, người đến uống nước cũng là những người câm, điếc. Họ chỉ giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, hành động. Quán nước 20 năm nay đã là địa chỉ quen thuộc cho những người khuyết tật tại Hà Nội đến gặp gỡ bạn bè để cùng nhau tâm sự, chia sẻ buồn vui.

Hơn 20 năm mưu sinh với nghề bán nước

Theo chỉ dẫn của một người bạn, chúng tôi đi tìm quán nước đặc biệt ấy. Quán nằm ở hè phố Hàng Thùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội - là địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân nơi đây. Thú thực là khi đến quán nước này, tôi chưa biết làm cách nào để nói chuyện với chủ quán vì chị chỉ "nói chuyện" bằng ngôn ngữ cử chỉ. Chị Minh, một người hàng xóm của người bán nước cho biết: "Cô ấy không nói được, nhưng có thể viết được tuy  không nhiều…". Tôi đành nói chuyện với người bán hàng nước qua giấy bút.

Nhìn những dòng chữ viết trên giấy, tôi được biết chị chủ quán tên là Nguyễn Thị Hồng Quỳnh, sinh năm 1961, ở phố Hàng Thùng. Hơn 20 năm nay, chị Quỳnh mưu sinh bằng nghề bán nước ngay đầu ngõ nhà mình. Năm lên 6, chị bị bệnh viêm màng não, mặc dù gia đình đã chữa trị nhưng di chứng để lại là chị đã bị câm và điếc. Những ngày còn trẻ, chị Quỳnh làm việc tại một xưởng may dành cho người khuyết tật. Mặc dù số tiền không nhiều nhưng cũng đủ cho nhu cầu của chị, đồng thời, chị đi học một lớp cử chỉ ngôn ngữ dành cho người câm, điếc. Thời gian đó, chị Quỳnh cũng tham gia vào Hội người câm điếc Hà Nội để có cơ hội học hỏi cách giao tiếp với những người cùng cảnh ngộ.

Chúng tôi đang nói chuyện qua giấy thì Nguyễn Thị Hồng Hà - con gái của chị Quỳnh đi làm về. Tiếp chuyện với tôi, Hà cho biết, mẹ cô đã mưu sinh bằng nghề bán nước đã lâu. Quán nước của nhà cô đặc biệt hơn những quán khác, đó là cả chủ và khách hàng đều dùng ngôn ngữ bằng… cử chỉ. Mẹ của cô là một người rất nghị lực, mặc dù bị câm điếc, nhưng vẫn dùng sức lao động của mình để kiếm tiền một cách chân chính. Những khách hàng đến quán nước này hầu hết là những hội viên ở Hội người câm điếc Hà Nội.

Theo Hồng Hà, khi mẹ cô làm việc ở xưởng may khuyết tật được một thời gian thì gặp bố cô là Nguyễn Tiến Lộc, cũng là một người bị câm, điếc. Hai số phận kém may mắn gặp nhau đã nảy sinh tình cảm đặc biệt. Ban đầu hai bên gia đình cũng phản đối vì sợ hai người đều bị khuyết tật, không biết có tạo dựng cuộc sống cho nhau được không? Tuy nhiên, với tình yêu mãnh liệt, chị Hồng Quỳnh đã về phố Hàng Thùng này làm dâu được hơn 27 năm nay. Hàng ngày, chồng đi làm ở một xưởng gỗ gần nhà, vợ bán nước đầu ngõ. Tuy nhiên, làm được một thời gian thì chồng chị Quỳnh nghỉ làm, chuyển sang nghề sửa xe. Hiện nay anh Lộc ở nhà phụ vợ bán nước. Và quán nước đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều người khuyết tật, trong đó có cả những người bị câm, điếc bên Gia Lâm, Long Biên cũng tìm sang. Nếu có việc sang "phố", họ vẫn ghé quán quen của chị Quỳnh để gặp gỡ người chủ quán đặc biệt ấy.

Quán nước "không lời" của chị Quỳnh cũng là nơi tập trung của nhiều người trong Hội câm điếc Hà Nội đến hội họp. Hồng Hà cho biết, trong hội ấy có nhiều người làm nghề khác nhau nhưng họ có chung một sự đồng cảm khi đều biết vươn lên trong cuộc sống. Chính quán nước này đã nuôi sống cả nhà cô hơn 20 năm nay, hiện nay Hà đã tốt nghiệp đại học Mở Hà Nội. Em gái cô là Nguyễn Quỳnh Hoa cũng đang học cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Lạ & Cười - Quán nước 'không lời' kỳ lạ bậc nhất Hà thành

Chị Quỳnh và Vũ Thanh Hải nói chuyện qua giấy.

