Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng

Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng

Thứ 7, 28/01/2023 | 08:00
0
Có từ rất lâu đời, Lễ hội Lồng tồng là hoạt động tín ngưỡng cầu cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, mọi người ấm no, bản làng yên lành.

Nét văn hóa đặc sắc

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày mồng 6 Tết Nguyên đán hằng năm, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk lại phấn khởi tổ chức Lễ hội Lồng tồng để cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, ấm no.

Lễ hội Lồng tồng còn gọi là Lễ hội xuống đồng, có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc – Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng

Lễ hội Lồng tồng thu hút hàng nghìn du khách tham gia.

Mặt khác, Lễ hội Lồng tồng cũng được xem là hoạt động tín ngưỡng để cầu cúng thần nông – vị thần cai quản đồng ruộng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người ấm no, bản làng yên lành.

Để Lễ hội Lồng tồng được diễn ra thành công, người Tày, Nùng thường chọn các thửa ruộng đất tốt nhất, địa điểm thuận lợi.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 2).

Người Tày, Nùng đàn tính, hát then tại Lễ hội Lồng tồng. 

Theo thể lệ từ ngàn xưa, Lễ hội Lồng tồng có 2 phần là phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh. Theo đó, chủ lễ là thầy mo thay mặt bà con trong bản đọc lời khấn khẩn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản một năm mới an khang, tốt lành.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 3).

Người dân tại xã Cư M'gar rộn ràng đến dự Lễ hội Lồng tồng.

Cũng trong phần lễ, du khách và người dân đến tham dự còn được thưởng thức và chiêm ngưỡng mâm cỗ được bày biện chu đáo, đẹp mắt, với đầy đủ hương vị của ngày Tết như: bánh chưng, gà luộc, hoa quả, bánh kẹo, xôi ngũ sắc cùng những nén hương thơm dâng lên thần núi, thần sông cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu; nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đến với Lễ hội Lồng tồng, người dân và du khách khắp nơi còn bị lôi cuốn bởi các hoạt động phong phú tại phần hội diễn ra trong không khí sôi nổi như: Giao lưu văn nghệ, tung còn, bịt mắt đánh trống, bịt mắt bắt vịt, đi câu kiều, lấy cỏ...

Tại đây, tiếng hát then hòa nhịp cùng đàn tính dập dìu như lời mời gọi du khách đến vui chung vui cùng với lễ hội.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 4).

Nhắc đến người Tày, Nùng, không thể không nghĩ đến hình ảnh chiếc đàn tính. 

Với mong muốn được hòa mình vào những nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà cha ông để lại, cụ bà Hoàng Thị Ngãi, 80 tuổi, trú tại thôn 3, xã Cư M’gar vội vã cõng đứa cháu sau lưng để đến tham dự Lễ hội Lồng tồng.

Bà Ngãi cho hay, gia đình bà từ tỉnh Cao Bằng vào Đắk Lắk lập nghiệp từ năm 1991 đến nay. Đến với vùng đất đầy nắng và gió, gia đình bà đã cùng với nhiều người Tày, Nùng tại địa phương chăm chỉ lao động, sản xuất để ổn định cuộc sống.

Cũng theo bà Ngãi, dù cuộc sống mưu sinh không mấy dễ dàng nhưng kể từ ngày sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk, cồng đồng các dân tộc Tày, Nùng đều bảo ban nhau cùng gìn giữ, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ hội Lồng tồng.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 5).

Nghi thức cúng khẩn tạ trời đất, thần linh. 

Theo đó, cứ vào sáng mồng 6 Tết, người Tày, Nùng lại rộn ràng, háo hức nối đuôi nhau đến dự Lễ hội Lồng tồng.

“Năm nay, thời tiết sau Tết Nguyên đán vô cùng thuận lợi để tổ chức Lễ hội Lồng tồng. Đồng thời, các trò chơi dân gian tại lễ hội cũng rất phong phú, đa dạng nên đã thu hút rất nhiều lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia”, chị Lục Thị Huệ, trú tại thôn 3, xã Cư M’gar chia sẻ.

