Rợn người “thú chơi” dùng hài cốt làm vật trang trí

Rợn người “thú chơi” dùng hài cốt làm vật trang trí

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
1200 năm trước, không chỉ tại một quốc gia cụ thể mà khắp Châu Âu khi đó đều cho rằng, cơ thể là vật không tinh khiết và không nên làm ô nhiễm Trái đất bằng cách chôn cất hoặc hỏa táng.Ở nhiều nơi, người ta đã dùng hài cốt vào những việc “hữu dụng” như trang trí lên trần nhà, tường, kết thành đèn chùm hay vương miện.

Trang trí nội thất bằng 40 ngàn bộ hài cốt

Cộng hòa Séc, khách du lịch khi đến đất nước này đều không thể không đến tham quan một địa điểm được cho là.. hãi hùng nhất thế giới- đó chính là hầm mộ Sedlec. Thực chất đây là 1 nhà thờ Thiên chúa giáo nhỏ nhắn, cổ xưa, nằm ngay bên dưới Nghĩa trang Các vị thánh ở vùng ngoại ô Kutna Hora- là nơi quy tụ của hơn 40.000 bộ xương người lớn nhỏ. Có điều, hài cốt không nằm trong quan tài mà… nhảy nhót khắp nơi, thay thế cho đồ dùng và đồ trang trí.

Nhà thờ Sedlec tại Séc

Trong một nạn dịch vào cuối thế kỷ thứ 14, hàng nghìn người tại khu vực này do nhiễm bệnh chết mà không có chỗ chôn. Thay vì chôn những xác chết xuống đất, người ta đã đưa hầu hết những người xấu số này vào một khu hầm mộ chung. Sau vài năm phân hủy, những xác chết nay đã chỉ còn những bộ xương đã được đưa ra khỏi hầm mộ và trở thành vật dụng trang trí tại khắp các ngóc ngách của nhà thờ. Ngày nay, hơn 40.000 bộ xương người được sử dụng để trang trí lên trần nhà, tường, kết thành đèn chùm hay vương miện... khiến người xem có cảm giác rùng rợn.

Được mệnh danh là "thiên đường bị lãng quên" khi mãi đến tận năm 2001 kho xương cổ có tên là Bull cũng mới được phát hiện tại Cộng hòa Séc. Hơn 5 vạn bộ xương không cùng thời đại, hình dáng, kích cỡ được sắp xếp nghiêm chỉnh đến kỳ lạ khiến Bull được xếp vị trí thứ 2 trong số những kho xương cổ vĩ đại nhất tại Châu Âu. Một trong những sản phẩm tuyệt tác cũng được làm từ xương người đã được đưa tới viện bảo tàng quốc gia thành phố để trưng bầy. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian ngắn, những sự việc bất thường xảy ra khiến lãng đạo lập tức phải mang di vật trên trở về vị trí cũ. Hiện tại, chính phủ đang lên kế hoạch tu bổ khu di tích này vào năm 2010 và kết thúc năm 2011.

Không chỉ tại Séc mà rất nhiều quốc gia khác tại Châu Âu cũng có những kho xương cổ vĩ đại. Ở đây đa phần những bộ xương này đều không bị đem chốt xuống đất mà chỉ đặt tại các khu hầm mộ chờ ngày phân hủy, một loạt các quốc gia Châu Âu khác như Anh, Bỉ , Đức cũng có những hầm mộ, kho, tháp và giáo đường chứa đầy xương người.

“Đẳng cấp” xác ướp qua trang phục hiện đại đắt tiền

Hình thành từ thế kỷ XIX, khu hầm mộ tại tu viện Capuchin ở Palermo, Italia đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu vì tính độc đáo khác lạ của nó. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 8.000 xác ướp được.... treo trên tường trong khuôn viên khu hầm mộ của tu viện Capuchin.

Tu viện Capuchin ở Palermo, Italia

Vào thế kỷ thứ XIX, các tu sĩ dòng Fransix đã tiến hành ướp xác cho các thi thể bên dưới khu hầm mộ. Hàng ngày, những tu sỹ thay nhau trang điểm cho những xác ướp và... treo lên tường. Khi xác người cuối cùng được mai táng vào cuối năm 1800, hiện tại khu hầm mộ có khoảng 8000 xác ướp.

Điều đặc biệt nữa là cư dân tại Palermo có thói quen phục sức cho những xác ướp với những bộ y phục theo trường phái thời trang thịnh hành nhất của mỗi thời kỳ! Có những xác ướp mặc dù đã tồn tại hơn 200 năm nhưng vẫn diện... comple thời hiện đại.

Đối với những xác ướp được treo trên tường, phần đầu và chân của xác ướp được gắn chặt vào tường, đầu chúc xuống biểu thị như đang cầu nguyện. Có những xác ướp được đặt nghiêm trang, có những xác ướp lại được trưng bày sống động hơn, ví như có 2 xác ướp là trẻ em được đặt trên một chiếc ghế đu nhằm biểu thị sự hồn nhiên và tươi vui của con trẻ.