Liên lạc qua video call

Nhiều người nước ngoài thích quán nước "không lời"

Quán nước "không lời" của chị Quỳnh là một địa chỉ đặc biệt của người dân phố Hàng Thùng và nhiều người khuyết tật. Nhiều người khách là hội viên Hội người câm, điếc Hà Nội đến đây để trao đổi, tâm sự. Có người đến đây để gặp những người đồng cảnh ngộ để "truyền" cho nhau những cử chỉ mới học của người khuyết tật. Theo anh Lê Văn Hùng, không ít người nước ngoài khi đi bộ qua quán nước này rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một quán nước mà người bán và khách chỉ nói chuyện với nhau bằng cử chỉ và nét mặt. Họ thấy lạ và mang máy ảnh ra chụp. Họ cảm thấy thích thú khi gặp một quán nước đặc biệt giữa Thủ đô và nhiều người từng ngồi uống nước tại quán nước "không lời" này.

Chúng tôi đang ngồi nói chuyện tại quán thì có một người khách bước tới. Qua cử chỉ, tôi thấy rằng, cậu ấy cũng bị khuyết tật. Có vẻ là một khách quen khi thấy khách vào, chị Quỳnh mỉm cười, ra hiệu hỏi người thanh niên ấy muốn uống gì. Tôi viết ra giấy là muốn nói chuyện với người thanh niên, cậu giơ điện thoại ra ghi với dòng chữ: "Em có thể nói chuyện qua phần mềm nhắn tin được chị ạ".

Cậu thanh niên tên là Vũ Thanh Hải, nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội, hiện đang làm quay phim ký hiệu cho một đài truyền hình. Hải cho biết, vì cũng tham gia trong Hội người khuyết tật Hà Nội nên cậu biết chị Quỳnh. Thỉnh thoảng Hải vẫn ra quán chị Quỳnh để uống nước và gặp những người cùng cảnh ngộ. Trong cuộc nói chuyện, chị Quỳnh và Hải nói chuyện với nhau bằng cử chỉ và viết lên giấy.

Anh Lê Văn Hùng - một người hàng xóm của chị Quỳnh cho biết: "Đã 20 năm nay, người dân ở đây quen thuộc với quán nước của chị Quỳnh. Nhiều người dân đi đường cũng thấy rất bất ngờ với một quán nước mà cả chủ và khách đều dùng tay và cử chỉ để giao tiếp với nhau. Họ gọi quán nước này là quán "không lời" bởi mọi người đều nói chuyện với nhau bằng sự cảm nhận, đồng cảm. Người dân ở đây cũng ủng hộ quán nước bằng việc thường xuyên ra uống nước để chị Quỳnh đắt hàng".

Được biết, khách đến với quán đông nhất là vào buổi sáng và chiều tối. Một số người câm, điếc đến uống nước tại đây cũng kiêm là người "phục vụ" khi quán đông khách. Nhiều khách là người dân trên phố Hàng Thùng cũng học một số cử chỉ dành cho người câm, điếc để nói chuyện với chị Quỳnh. Hiện nay, với công nghệ thông tin hiện đại, chị Quỳnh có thể nói chuyện với con cái, bạn bè thông qua phần mềm Video call trên điện thoại. Theo con gái chị Quỳnh, hiện nay một số điện thoại đời mới như các loại smartphone, Iphone có tích hợp một số công nghệ cao, chị Quỳnh và những người bạn của mình có thể nói chuyện bằng hình ảnh qua Skype. Điều này cũng là niềm vui nho nhỏ dành cho những người bị câm, điếc như chị Quỳnh.

Dường như có thể nghe được con gái nói gì, chị Quỳnh khoe với tôi hình ảnh một người bạn trong video điện thoại. Chị viết ra giấy rằng, những lúc rỗi rãi không có khách, chị thường nói chuyện với bạn bè bằng cách này. Có lúc muốn dặn dò con cái, chị cũng trò chuyện qua video call. Nhiều khách lần đầu tiên đến quán thấy rất ngạc nhiên khi cả người bán và người uống nước đều dùng cử chỉ để trò chuyện. Sau họ cũng quen dần, thường xuyên ra đây để làm bạn với những người như chị. Chị Quỳnh không giấu giếm khoe, mỗi ngày thu nhập từ quán nước mang lại cho chị khoảng 300 nghìn đồng, số tiền cũng vừa đủ để gia đình chị sinh hoạt hàng ngày. Hiện tại Hồng Hà đã đi làm, cũng có thể đỡ đần được bố mẹ phần nào.

