Quan Vũ ham gái đẹp nên muốn giết Tào Tháo?

Quan Vũ ham gái đẹp nên muốn giết Tào Tháo?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Hiện nay, hình ảnh của Quan Vũ được thờ cúng ở nhiều nơi tại khu vực Đông Á với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và cưỡi ngựa xích thố. Tuy nhiên trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn và… háo sắc.

Quan Vũ (162 - 220) tự là Vân Trường là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.

Quan Vũ là vị tướng bất trung, bất nghĩa?

Tạo hình của Quan Vũ trong các tác phẩm văn học của Trung Quốc

Được xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, trước khi phạm tội giết người, phải chạy trốn và gặp Lưu Bị, Quan Vũ đã từng làm nghề bán đậu phụ. Sử sách Trung Hoa đến nay vẫn không có nhiều tài liệu ghi lại xuất xứ rõ ràng của nhân vật này. Chỉ biết, vào đời nhà Thanh, người dân đã khai quật được bia mộ của tổ tiên họ Quan, tuy nhiên cũng không ai chứng minh được rằng, Quan Vũ là người đã từng học sách thánh hiền (?)

Theo sử sách còn ghi lại, Quan Vũ là một người hữu dũng vô mưu, tính chất võ biền, danh hiệu hổ tướng, thói thường bênh vực kẻ yếu. Trong cuộc sống, vị tướng này luôn trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi.

Tuy nhiên, theo một cách nhìn nhận khác của các nhà sử học, Quan Vũ từng là bại tướng dưới tay Tào Tháo và bị thu phục một thời gian. Dĩ nhiên, khi bắt được dũng tướng, Tào Tháo đã rất trọng vọng Quan Vũ, ngược lại, Quan Vũ cũng rất kính trọng Tào Tháo. Sau khi lập một số công trạng cho Tào Tháo thì Quan Vũ mới trở về với Lưu Bị. Dù cuối cùng Quan Vũ vẫn phò giúp Lưu Bị cho tới khi bị Tôn Quyền chặt đầu, nhưng việc đầu hàng, ngưỡng vọng và phục vụ kẻ thù không đội trời chung là rất khó chấp nhận. Với bất kì lí do nào thì hành động của Quan Vũ giúp Tào Tháo chống lại thành công hợp lực của Viên Thiệu và Lưu Bị cũng đều thể hiện tính bất trung, bất nghĩa. Đấy là chưa kể đến việc vì thế mà khiến cuộc chiến càng trở nên dai dẳng, dân chúng càng thêm cơ cực bội phần.

Một số nhà sử học của Trung Hoa còn đánh giá, chính sự cao ngạo và thiếu hiểu biết về chính trị của Quan Vũ đã làm đổ vỡ liên minh Tôn – Lưu, gây ra việc mất Kinh châu, suy yếu cho lực lượng của Lưu Bị. Tính tự phụ và nông nổi, bất chấp đại cục của Quan Vũ đã khiến ông trong một thời gian rất ngắn từ chỗ uy danh chấn động Hoa Hạ (tên cũ của Trung Quốc) đã phải nhận một kết cục bi thảm khi chết không toàn thây dưới tay kẻ thù.

Còn như tác giả của “Tam quốc chí”- Trần Thọ đã có đánh giá về Quan Vũ cùng được đời sau ghi nhận là công bằng như sau: “Quan Vũ có sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công, có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ, lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, vì thế nhận lấy kết cục bi đát là lẽ thường vậy”.

“Tranh giành” gái đẹp với Tào Tháo

Trong “Quan Vũ truyện” được trích từ “Thục ký” còn ghi lại rằng: Tháng 9 năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp sức mang quân đến đánh Từ Châu để trừ Lã Bố, Quan Vũ cũng dự trận này. Trong trận đấu khốc liệt này, quân của Tào Tháo đã vây thành trong suốt hơn 30 ngày ròng rã, Lã Bố khốn cùng phải chạy lên lầu Bạch Môn. Trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ mình là Đỗ Thị đến chỗ Quan Vũ để lấy lòng ông. Thấy đây là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và quyến rũ nên Quan Vũ đã muốn giữ lại làm “của riêng”. Tuy nhiên, vì là một người biết mình biết ta nên trước khi chiếm đoạt Đỗ Thị, Quan Vũ cùng đã hỏi Tào Tháo về việc làm này của mình có được hay không.

