Quán phở miễn phí cho người nghèo của gia đình gốc Hà thành

Quán phở miễn phí cho người nghèo của gia đình gốc Hà thành

Thứ 2, 14/01/2013 | 09:35
0
Ý tưởng mở quán ăn và dành suất miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn đã được ấp ủ từ 1 năm nay và vừa mới đi vào hoạt động của một gia đình ở giữa thủ đô Hà Nội

No bụng, ấm lòng người có hoàn cảnh khó khăn

Càng gần cuối năm, dường như ai cũng hối hả, cũng vội vã làm nốt những dự định của năm cũ, một năm được đánh giá là khó khăn cho mọi tầng lớp. Tình cờ biết được thông tin một cửa hàng cung cấp phở miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn vào các ngày chủ nhật trong tuần, tôi rất ngạc nhiên. Đó là quán phở tại số 219 Khương Trung mới (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Chị Nguyễn Thu Trang (25 tuổi, số 36, Thịnh Yên, phố Huế, Hà Nội), chủ cửa hàng cho biết: "Từ một năm nay, cả gia đình tôi đã có ý tưởng làm việc gì đó giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Anh trai tôi là người đầu tiên nêu ý tưởng mở quán và dành những suất phở miễn phí cho người nghèo. Trong cuộc sống thường ngày, tôi luôn ám ảnh và rất thương khi nhìn thấy hình ảnh các cụ già neo đơn, côi cút phải đi bán hàng, đi nhặt phế thải. Có buổi tối, trời lạnh thấu xương, đi ra đường nhìn thấy các bé bán hàng dạo, người chỉ mặc mỗi chiếc áo mỏng trông tội nghiệp". Từ đó, không chỉ riêng Trang mà các thành viên trong gia đình đều muốn làm một việc gì đó dù rất nhỏ để mong muốn người nghèo có một cuộc sống bình thường.

Xã hội - Quán phở miễn phí cho người nghèo của gia đình gốc Hà thành

Cửa hàng mong muốn nhiều người nghèo biết đến suất phở miễn phí

Theo đó, ngày 30/12 là ngày đầu tiên quán phở của gia đình Trang bắt đầu phát phở miễn phí. Ngay hôm treo biển thông báo, từ 6h sáng đã có người đến đăng ký. Cả ngày hôm đó có tổng cộng 50 người, ở đủ các lứa tuổi từ cụ già cho đến các bé đánh giầy, bán kẹo cao su, người bán rau, người mua đồng nát... "Buổi sáng, mọi người đi qua trông thấy tấm biển của gia đình thì vào đăng ký, có người đăng ký cho bản thân, có người đăng ký giúp người khác. Khi đến, mọi người chỉ cần nói tên, tuổi, địa chỉ cụ thể, tôi sẽ hỏi sơ qua một vài thông tin rồi phát phiếu đăng ký ăn miễn phí chứ cũng không cần cặn kẽ quá", Thu Trang chia sẻ. Ngay từ mờ sáng ngày 30, cả bố, mẹ, anh trai và một số người cô, chú cũng đến quán giúp đỡ cho công việc được trôi chảy. Cả cha và mẹ của Thu Trang đều tỏ ra rất vui khi con mình làm được việc ý nghĩa. Niềm vui bao trùm cả quán, người làm, người đến ăn, Thu Trang còn chụp lại hình làm kỷ niệm. Có nhiều cụ già, nhiều người nhặt phế thải khi đến ăn xong thì nghẹn lời và nói đây là lần đầu tiên họ được ăn bát phở ngon như vậy.

Theo một số nhân viên trong cửa hàng của gia đình Thu Trang, một suất phở miễn phí có giá 25 nghìn đồng, tương đương với suất phở mà cửa hàng đang bán cho khách. Nước dùng nấu phở rất ngọt, ngoài xương gà còn có thêm xương heo. Đặc biệt, theo người nhân viên này, chủ cửa hàng luôn nhắc nhở và ra quy định cho nhân viên là bát phở bán cho khách thế nào thì phở cung cấp miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn cũng phải tương tự như vậy.

