Quy định của Bộ GD & ĐT có dấu hiệu vi hiến?

Quy định của Bộ GD & ĐT có dấu hiệu vi hiến?

Thứ 2, 04/03/2013 | 16:21
0
Sau khi bài viết thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, đã có nhiều độc giả gửi mail thể hiện những băn khoăn của mình xoay quanh Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT.

Thông tư cũng bổ sung thêm Điều 42a quy định về quy trình xử lý thông tin phản ánh tiêu cực. Theo đó, người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng điều đó để làm ảnh hưởng đến kỳ thi. Thông tư cũng quy định rõ, người cung cấp thông tin và bằng chứng phản ánh tiêu cực trong thi cử không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Độc giả Báo Nguoiduatin.vn, đặt câu hỏi liệu quy định cấm phát tán thông tin phản ánh tiêu cực của Bộ GD – ĐT có đúng quy định pháp luật hay không?. Để làm rõ vấn đề này phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật gia của báo Nguoiduatin.vn.

Luật sư - Quy định của Bộ GD & ĐT có dấu hiệu vi hiến?Luật gia Giang Văn Quyết chi hội Đông Đô

Theo luật gia Giang Văn Quyết, thì quy định này của Bộ GD – ĐT có phần khá lạ lùng, vì nó đi ngược lại với sự công khai minh bạch trong cơ chế quản lí nhà nước mà chúng ta vẫn đang có chủ trương khuyến khích kêu gọi.

Về mặt pháp luật Quy định cấm phát tán thông tin dưới mọi hình thức có dấu hiệu vi hiến bởi theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cá nhân có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến đăng tải những ý kiến, phản ánh của mình, miễn là không tiết lộ bí mật của Quốc gia, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, lợi ích của cơ quan tổ chức.

Việc phản ánh các thông tin tiêu cực bằng các hình thức khác như gửi cho cơ quan báo chí, truyền thông, đáng lẽ cần phải được khuyến khích chứ không thể ngăn cấm những quyền cơ bản này.

Ngay cả luật khiếu nại tố cáo cũng ghi nhận quyền dân sự của người dân.

Tuy nhiên, luật gia cũng cho rằng không nên tùy tiện phát tán những clip, bằng chứng phản ánh tiêu cực lên mạng internet mà trước tiên nên cung cấp thông tin bằng chứng đó cho cơ quan đơn vị có thẩm quyền xử lý giải quyết.

Điều 69, Hiến pháp năm 1992(sửa đổi bổ sung năm 2002) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

P. Chính

Thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Thứ 3, 26/02/2013 | 17:13
Thi sinh được mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác

Tuyển sinh 2013: Thí sinh thi liên thông gặp khó

Thứ 3, 26/02/2013 | 08:46
Kiến thức của những thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh “ba chung” năm 2013 hệ liên thông là rất hạn chế, bởi sau 2 năm học hệ trung cấp hoặc ba năm hệ cao đẵng thí sinh chỉ lo học chuyên ngành. Theo quy định mới này việc thi liên thông như vậy thí sinh dự thi sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Nhiều thí sinh dự thi khối kinh tế

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Như năm trước, các khối kỹ thuật xã hội rớt so với các khối kinh tế, tài chính. Việc này phản ánh trực tiếp đến nhu cầu xã hội việc làm.

ĐH QGHN: Hơn 50% thí sinh đến dự thi đợt I

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
– Trong đợt tuyển sinh khối A năm 2011, toàn trường Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ có hơn 50% số thí sinh đến dự thi. Con số này so với tổng số hồ sơ đăng ký còn một khoảng cách khá xa.