Tạo nguồn cảm hứng giữ gìn văn hóa truyền thống

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Cư M’gar, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Lồng tồng cho biết, trên địa bàn xã Cư M’gar có 4 dân tộc anh em sinh sống, với trên 10.000 dân. Trong đó, các dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 36%. Hằng năm, chính quyền địa phương đều phối hợp với các ngành chức năng và người dân tổ chức Lễ hội Lồng tồng.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 6).

Trò chơi bịt mắt bắt vịt thu hút nhiều người tham gia chơi, cổ vũ. 

Theo ông Sỹ, với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Lễ hội Lồng tồng chính là tài sản văn hóa tinh thần vô giá.

Bởi lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng, mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 7).

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Cư M’gar phát biểu khai mạc lễ hội.

Phó Chủ tịch UBND xã Cư M’gar cũng cho biết, việc tổ chức Lễ hội Lồng tồng hàng năm đã thu hút khoảng 10.000 lượt du khách đến tham dự.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị trong và ngoài huyện Cư M’gar không quản ngại đường xá xa xôi, cũng đến đóng góp cho lễ hội với những tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc, ấn tượng.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 8).

Nhiều cháu nhỏ hăng hái tham gia trò chơi đi qua cầu kiều.

“Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lễ hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng diễn ra ngày càng sôi nổi, phong phú hơn, đảm bảo các yếu tố văn hóa dân gian. Từ đó, đã thu hút du khách đến tham dự lễ hội ngày một đông, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc”, ông Nguyễn Văn Sỹ chia sẻ.

Cũng có mặt tại lễ hội, ông Y Wem Hwing, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar thông tin, hàng năm UBND huyện đều quan tâm, hỗ trợ về kinh phí, trang thiết bị để tạo điều kiện cho bà con tổ chức Lễ hội Lồng tồng nhằm mục đích tạo nguồn cảm hứng giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng.

Đồng thời, góp phần động viên tinh thần bà con cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, để những năm tới mùa màng bội thu. Mặt khác, qua đó cũng tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Cư M’gar để gìn giữ văn hóa truyền thống.

Văn hoá - Rộn ràng Lễ hội Lồng tồng (Hình 9).

Du khách hào hứng với trò chơi bịt mắt đánh trống. 

Ông Y Wem Hwing cho biết, ngoài Lễ hội Lồng tồng, thời gian qua, các dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn đã gìn giữ rất tốt các nét văn hóa truyền thống từ trang phục, đàn tính, hát then rất đặc sắc.

“Việc gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc có ý nghĩa sâu sắc trong công tác phát triển du lịch. Bởi văn hóa truyền thống, đặc biệt là các lễ hội đã tạo sức thu hút khách du lịch thập phương. Từ đó, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của huyện Cư M’gar cũng như bản sắc văn hóa đặc sắc và vô cùng phong phú của cộng đồng 24 dân tộc trên địa bàn huyện”, ông Y Wem Hwing nhấn mạnh.

Khánh Ngọc

Bình Thuận: Tưng bừng Lễ hội đua thuyền mừng xuân Quý Mão

Thứ 2, 23/01/2023 | 19:45
Vào lúc 13h ngày 23/1, Lễ hội đua thuyền mừng xuân Quý Mão chính thức khai mạc, với sự tham gia của hơn 300 vận động viên đến từ các đơn vị ở Tp.Phan Thiết.

''Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn di sản văn hóa"

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:59
Theo chuyên gia, trong quá trình khai thác du lịch, các DN phải đồng hành với bảo tồn di sản văn hoá cho thế hệ tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Cùng tác giả

Nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu trong lúc cả thành phố đang cách ly xã hội

Thứ 4, 12/08/2020 | 10:20
Trong lúc toàn thành phố đang thực hiện cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 thì một nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu tại văn phòng đại diện của công ty xổ số.
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.