Gia đình Trang chỉ có hai anh em, Trang là út. Được biết, sau  khi học hết cấp III, Thu Trang nghỉ ở nhà phụ giúp việc cho cha mẹ. Hiện tại Trang đã lập gia đình. Bố Thu Trang là cán bộ của một trường đại học, mẹ làm tại công viên Thủ Lệ. Trước khi mở quán phở này, Thu Trang từng mở quán bán đồ nướng vỉa hè ở phố Huế trong thời gian một năm. Khuôn viên mở quán hiện tại trước đây gia đình Thu Trang cho thuê nhưng giờ dành bán phở và phát phở miễn phí. Nguyễn Thu Trang cũng cho biết, cả gia đình thường xuyên đi từ thiện ở Hà Nội và các tỉnh xa. Hiện, ngoài Thu Trang và anh trai, quán còn có 3 nhân viên chính, vào những ngày chủ nhật, công việc bận hơn ngày thường nhưng các nhân viên đều tình nguyện dậy sớm hơn,  làm nhiều việc hơn.

Xã hội - Quán phở miễn phí cho người nghèo của gia đình gốc Hà thành (Hình 2).

Chủ quán Nguyễn Thu Trang

"Làm theo tâm nguyện là vui rồi"

Cũng theo lời chia sẻ của Thu Trang, khi những người có hoàn cảnh khó khăn tới quán, họ ăn phở rồi khen ngon, cảm ơn thì đó là niềm vui lớn nhất. Đó cũng là tâm nguyện của cả gia đình Trang. Trang niềm nở: "Có cụ già sau khi ăn xong thì bắt tay xúc động cảm ơn, thậm chí có người còn làm thơ đọc tặng ngay tại quán khiến cửa hàng chúng tôi càng có thêm động lực để làm, để mở rộng số lượng suất phở miễn phí".

Trực tiếp làm phở cho khách, các công đoạn được Thu Trang thực hiện rất chuyên nghiệp. Trong khu cửa hàng rộng chừng 200m, từ bàn ghế cho đến khu chế biến phở, các nguyên liệu, nồi nước dùng, bát đũa… đều sạch sẽ, ngăn nắp. Anh nhân viên vừa mở nồi nước dùng để chan cho khách, mùi thơm bốc lên khiến mấy vị khách xuýt xoa. Trung bình một ngày thường, quán của gia đình Trang cần khoảng hơn 10 con gà thì ngày chủ nhật đầu tiên phát suất phở miễn phí cần hơn 20 con gà. Tất cả đều là gà ta để đảm bảo cho thịt được ngọt, dai, nguồn gà cũng được chọn rất kỹ để tránh những con gà bị bệnh.

Gần 9h30' sáng, quán đã vãn khách, Trang bảo: "Giờ mới có nhiều thời gian trò chuyện, sớm hơn thì bận lắm". Vừa thoăn thoắt các thao tác để hoàn tất một bát phở, Trang cười nói, cả gia đình sẽ cố gắng để việc phát phở miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn kéo dài mãi mãi chứ không chỉ trong một thời gian ngắn. Lúc nào, cô gái nhỏ nhắn ấy cũng tâm niệm sẽ giúp đỡ người khó khăn đến khi nào không có khả năng nữa mới thôi.

Hiện tại, vào ngày thứ 6 hàng tuần, quán sẽ phát 100 phiếu đăng ký suất ăn miễn phí cho người nghèo nhưng theo chị Thu Trang, nếu lượng khách lên đến 200 hoặc hơn, cửa hàng vẫn sẽ cố gắng đáp ứng. Trang bảo: "Càng nhiều người khó khăn được dùng phở miễn phí là chúng tôi càng vui. Trước mắt, vì quán mới phát suất phở miễn phí nên nhiều người chưa biết đến, chúng tôi muốn những người khó khăn không chỉ đến một lần mà sẽ quay lại nhiều lần hơn nữa". Việc làm mang ý nghĩa nhân đạo của cả gia đình Trang vẫn nhận được nhiều sự góp ý, lo lắng không biết có được lâu dài. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn, lại vào dịp cuối năm. Thế nhưng, ý định của mọi thành viên trong gia đình vẫn không thể nào kìm được. Trang cho biết, có những người bảo gia đình lấy việc phát suất phở miễn phí để quảng bá cho quán nhưng với các thành viên trong nhà, làm được theo tâm nguyện là vui rồi. Làm phúc cốt là ở chữ tâm, mọi người nghèo được giúp đỡ phần nào còn mình thì vui, chẳng còn gì mà tính thiệt hơn nữa.

