Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước

Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước

Thứ 7, 18/05/2013 | 09:00
0
Phương án đổi tên nước sẽ được trình Quốc hội xem xét, thảo luận vào kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Hai tới (20/5).

Tại cuộc họp báo chiều 17/5, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án đổi tên nước.

Phương án một, giữ nguyên như hiện tại (tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Phương án hai, quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được xác lập, ghi trong Hiến pháp từ năm 1946, đến năm 1976 thì đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa như vậy đã duy trì trong lịch sử 30 năm, tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại đến nay là 37 năm.

Ông Phúc lý giải, người dân đồng tình với tên nước hiện tại vì tên này thể hiện chủ trương, đường lối, mục tiêu tiến lên của đất nước. Cũng theo ông Phúc, tên nước như vậy không ảnh hưởng gì trong quá trình xây dựng quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia trên thế giới mấy chục năm qua. Mọi giấy tờ, văn bản hiện tại cũng đang thể hiện với tên nước như vậy.

Xã hội - Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước

Quốc hội sẽ xem xét việc đổi tên nước thành “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” (Ảnh Khám phá)

Theo chương trình dự kiến của kỳ họp thứ 5, phiên thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra ngay tuần đầu của kỳ họp. Sau đó cả hai ngày 3 và 4/6 sẽ diễn ra các phiên thảo luận tại hội trường về nội dung này và được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Cũng tại cuộc họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,  lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, để việc lấy phiếu công tâm, khách quan, Quốc hội yêu cầu những người thuộc diện được lấy phiếu phải gửi báo cáo giải trình về công việc, đạo đức, lối sống... trước 20 ngày cho đại biểu Quốc hội.

Xã hội - Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước (Hình 2).

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (Ảnh VNE)

Đối với những trường hợp có kết quả lấy phiếu tín nhiệm dưới 50%, ông Phúc cho biết, vấn đề này cũng đã được quy định trong Nghị quyết 35 của Quốc hội với các hình thức bỏ phiếu hoặc từ chức.

Ông Phúc cho biết những vấn đề “nóng” đang được cử tri quan tâm như: khai thác bôxit, các dự án thủy điện, vấn đề quản lý vàng… Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ có các báo cáo liên quan để gửi tới đại biểu Quốc hội.

Kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc ngày 20/5 và bế mạc ngày 21/6. Quốc hội sẽ thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số dự án luật sẽ được thảo luận như Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Luật việc làm.

Ngoài nội dung về kinh tế xã hội, các bộ ngành cũng gửi báo cáo riêng như tình hình thực hiện dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên; công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, việc thực hiện quy định không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán và việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức bán vàng miếng thông qua đấu giá trong thời gian qua.

Ngoài phiên khai mạc, bế mạc và chất vấn, việc phát thanh, truyền hình trực tiếp sẽ được thực hiện với khá nhiều nội dung như thảo luận tại hội trường về Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 cuối năm 2012, 49 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Phú Sang (t/h)

'Dự án khai thác bauxite nên để cho Quốc hội quyết định'

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:31
“Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi, nhưng đây vẫn là lời hứa không được đảm bảo”, Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam) bày tỏ lo ngại.

Quốc hội phê chuẩn nhân sự thành viên Chính phủ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Sáng 3/8, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục'

Thứ 4, 17/04/2013 | 20:39
"Để có một Quốc hiệu mới phải nhận diện lại toàn bộ vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân đặt vấn đề về tên nước thì phải nghiêm túc xem xét lại".

Đề xuất phương án mới về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Thứ 7, 13/04/2013 | 10:54
Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “lược” quy định về bản chất, nền tưởng tư tưởng của Đảng, đặt yêu cầu lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân lên trước Đảng… Đó là những phương án mới về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.