Theo những nhà quản lý tại hầm mộ tu viện Capuchin cho biết, khi họ tiến hành chỉnh trang dung nhan cho những xác ướp, người nhà của những xác ướp này sẽ phải đóng 1 khoản phí và cùng họ làm đẹp cho xác ướp. Còn đối với những xác ướp vô chủ thì sẽ được xếp lên giá hoặc trưng bày ở những nơi khác mà không phải là tại trung tâm khu hầm mộ.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: "Những ai mới được ướp xác tại đây? Tại sao lại tập trung ở đây mà không phải là những nơi khác? Thực ra, lúc đầu khi xây dựng khu hầm mộ vào thế kỷ thứ 16, người ta chỉ có kế hoạch ướp xác cho những thầy tu dòng Fransix. Nhưng sau này, những người có tiền hoặc có chức vụ cao tại Italia đều muốn được an nghỉ tại khu hầm mộ. Những người này mong muốn dưới sự che chở của đấng tối cao, họ có thể nhanh chóng được lên thiên đường. Vì thế tại thời điểm đó, khu hầm mộ tu viện Capuchin còn được xem như là nơi an nghỉ của những bậc quyền quý.

Những xác ướp tu viện Capuchin dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn giữ nguyên địa vị sang trọng của người chết qua trang phục. Đa phần những xác ướp ở đây đều được khoác lên mình những bộ quần áo được làm từ chất vải cao cấp và đắt tiền.

Điều đặc biệt nhất tại khu hầm mộ chính là phương pháp giữ gìn xác ướp. Các xác ướp được treo lên tường trong hầm mộ, gió được truyền qua các ống làm bằng sứ sẽ làm khô xác ướp trong vòng 8 tháng. Sau đó những xác ướp sẽ được hạ xuống và rửa sạch bằng giấm ăn. Sau những công đoạn này, người ta sẽ sử dụng chất hóa học chống phân hủy để bảo quản xác ướp. Trừ một số xác ướp đặc biệt được cho vào quan tài với nắp làm bằng thủy tinh, những xác ướp còn lại sẽ tiếp tục được... treo trên tường hoặc đặt lên giá.

Mong chúa che chở và không bị lãng quên

Ngay từ hàng nghìn năm trước, thay vì chôn người thân xuống đất, người Châu Âu cổ đại đã tìm một cách thức khác để khiến người chết vĩnh viễn không rời bỏ họ. Thường thì họ sẽ tìm hoặc cho xây dựng một khu hầm mộ rồi đặt quan tài người chết vào đó.

Sau một số năm khi thịt và lục phủ ngũ tạng thối rữa tan đi, họ lấy xương người thân rửa sạch sẽ rồi đem vào các nhà thờ nơi có thể tiếp nhận những bộ xương này. Ai cũng hy vọng rằng những chiếc xương của người thân sẽ nhận được sự che chở của chúa trời khi chúng được trưng bày tại các giáo đường lớn. Tại các nhà thờ lớn khắp Châu Âu ngay từ thời điểm đó, hàng ngày phải tiếp nhận hàng chục bộ xương người khác nhau nhiều đến nỗi phải treo lủng lẳng trên nóc nhà hoặc trên những bức tường trống.

Một lý do khác, ngay từ thời cổ đại với các cuộc chiến tranh thanh trừng sắc tộc hoặc tranh giành quyền lực xảy ra liên miên tại các quốc gia Châu Âu, người ta đã nghĩ tới việc: Nhiều người chết như vậy thì lấy đất ở đâu để chôn? Hơn nữa ngay tại thời điểm đó, nhiều người Châu Âu đã tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng, sau này khi tất cả những người thân mất đi, có ai còn nhớ phần mộ của mình đã ở nơi đó? Và rằng, thế hệ sau nếu không biết thì họ sẽ lại đào mộ lên để chôn người khác xuống. Như vậy những bộ xương cũ sẽ đặt vào đâu?

Sợ rằng những bộ xương của mình sẽ bị chôn xếp chồng hoặc bị lãng quên dưới lòng đất lạnh, vì vậy ngay thời Châu Âu cổ đại người ta đã cho xây dựng rất nhiều những hầm mộ có tên là Beinhaus được đặt trong các nhà thờ. Thậm chí những bộ xương của người chết còn được rửa sạch và trang trí tại các khu nhà thờ với tâm nguyện: Để người sống được nhìn thấy xương của người thân mình khi họ muốn. Hơn nữa do một vài lý do tôn giáo khác nên có nhiều gia đình đã không muốn chôn người thân xuống đất mà bằng cách nào đó để khi thịt tan rữa hết, họ đưa xương vào các nhà thờ để “được gần Chúa”.

Hải Hiền (Theo Global)