Quan Vũ trong trận Mạch Thành

Khi Quan Vũ đưa chuyện của Đỗ Thị ra, Tào Tháo đã hứa rằng người đàn bà này chắc chắn sẽ trở thành “người nhà” của Quan Vũ. Tuy nhiên, sau khi đưa Đỗ Thị đến phủ Tào, thấy sắc đẹp của người phụ nữ này quá rực rỡ, nên Tào Tháo đã quên mất lời hứa với Quan Vũ mà giữ lại “dùng dần”. Nghe thấy tin này, Quan Vũ đã vô cùng tức giận nhưng cũng đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Từ đó mối quan hệ giữa Quan Vũ và Tào Tháo đã trở nên rất căng thẳng.

Sau việc tranh giành gái đẹp thất bại, Quan Vũ tỏ ra không muốn đội trời chung với Tào Tháo. Sách “Thục ký” còn chép lại rằng: Sau sự việc này, có lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không nghe theo vì tình thế không cho phép manh động. Nhiều học giả của Trung Hoa cho rằng, chính vì nguyên nhân Đỗ Thị mà Quan Vũ muốn giết Tào Tháo để “rửa nhục” cho mình(?)

Cũng theo nhiều ý kiến thì Quan Vũ muốn chiếm đoạt Đỗ Thị là do tính háo sắc, “mỡ dâng lên tận miệng” mà không biết hưởng thụ thì phí hoài. Tuy nhiên cũng có người lại lập luận rằng, việc Quan Vũ muốn Đỗ Thị trở thành người của mình là do người phụ nữ này sẽ trở thành một quân bài quan trọng trong chiến lược quân sự của Quan Vũ. Do sử sách ở thời điểm hiện tại còn lưu lại quá ít về chi tiết này nên chưa thể có câu trả lời chính xác cho việc làm trên của Quan Vũ.

Một điều đặc biệt nữa là trong chính sử Trung Hoa còn ghi lại, sau này Tào Tháo đã nuôi dưỡng con trai của Đỗ Thị trở thành một tướng quân tài năng trong quân đội của chính quyền Tào Ngụy. Và chắc chắn rằng người con trai này không phải là con của Tào Tháo. Cũng đã có nhiều quan điểm cho rằng, bởi vì Quan Vũ chết trước Tào Tháo, Đỗ Thị lại không tiết lộ đây là con của ai nên nhiều câu hỏi nghi vấn đặt ra: Liệu Đỗ Thị đã có thai với Quan Vũ trước khi được cống nạp cho Tào Tháo(?) Tuy nhiên do những tài liệu ghi chép lại câu chuyện xung quanh những nhân vật này còn hạn chế nên chưa ai ngã ngũ được liệu câu hỏi trên cũng chính xác là một câu trả lời hay không(?)

Quan Vũ là do Lưu Bị giết?

Hình tượng nhân vật Quan Vũ trên phim ảnh

Theo “Tam Quốc Chí” thì vào năm 219, trong trận Mạch Thành đánh lại quân của Tôn Quyền, Quan Vũ đã bị tướng của Tôn Quyền là Chu Nhiên và Phan Chương bắt sống. Sau đó, vì không chịu khuất phục Tôn Quyền nên ông đã bị giết chết và bị cắt đầu mang đến cho Tào Tháo. Vì vốn trọng nghĩa khí của Quan Vũ nên Tào Tháo đã không mang đầu của ông đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu.

Từ chi tiết trên có thể khẳng định, kẻ giết Quan Vũ chính là Tôn Quyền. Tuy nhiên, gần đây theo giáo sư Chu Tử Ngạn, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã có cách lý giải “gây sốc” khi cho rằng: “Chính Gia Cát Lượng và Lưu Bị đã mượn đao để giết Quan Vũ”(?)

Theo nhà sử học Chu Tử Ngạn thì “Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?! Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng và Lưu Bị”(?)

Cũng theo nhà sử này, sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống. Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân đội. Đây chính là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài. Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người, do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Vì thế đẩy Quan Vũ vào trận chiến Mạch Thành và không đem quân tới cứu trợ khiến Tôn Quyền lấy đầu của Quan Vũ là một chiêu thức được gọi là ‘mượn đao giết người’. Cũng chính vì Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết nên sau đó Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã vin vào cớ này để mang quân đi đánh Tôn Quyền vào năm 221.

Hải Hiền (Theo Wenshi)

Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.