Quyền của cha mẹ khi chia tài sản cho con

Quyền của cha mẹ khi chia tài sản cho con

Thứ 2, 04/02/2013 | 09:31
0
Kể từ khi mẹ mất, bạn có quyền yêu cầu phân chia tài sản. Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn, ông có quyền chưa chia trong thời hạn tối đa 3 năm.

"Năm 2010, mẹ tôi chết không để lại di chúc. Nay, 5 anh em chúng tôi đề nghị bố chia phần di sản của mẹ trong khối tài sản chung để lấy vốn làm ăn nhưng không được đồng ý.

Xin hỏi việc chúng tôi yêu cầu chia di sản thừa kế khi bố còn sống có được không? Pháp luật có hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ chồng khi một người còn sống?" - độc giả Vũ Ngọc Anh hỏi.

Luật sư - Quyền của cha mẹ khi chia tài sản cho con(Ảnh minh họa)

 

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội trả lời:

Mẹ bạn chết không có di chúc nên phần di sản của mẹ bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm ông, bà ngoại của bạn (nếu còn sống), bố bạn, và 5 anh, em bạn.

Tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự quy định "thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết".

Điều 645 cũng quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản… là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, về nguyên tắc, kể từ thời điểm mẹ bạn chết, anh em bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại theo quy định của pháp luật. Anh em bạn có thể thỏa thuận với những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn để phân chia di sản hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.

Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cuộc sống cho một bên vợ hoặc chồng còn sống, Điều 686 và khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc hạn chế việc phân chia di sản thừa kế như sau: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, thời hạn này không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia di sản thừa kế.

Tại Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn “… Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác…”.

Theo đó, quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế của anh em bạn sẽ bị hạn chế trong thời hạn tối đa 3 năm, khi việc phân chia di sản của mẹ bạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn và gia đình và bố bạn có yêu cầu tòa án chưa cho chia di sản.

Như vậy, kể từ thời điểm mẹ chết, anh em bạn có quyền yêu cầu tòa án phân chia di sản của bà để lại, kể cả khi bố bạn còn sống. Tuy nhiên, nếu việc phân chia di sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn thì ông có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong thời hạn tối đa là 3 năm.

Sau khi hết thời hạn 3 năm hoặc chưa hết thời hạn mà bố bạn đã kết hôn với người khác, anh em bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án cho chia phần di sản của mẹ bạn để lại trong khối tài sản chung của hai người.

N.Linh (theo VnExpress)

Quyền thừa kế tài sản mẹ để lại của con gái

Thứ 4, 16/01/2013 | 17:00
Từ ngày mẹ cháu mất, bố cháu không yêu thương cháu mà thường xuyên hành hạ, đánh đập rất dã man. Bố mẹ cháu có 200m2 đất, bố cháu đã bán đi 1/2 diện tích đất, phần còn lại cháu muốn giữ lại để làm nhà ở nhưng bố cháu không đồng ý vì cho rằng con gái không được hưởng gì về tài sản. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào khi người cha thường xuyên đánh đập, ngược đãi con cái? Khi mẹ cháu mất, cháu có được hưởng thừa kế không? Xuân Lan (Cầu Giấy - HN)

Chiếm đoạt tài sản là việc dân sự?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Lợi dụng chủ doanh nghiệp đi vắng, một nhóm người đột nhập vào nhà kho, phá khóa, lấy hết những tài sản có giá trị. Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này đã xảy ra liên tục, có tính hệ thống, khiến doanh nghiệp lao dao. Khi doanh nghiệp làm đơn tố cáo, cơ quan điều tra cho rằng, đó là việc dân sự (!?).