Quy định về kinh doanh cà phê bóng đá

Quy định về kinh doanh cà phê bóng đá

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:07
0
Đề nghị quý báo cho biết, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hoạt động của quán cà phê tổ chức cho người hâm mộ xem bóng đá vào ban đêm? Vương Văn Thuyên (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Luật sư Trần Anh Dũng (Công ty Luật Đại Phúc) trả lời:

Kinh doanh quán cà phê bóng đá là loại hình dịch vụ văn hóa công cộng. Theo quy định tại Điều 36 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6-11-2009 của Chính phủ, thì: Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí không thuộc các lĩnh vực: Kinh doanh vũ trường; kinh doanh karaoke; hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh không được hoạt động quá 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

Luật sư - Quy định về kinh doanh cà phê bóng đá

Ảnh minh họa

Điều 1 của Quy chế quy định: Người tổ chức, người đứng đầu của tổ chức có các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa thuộc phạm vi quản lý của mình. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng phải nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Điều 3 của Quy chế quy định hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng không được có nội dung: Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái; tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa; sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định; tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.

Theo Hà Nội mới

Điều tra của thám tử tư: Ngoại tình còn kinh hơn gián điệp

Thứ 2, 13/05/2013 | 09:29
"Có hàng trăm hàng ngàn câu chuyện buồn vui trong nghề tác nghiệp điều tra xác minh của thám tử VS.T3_HP (Hải Phòng). Những câu chuyện kể ra thì buồn mà giữ lại thì đau lòng.

Bỏ quy định cấm mua nhà, ô tô bằng tiền mặt?

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:24
Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra Dự thảo Nghị định mới nhất về thanh toán không dùng tiền mặt để lấy ý kiến trước khi trình lên Chính phủ.

'Khoảng trống' còn lớn trong quy định về người đồng tính

Thứ 2, 13/05/2013 | 09:00
Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Tuy nhiên trên thực tế, những vấn đề của cộng đồng nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt là người đồng tính) vẫn đang là một “khoảng trống” trong chính sách, pháp luật Việt Nam.