Quy định cần được hiểu là không dùng “từ ngữ địa phương”

Quy định cần được hiểu là không dùng “từ ngữ địa phương”

Thứ 3, 10/10/2017 | 16:15
2
Điều 5 trong Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, có ghi: “Công chức phải hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương”. Có vẻ như điều này được viết chưa chuẩn, gây khó khăn khi thực hiện.

Chúng ta hãy nhớ lại chuyện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, bằng giọng nói mang âm sắc xứ Nghệ và đã làm lay động hàng triệu trái tim, bởi vì Bác phát âm theo chuẩn chính tả tiếng Việt.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là nơi tụ hội của nhiều người từ các vùng miền khác nhau. Bởi vậy, việc “hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương” cần được hiểu là phải hạn chế không được dùng những từ ngữ địa phương trong giao tiếp công việc, trong nói và viết, gây khó hiểu về ngữ nghĩa, chứ không phải hạn chế giọng, hay phát âm theo giọng địa phương.

Ví dụ những từ: "Bây chừ”, “nỏ", "chi” “răng”, “rứa” hay “hổm rày”, “hổng”, “trớt quớt”… Vì làm sao có thể hạn chế người sinh ra ở Nghệ nói giọng Nghệ, người Huế nói giọng Huế, người Nam Bộ nói giọng Nam Bộ được? Mà lấy quyền gì để cấm?

Đa chiều - Quy định cần được hiểu là không dùng “từ ngữ địa phương”

Mục đích trước nhất của ngôn ngữ là giao tiếp (Ảnh minh họa)

Mục đích và chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp, để liên lạc, và truyền tải thông tin với nhau. Có nhiều cách sử dụng ngôn ngữ, trong đó có nói và viết. Vì vậy, trong việc viết lách và nói năng, cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho người kia dễ hiểu hoặc ít nhất là hiểu đúng, không sai lệch. 

Cái gốc của điều này là cần viết và nói theo đúng chuẩn chính tả. Bởi chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa...

Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không lỗi – lỗi. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương. Viết ngược lại thì bị coi là sai chính tả, một lỗi lớn trong viết lách.

Như vậy, việc phát âm chuẩn thì căn cứ vào việc phát âm có đúng với chính tả hay không đúng. Phát âm sai chuẩn thì bị coi là ngọng, bị chê cười. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng trong một số trường hợp là do yếu tố vùng miền, thổ âm người Bắc, người Trung, người Nam, nên việc phát âm không đúng hẳn 100% so với chuẩn chính tả. Chẳng hạn âm “ch-tr”, “x-s”, r-d-gi với người Bắc, âm khi đọc dấu hỏi, ngã với miền Trung, âm khi đọc từ có “ng”, “ch” ở cuối từ.

Mục đích trước nhất của ngôn ngữ là giao tiếp, để liên lạc và truyền tải thông tin với nhau, nên việc hiểu không sai, hiểu đúng nhau mới là chính yếu và quan trọng. Bởi vậy, Quy định của chính quyền Hà Nội cần được sửa và hiểu là không dùng “từ ngữ địa phương” chứ không phải hạn chế “sử dụng ngôn ngữ địa phương”.

Nguyễn Quốc                                                                                      

Nữ thủ khoa từ chối việc làm công chức để dấn thân vào kinh doanh

Thứ 6, 06/10/2017 | 06:30
Thế Thị Minh Tâm, thủ khoa đầu ra ĐH Công nghiệp Hà Nội 2016 được một cơ quan Nhà nước mời làm việc, tuy nhiên cô đã từ chối để theo đuổi đam mê của mình. Hiện cô là đồng sáng lập một công ty kiểm toán ở Hà Nội.

Tuyên dương 45 cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc

Chủ nhật, 01/10/2017 | 07:52
Tối 30/9 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2017. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự lễ tuyên dương.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.