Quấy rối tình dục là gì? Còn phải chờ hướng dẫn

Quấy rối tình dục là gì? Còn phải chờ hướng dẫn

Thứ 5, 21/03/2013 | 14:12
0
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các thành viên ban soạn thảo về việc giải thích khái niệm quấy rối tình dục (QRTD), vì sao phạt QRTD nhân viên ở công sở cao, với người giúp việc quá thấp...

- Phóng viên: Dự thảo quy định xử phạt người có hành vi QRTD người lao động nhưng hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể QRTD thì làm sao áp dụng xử phạt được? Ban soạn thảo có dự định sẽ đưa giải thích cụm từ QRTD hay không?

Ông Đặng Đức San, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH): Hiện vẫn chưa có giải thích cụ thể thế nào là hành vi QRTD nên Bộ đã trình Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho phép hướng dẫn thêm một số nội dung trong Bộ luật Lao động, trong đó có vấn đề giải thích từ ngữ về hành vi QRTD nơi công sở.

- Điều 2 của dự thảo có nêu: “Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này”. Vì sao lại có sự loại trừ này khi mà theo một nghiên cứu mới đây của Bộ LĐ-TB&XH, hai ngành có tình trạng QRTD nhiều nhất là y tế và giáo dục?

Ông Phạm Minh Huân,
thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Phạm vi điều chỉnh của nghị định này chỉ tập trung ở đối tượng trong quan hệ lao động. Còn cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức, viên chức, không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này.

Xã hội - Quấy rối tình dục là gì? Còn phải chờ hướng dẫn

- Ban soạn thảo dựa trên căn cứ nào đưa ra mức phạt cho hành vi QRTD tại công sở phạt đến 75 triệu đồng (mức phạt cao nhất trong các hành vi vi phạm lĩnh vực lao động)? Mức cao như vậy nhằm mục đích gì?

Ông Đặng Đức San: Mức xử phạt hành chính đối với hành vi QRTD trong lĩnh vực lao động căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, trong đó mức xử phạt hành chính cao nhất là 75 triệu đồng. Nghị định này đang trong thời gian lấy ý kiến nếu có sự vênh nhau, chúng tôi sẽ nghiên cứu điều chỉnh mức xử phạt phù hợp hơn, không nhất nhất đóng khung như trong dự thảo.

- Vì sao mức xử phạt các hành vi QRTD, cưỡng bức lao động tại công sở phạt đến 75 triệu đồng (Điều 10); còn QRTD, cưỡng bức lao động với người giúp việc gia đình thì chỉ phạt cao nhất 10 triệu đồng (Điều 125)?

Ông Mai Đức Thiện, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH: Dự thảo nghị định đăng trên website của Bộ (molisa.gov.vn) đang trong thời gian lấy ý kiến, dự kiến đến cuối tháng 3/2013 sẽ kết thúc. Theo đó, khi tập hợp các ý kiến góp ý từ các cá nhân, đơn vị, bộ, ngành liên quan những điều khoản nào trong nghị định chưa phù hợp thì điều chỉnh, cân nhắc thêm. Sau khi tập hợp ý kiến nếu thấy mức phạt này không hợp lý, quá cao thì cần cân nhắc để điều chỉnh, gỡ bỏ, hạ mức phạt xuống cho phù hợp.

Phân biệt mức xử phạt theo đối tượng là bất hợp lý, bởi uy tín và danh dự mọi người đều bình đẳng như nhau tại sao cùng một hành vi, một hậu quả nhưng lại có sự phân biệt trong xử phạt?

Luật sư NGUYỄN KIỀU HƯNG, Đoàn Luật sư TP.HCM

Một khi chưa làm rõ hành vi QRTD thì nghị định sẽ không có hiệu lực áp dụng, vì môi trường công sở, nơi làm việc có vô số hành vi nếu hiểu không đúng sẽ gây nhiều phiền toái cho nhiều người. Đây là môi trường phức tạp với nhiều mối quan hệ: người lao động với người sử dụng lao động; người lao động với nhau; người lao động với khách hàng, đối tác.

Chuyên gia nhân sự TRẦN THANH HƯNG

Cần phân biệt ranh giới giữa hành vi xã giao và hành vi quấy rối, bởi không xác định rõ quy định này dễ bị lợi dụng, lạm dụng. Chẳng hạn, một nhân viên nữ vì lý do cá nhân, trong một tình huống nào đó đã khéo léo bắt tay, ôm xã giao sếp rồi chụp ảnh, quay clip vu cáo cấp trên QRTD thì sẽ rất thiệt hại cho người chủ. Do vậy, không làm rõ khái niệm QRTD thì chẳng thể đi vào đời sống.

Ông Hồ Đức Sinh, chủ tịch-giám đốc điều hành CPS Việt Nam

Thanh tra lao động chưa biết có dự thảo nghị định

Cùng ngày 20/3, trao đổi với PV, một số đơn vị Thanh tra lao động từ cấp bộ (Bộ LĐ-TB&XH), cấp sở đều khẳng định chưa biết đến dự thảo nghị định này. Ông Nguyễn Văn Tiến, chánh thanh tra lao động (Bộ LĐ-TB&XH), nói: “Chúng tôi chưa nắm dự thảo nghị định này nên chưa có ý kiến gì cả”. Tương tự, ông Huỳnh Tấn Dũng, chánh thanh tra lao động Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cũng chưa nhận được dự thảo, chưa biết mặt mũi nội dung trong đó nói gì để góp ý. Ông Dũng băn khoăn nghị định này e không thể xử phạt được, vì y "như chuyện xử phạt hút thuốc lá, người vi phạm tràn lan ở bến xe, nhà ga... nhưng có xử lý được đâu."

Theo Pháp luật Tp.HCM

Chưa có định nghĩa quấy rối tình dục, xử sao?

Thứ 2, 18/03/2013 | 08:45
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động đang được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến người dân. Trong đó có nêu hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 75 triệu đồng.

Quy định xử phạt tội quấy rối tình dục có khả thi?

Chủ nhật, 03/03/2013 | 08:59
Việc chỉ ra mức độ quấy rối tình dục để áp vào hình phạt là không đơn giản.

Câu chuyện của những đàn ông bị quấy rối tình dục

Thứ 7, 02/03/2013 | 20:48
Mấy năm gần đây, tình trạng quấy rối tình dục (QRTD) nơi công sở diễn ra khá phổ biến. Thế nhưng hiện tượng này vẫn chưa được đưa ra ánh sáng để xử lý bởi tâm lý sợ dư luận của chính các nạn nhân

Quấy rối tình dục công sở: Phạt 75 triệu

Thứ 5, 31/01/2013 | 09:51
Hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng… Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.

Nhìn thế giới chống quấy rối tình dục công sở

Thứ 5, 10/01/2013 | 12:16
Tạo môi trường làm việc an toàn và thoải mái cho nhân viên là một vấn đề cấp bách nhằm chống lại các hoạt động quấy rối tình dục.