Quỹ bảo hiểm xã hội 'sắp cạn kiệt'

Quỹ bảo hiểm xã hội 'sắp cạn kiệt'

Thứ 6, 23/08/2013 | 08:26
0
Tuổi thọ của người dân Việt Nam đang tăng lên, tỷ lệ dân số làm việc trên số người hưởng lương hưu ngày càng nhỏ. Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế, đến năm 2034 quỹ bảo hiểm xã hội của nước ta sẽ cạn kiệt.

Sáng 22/8, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổ chức công bố báo cáo "Dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý". Theo công bố kết quả nghiên cứu của ILO, hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã bao phủ khoảng 20% lực lượng lao động ở Việt Nam.

Tuy nhiên, độ tuổi nghỉ hưu của Việt Nam đang quá thấp, đặc biệt là đối với nữ. Một số nhóm lao động lại được phép về hưu sớm cộng với dân số đang già hóa, tuổi thọ người dân tăng cao và tỷ suất sinh giảm khiến tỷ lệ lao động trên số người hưởng lương hưu thấp. Điều này tạo áp lực nặng nề lên quỹ bảo hiểm xã hội.

Mặc dù nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 6,3 nghìn tỷ năm 2001 lên 89,6 nghìn tỷ năm 2012, nhưng chỉ 47% tổng số doanh nghiệp đóng bảo hiểm bắt buộc (trong năm 2010). Thực tế, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, nghĩa là nhóm người trên 60 tuổi chiếm hơn 10% tổng dân số, sớm hơn 5 năm so với dự kiến.

Xã hội - Quỹ bảo hiểm xã hội 'sắp cạn kiệt'

Tuổi về hưu của lao động Việt Nam thấp trong khi dân số đang già đi, quỹ bảo hiểm xã hội được dự đoán sẽ cạn kiệt vào năm 2034

Với số lượng người trong độ tuổi lao động giảm đi và chế độ lương hưu hào phóng, ILO khuyến cáo rằng, Quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt năm 2034 nếu không có thay đổi kịp thời về mặt chính sách.

"Cải cách bảo hiểm xã hội giống như việc chèo lái một con thuyền lớn, thuyền trưởng không thể chờ đến phút cuối mới hành động. Con thuyền đó phải được xoay chuyển trước khi tiến đến quá sát chướng ngại vật, nhưng đáng quan ngại là báo cáo của ILO cho thấy chướng ngại vật đó đang ở rất gần", ông Gyorgy Sziraczki, giám đốc ILO Việt Nam cho biết.  

Tổ chức này cho rằng, để đảm bảo tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội, Việt Nam cần nâng độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ giới lên 65 vì tuổi thọ trung bình của người dân đang tăng. Điều này sẽ làm giảm tỉ lệ giữa số người lao động và số người nhận lương hưu, tạo ra một lực lượng lao động đủ bù đắp cho sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động cũng như duy trì tính bền vững tài chính của chế độ hưu trí.

Theo ILO, những thay đổi trong chính sách nhằm kéo dài tính chi trả bền vững của quỹ phải được thực hiện đồng thời với việc đảm bảo sự công bằng giữa khối công nhân viên chức nhà nước và người lao động trong khối tư nhân. Các công thức tính lương hưu hiện nay ưu đãi lao động ngắn hạn chứ không khuyến khích lao động dài hạn. Do đó, nếu chỉ tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ đơn thuần sẽ không giúp tăng thời gian làm việc và đóng bảo hiểm trong tương lai. Vì vậy công thức tính lương hưu cần được thay đổi với tỉ suất tích lũy hàng năm cố định giảm dần từ 2,5% hiện tại xuống 1,5 hoặc 2%.

Ngoài ra, đối với cán bộ công chức, thời gian tham chiếu để tính mức lương trung bình làm căn cứ tính lương hưu nên kéo dài bằng toàn bộ thời gian làm việc chứ không phải 10 năm cuối như hiện tại. Ở khu vực tư nhân, tham chiếu cũng cần tính theo mức tăng lương trung bình chứ không phải là điều chỉnh theo mức lạm phát như hiện nay.

Tổ chức lao động quốc tế cũng cho rằng, quỹ hưu trí hiện nay tập trung vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng là chưa hợp lý vì tỷ suất sinh lời là không thỏa đáng. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư hiện thấp hơn mức tăng lương trung bình và không theo kịp mức lạm phát trong vài năm gần đây. Vì vậy, cần tổ chức nghiên cứu đầu tư quỹ để thiết lập chiến lược và danh mục đầu tư dài hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư với những rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết trong giai đoạn 2020-2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với  tốc độ già hóa dân số sẽ có thể ở mức cao nhất ở Châu Á. Thứ trưởng nhận định, dự báo của ILO tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách hưu trí nói riêng của Việt Nam.

"Luật hiện nay quy định mọi công dân Việt Nam ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên đều được tham gia bảo hiểm xã hội nhưng trên thực tế, chỉ 1/5 lực lượng lao động có bảo hiểm và việc thi hành luật vẫn là một thách thức lớn", ông Huân nói.

Theo VnExpress.net

Khởi tố phó GĐ quỹ bảo hiểm xã hội Nhà Bè

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP. Hồ Chí Minh vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với phó GĐ quỹ bảo hiểm xã hội Nhà Bè.

Yêu cầu kỷ luật TGĐ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Thứ 5, 03/01/2013 | 08:53
Trong kỳ họp thứ 17, Ủy ban Kiểm tra TW đã xem xét, đề nghị, quyết định thi hành kỷ luật đảng với một số tổ chức đảng và đảng viên.

PGĐ Bảo hiểm Xã hội tàng trữ kiếm trong xế hộp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Ông Võ Xuân Kỳ, PGĐ Bảo hiểm Xã hội huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị nhà chức trách phát hiện là chủ nhân của các “xế hộp” có “thủ” sẵn “hàng nóng”.

Bảo hiểm xã hội cho vay hàng ngàn tỷ đồng trái phép

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, do những sai sót trong công tác quản lý, BHXH Việt Nam đã làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng khó có khả năng thu hồi

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể bị “rút ruột”?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Mức hỗ trợ 1% từ ngân sách nhà nước đối với bảo hiểm thất nghiệp với người lao động hiện nay là quy định "cào bằng" bất hợp lý.

Gánh nặng mới 'đè đầu' quỹ Bảo hiểm y tế

Thứ 5, 11/07/2013 | 15:40
Tăng chi phí thanh toán theo mức giá dịch vụ kỹ thuật y tế mới tạo gánh nặng hơn cho quỹ Bảo hiểm y tế. Đó là chia sẻ của Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Minh Thảo- phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.