Hồng Hà cho biết thêm, từ khoảng 7 tuổi, cô đã bắt đầu cảm nhận được sự thiệt thòi của gia đình mình khi có cả bố và mẹ bị khuyết tật. Tuy nhiên chị em cô đã phải thật cố gắng để làm bố mẹ vui lòng. Hồi nhỏ, khi giúp bố mẹ bán hàng nước tại đây, Hồng Hà đã bị bạn bè cùng phố trêu trọc, khiến cô rất buồn và có suy nghĩ, mình phải cố gắng gấp đôi bạn bè cùng trang lứa. Giờ đây, Hồng Hà đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, cuối năm nay Hồng Hà sẽ lấy chồng, đó là sự trưởng thành mà bố mẹ cô luôn mong đợi. Một gia đình bình thường để nuôi hai con khôn lớn, ăn học đã rất vất vả, huống hồ là vợ chồng chị Quỳnh. Nhưng vợ chồng chị đã nỗ lực để cho nhiều người thấy rằng: Người khuyết tật cũng có thể mưu sinh, sống lương thiện như những người bình thường khác. Và họ đáng được trân trọng.

Lạc Thành

Cận cảnh 'bảo bối' tinh vi của 'thần bài bạc bịp' Hà thành

Thứ 6, 29/03/2013 | 16:56
“Hàng” của gã có nhiều loại nhưng tiêu biểu nhất là kính áp tròng dùng để soi bài đối phương, những bộ bài thửa, chắn thửa có xuất xứ từ Trung Quốc và những bộ bát đĩa đã được gắn chip lập trình sẵn…

Chuyện trong những căn nhà 'dị' nhất Hà thành

Thứ 6, 21/06/2013 | 15:19
Hà Nội gần đây xuất hiện hàng loạt ngôi nhà với đủ các hình dáng quái dị mà đa phần là do “hoàn cảnh tạo nên”. Cái bề ngoài quái dị gây tò mò đã là một nhẽ, vào trong đó tận mục sở thị còn vô số thứ quái dị hơn.

Xe cổ độc nhất Hà thành và niềm đam mê bất tận

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Heri Trần quan niệm, xe cổ không phải dùng để trưng bày mà cần được dùng đúng mục đích sử dụng là phục vụ con người.

Câu chuyện về “ông vua không ngai” độc nhất Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Đầu thập kỉ 80, 90 nhắc tới cái tên Vũ Tá Hùng, những người sành sỏi trong các thú chơi văn hóa ở Hà thành không ai là không biết. Chơi đồ cổ, chơi xe cổ, âm thanh, cây cảnh..., ông còn được gọi với cái tên thân mật "vua cá"

'Xâm nhập' chợ chuột độc nhất Hà thành

Thứ 3, 04/06/2013 | 14:22
Đến chợ chuột khoảng 3- 4 giờ chiều hàng ngày tại xã Dị Nậu, Hạ Bằng (Thạch Thất – Hà Nội), chúng tôi đã gặp những người bắt chuột ôm khệ nệ từng giỏ bằng lưới sắt đựng đầy chuột cắn nhau chí choé. Tiếng người mua kẻ bán cười nói râm ran.

Nữ DJ gợi cảm nhất Hà Thành: Tôi gái quê, mồ côi từ nhỏ

Thứ 2, 18/02/2013 | 07:03
Mới 18 tuổi, Tít đã trở thành nữ DJ nổi tiếng ở Hà Nội với lịch diễn dày đặc ở các vũ trường lớn. Ít ai biết, cô gái Điện Biên này mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với ông bà ngoại và bỏ học năm 14 tuổi để xuống Hà Nội học làm tóc.

Nữ DJ 18 tuổi gợi cảm nhất Hà Thành

Thứ 7, 16/02/2013 | 13:29
Mới 18 tuổi, Tít đã trở thành nữ DJ nổi tiếng ở Hà Nội với lịch diễn dày đặc ở các vũ trường lớn. Ít ai biết, cô gái Điện Biên này mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với ông bà ngoại và bỏ học năm 14 tuổi để xuống Hà Nội học làm tóc.

Bên trong 'ổ mại dâm' lớn nhất Hà thành

Thứ 4, 16/01/2013 | 14:27
Được giới ăn chơi mệnh danh là 'ổ mại dâm' cung cấp gái làng chơi lớn nhất Hà Nội, tại đây cứ mỗi buổi tối, hoạt động 'vận chuyển' gái của các quái xế xăm trổ đầy mình diễn ra rất tấp nập.