Quy mô tài sản gấp 132 lần bình quân, DN nhóm VPE500 đang dẫn dắt thị trường

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 10/08/2022 | 14:06
0
Nhóm VPE500 hoạt động vượt trội so với DN tư nhân trong nước trên khía cạnh quy mô, kết quả kinh doanh bình quân cũng như hoạt động xuất nhập khẩu và liên kết DN.

Chia sẻ tại Hội thảo “Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam – VPE500” sáng 10/8, TS.Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, NCIF cho biết, doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

VPE500 có thể coi như lực lượng dẫn dắt

Trong số 668.500 doanh nghiệp (số liệu năm 2019), doanh nghiệp tư nhân là 647.600 doanh nghiệp, chiếm 96,88% tổng số, đóng góp 15,12 triệu tỷ đồng (57%) tổng doanh thu thuần và thu hút hơn 9 triệu lao động.

Đáng chú ý, chỉ riêng nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (chiếm 0,089% tổng số doanh nghiệp) nhưng đã tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.

“VPE500 có thể coi như lực lượng dẫn dắt và tạo ảnh hưởng trên thị trường và kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp này có thể coi như hàn thử biểu của khu vực doanh nghiệp”, ông Thắng nêu.

Mặc dù xuất hiện ở 57/63 tỉnh thành phố, VPE500 tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm gần 50% tổng số) và một số địa phương có nhiều khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên và Ninh Bình.

Nhóm VPE500 hoạt động vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung trên khía cạnh quy mô và kết quả kinh doanh bình quân cũng như tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và liên kết doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Quy mô tài sản gấp 132 lần bình quân, DN nhóm VPE500 đang dẫn dắt thị trường

Phân bố theo địa bàn của VPE500 (Ảnh: NCIF).

“Trung bình giai đoạn 2016-2019, quy mô lao động và tổng tài sản bình quân của một doanh nghiệp thuộc VPE500 cao gấp hơn 83 lần và hơn 132 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung, doanh thu thuần gấp khoảng 123 lần. Tỉ lệ doanh nghiệp có xuất khẩu lên tới 58,0% so với 7,73% của các doanh nghiệp tư nhân còn lại”, báo cáo nghiên cứu của NCIF chỉ ra.

Xem xét riêng cho danh mục VPE500 của năm 2019 trong giai đoạn 2016-2019 cho thấy quy mô của VPE500 tăng nhanh hơn các nhóm doanh nghiệp khác. Các VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm so với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung (5,6%/năm); doanh thu tăng 11,7%/năm so với 6,6%/năm.

Tuy nhiên, năng suất lao động của VPE500 không tăng nhanh như quy mô, cho thấy nhóm doanh nghiệp lớn đang phát triển dựa trên mở rộng sản xuất hơn là theo chiều sâu.

Năng suất lao động của VPE500 chỉ tăng khoảng 5,3%/năm, không quá vượt trội so với mức 4,6%/năm của doanh nghiệp tư nhân trong nước khác và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước.

Dù vậy, VPE500 có các chỉ số các chỉ số tài chính ngắn hạn như lợi nhuận/tài sản (ROA) hoặc lợi nhuận/vốn sở hữu (ROE) khá cao so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn lại.

Đáng chú ý, VPE500 có tác động lan tỏa về năng suất và lương tới các doanh nghiệp tư nhân trong nước, song có thể tạo ra tác động chèn lấn nhất định với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Cụ thể, VPE500 trong cùng ngành có tác động tiêu cực về năng suất lao động tới các doanh nghiệp tư nhân khác. Khi quy mô của khối VPE500 tăng khoảng 1% làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân khác giảm đi 0,9%, cho thấy cạnh tranh giữa hai nhóm doanh nghiệp là khá gay gắt. Doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do cạnh tranh lao động, nguồn lực và thị trường với VPE500.

“Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn thường lấn át các doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước, và trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nhỏ ít tiếp cận được các hỗ trợ của Nhà nước", ông Thắng nhận định.

So sánh giữa tác động của VPE500 tới doanh nghiệp tư nhân trong nước và giữa các doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp tư nhân có sự khác biệt đáng kể. Tác động tiêu cực của cạnh tranh do FDI tạo ra nhỏ hơn khoảng 3 lần (-0,29% so với -0,94%) có thể do doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu nên ít có tác động cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Tác động tích cực trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân trong nước là nhà cung cấp của VPE500 và FDI khá rõ ràng và tác động của VPE500 cao hơn đáng kể (khoảng 0,1 điểm %).

Chưa có nhiều DN tư nhân lớn đạt tầm cỡ thế giới

TS.Trần Toàn Thắng cũng cho biết, mặc dù doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, nhưng nhóm VPE500 của Việt Nam chưa trở thành lực lượng hùng mạnh như kỳ vọng, chưa có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đạt được tầm cỡ thế giới.

Một số doanh nghiệp tư nhân lớn đã xuất hiện nhưng số lượng chưa nhiều và các thương hiệu Việt Nam vẫn có giá trị thấp hơn các thương hiệu của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và vừa gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển.

Kinh tế vĩ mô - Quy mô tài sản gấp 132 lần bình quân, DN nhóm VPE500 đang dẫn dắt thị trường (Hình 2).

TS.Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, NCIF.

Trên cơ sở phân tích VPE500 và quan hệ với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung, nhóm nghiên cứu cho rằng cần thiết phải có những chính sách cụ thể hơn nữa để xây dựng được một lực lượng các doanh nghiệp tư nhân lớn, phát triển ổn định, chống chịu được các cú sốc lớn từ bên ngoài và làm tăng hiệu quả của toàn nền kinh tế.

Theo đó, nhóm chuyên gia NCIF cho rằng, các chính sách trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Đặc biệt cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trong nước; đồng thời nâng cao năng lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần khuyến khích và tạo phong trào để từng địa phương xây dựng được các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của mình dựa trên những lợi thế địa phương và vươn tầm hoạt động trên phạm vi cả nước.

Hỗ trợ tiền cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Thứ 2, 11/07/2022 | 13:12
Dự thảo Thông tư đã có hướng dẫn xác định đối tượng doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được thì doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha

Thứ 5, 24/03/2022 | 20:57
Thủ tướng yêu cầu nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của DNNN trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có quyết tâm cao hơn để DN thực hiện sứ mệnh của mình.

Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Thứ 4, 09/02/2022 | 20:51
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký đã Quyết định phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025”.
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%