Kết thúc buổi trò chuyện để chào ra về, anh trai của Thu Trang không quên nói với theo: "Mong rằng suất phở miễn phí của gia đình không chỉ được biết đến ở khu vực Khương Trung mới mà sẽ được nhiều người khó khăn ở các quận khác quanh Hà Nội tìm đến. Từ đó, gia đình sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn. Càng đáng quý và vui mừng hơn với chúng tôi là ngay trong những ngày đầu mở phát phở miễn phí, ngoài những lời động viên, khen ngợi của mọi người, chúng tôi còn nhận được cả sự ủng hộ bằng tiền của những người hảo tâm qua đường. Có vị khách đi ngang qua, vào đóng góp 100 - 200 nghìn đồng giúp đỡ người nghèo nhưng từ chối để lại tên, địa chỉ".

Trước đó, Trang đã từng có ý tưởng mở và phát cơm hộp miễn phí cho người nghèo nhưng do một vài khó khăn đành hoãn lại. Trang chia sẻ, cô vẫn muốn theo đuổi dự định này và sẽ làm ngay khi điều kiện cho phép.

Đến và trò chuyện với Trang trong tiết trời mưa phùn, rét cắt da cắt thịt của mùa đông, những lời nói, hành động đầy tính nhân đạo của cả gia đình Trang đã khiến tất cả mọi người được ấm lòng, nhất là những người còn khó khăn trong xã hội.

Trên khắp cả nước, rất nhiều những bếp ăn, suất ăn miễn phí của những cá nhân có lòng hảo tâm được mở ra giúp đỡ người nghèo. Chẳng hạn, bếp ăn miễn phí nằm ở số 2 ngõ 28 đường Nguyên Hồng (Hà Nội) phục vụ thí sinh và phụ huynh dịp thi cử. Tại TP.HCM còn có nhiều người lặng lẽ đặt những thùng trà đá miễn phí cạnh lề đường, giúp nhiều người qua lại có nước dùng khi khát. Bên cạnh đó, quán cơm Thiện Tâm của ông Lê Công Thượng (72 tuổi, kênh Nhiêu Lộc, quận 3, TP.HCM) là nơi phục vụ suất ăn miễn phí vào những ngày lẻ trong tuần cho người có hoàn cảnh khó khăn từ năm 2007 đến nay. Gần chục năm qua, sáng nào bà Nguyễn Thị Cường (SN 1955, đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM).  cũng mang hàng trăm phần thức ăn ra phát cho mọi người, ngày phát cơm, ngày thì phát cháo hoặc bún.

 Yến Dương

Người yêu ruồng bỏ vì đã nghèo lại xấu xí

Thứ 5, 10/01/2013 | 16:16
Hai ngày không liên lạc, tôi điện thoại cho anh. Anh nói : Tôi và cô không hợp nhau, chia tay đi. Bố mẹ tôi cũng không chấp nhận người nghèo mà xấu xí như cô. Cô quen tôi bởi vì cô thấy nhà tôi giàu chứ gì. Đừng có mơ mà vào nhà tôi.

Cảm xúc xã hội đang nghèo đi?

Thứ 7, 29/12/2012 | 11:15
Tâm hồn và tình cảm nếu nuôi dưỡng bằng một thứ thực phẩm thực dụng thì cảm xúc nghèo đi là điều hiển nhiên.

Người nghèo nhắm mắt ăn thịt ôi, hoa quả thối?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Thời gian gần đây, báo chí phản ánh nhiều đến tình trạng các loại chợ bán toàn hàng ôi, hàng thối vẫn đắt khách. Phần lớn những loại thực phẩm này len lỏi vào những quán cơm bụi, giải khát để lừa người tiêu dùng.

Nỗi đau cha mẹ nghèo cho con đi “ở đợ”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Mẹ bị tâm thần, cha lại nát rượu, 3 em gái thơ dại, nên Đào Thị H (SN 1988) quê ở xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã phải hy sinh tuổi thơ của mình, đi làm ôsin để nuôi gia đình. Sau 11 năm, H trắng tay trở về quê trong tủi nhục để chờ ngày sinh nở.

Sự tuyệt vọng của đói nghèo

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Nghèo đói như một vết thương ăn sâu vào mọi phương diện của đời sống văn hóa và xã hội. Nó bao gồm sự nghèo nàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng, thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc.