Rừng bị cạo trọc, rút ruột

Rừng bị cạo trọc, rút ruột

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:54
0
“Nếu rừng nghèo thì bằng các biện pháp khôi phục chứ không phải cho chuyển đổi hay phá đi để thực hiện các dự án kinh tế".

Từ ngày 12 đến 15/5, viện tư vấn phát triển (CODE) và liên minh Oxfam tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất đai. Kết quả khảo sát của nhiều tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Việt Nam và các viện, trường đại học, chuyên gia độc lập… cho thấy rừng Việt Nam đang đối mặt với quá nhiều nguy cơ.

Việt Nam Xanh - Rừng bị cạo trọc, rút ruột

Rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng (huyện Dương Minh Châu – Tây Ninh) đang đứng trước nguy cơ chuyển đổi mục đích để xây dựng phim trường

Rừng chỉ còn… vỏ

Ông Phạm Quang Tú, phó viện trưởng viện CODE, nêu lên một thực tế hiện nay là nhiều cánh rừng chỉ còn… vỏ, đi sâu vào lõi đã bị rút hết ruột như rừng tự nhiên ở huyện Hương Khê – Hà Tĩnh.

GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trường, nhận định: Báo cáo của các bộ, ngành liên quan về tỉ lệ đất rừng đủ tiêu chuẩn, phủ kín đất rừng… khoảng 37% – 38% chỉ là con số trong mơ, chưa nói đến chất lượng rừng không bảo đảm, ngay cả tỉ lệ thực tế cũng không cao đến như vậy.

“Rừng Tây Bắc đã bị cạo trọc, rừng Tây Nguyên thì đang suy giảm nhanh chóng. Hiện nay, có phong trào lấy lý do rừng nghèo kiệt để chuyển đổi mục đích nhưng trên thực tế rừng không nghèo kiệt cũng chuyển đổi. Chúng ta phải xác định rõ bảo vệ rừng tức là phải còn rừng chứ không chỉ bảo vệ đất rừng” – ông Võ nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Quang Tú cho rằng tại nhiều cánh rừng ở Tây Nguyên, cơ quan quản lý xác định là nghèo kiệt để giao cho các dự án kinh tế nhưng thực tế có những cánh rừng còn trữ lượng gỗ rất cao và dự án chỉ nhằm mục đích khai thác gỗ.

“Nếu quả thật rừng nghèo kiệt thì dùng các biện pháp để khôi phục chứ không phải phá đi hay cho chuyển mục đích vì diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam không còn nhiều” – ông Tú kiến nghị.

“Địa chủ” mới

Hiện nay, đất rừng tại các lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, thậm chí quá lãng phí. Năm 2003, bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh” với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các lâm trường quốc doanh; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội địa phương và bảo đảm an ninh quốc phòng…

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28, các mục tiêu vẫn chưa thực hiện được. Các lâm trường có quá nhiều đất đến không quản lý xuể, việc quản lý hầu như chỉ dựa trên giấy tờ là chính trong khi người dân thiếu hoặc không có đất sản xuất. Từ đó, lâm trường cho người dân thuê lại và trở thành “địa chủ” mới. Nhiều nơi, lâm trường không giao đất cho người dân sản xuất, quản lý mà chỉ giao cho các doanh nghiệp, tạo nên bất công xã hội. Điều này đã dẫn đến tình trạng phá rừng xâm canh, lấn chiếm đất lâm trường… của người dân và phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa lâm trường và người dân ngày càng gay gắt.

Kết quả tham vấn cộng đồng của Oxfam và Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hội mới đây cho thấy cuộc sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn gắn với rừng. Trước đây, họ được khai thác và bảo vệ đất và rừng nhưng giờ thiếu cả đất ở lẫn đất sản xuất, dẫn đến thiếu đói thường xuyên.

Theo ông Phạm Quang Tú, Nghị quyết 28 chưa phát huy hiệu quả như mong muốn là do cách thực hiện. Đơn cử là việc chưa đánh giá lại quá trình, hiệu quả của các nông – lâm trường (được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đây là gốc của toàn bộ vấn đề, việc đánh giá chưa đúng kéo theo các biện pháp cải cách về sau đều sai. Bên cạnh đó, các nông – lâm trường là “con đẻ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên chuyện bộ này cố sống cố chết để giữ lại dù hoạt động không có hiệu quả là điều dễ hiểu.

Giao đất rừng cho cộng đồngLiên minh Oxfam khuyến nghị đưa các quy định về quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cụ thể, Nhà nước giao đất đã được các nông, lâm trường quốc doanh giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định. Đối với đất nông, lâm trường quốc doanh sử dụng không đạt năng suất và sản lượng trung bình tại địa phương thì Nhà nước thu hồi và giao cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất.

Theo Người lao động

Phá rừng phòng hộ, 21 hộ dân bị phạt 1,5 tỷ đồng

Thứ 2, 13/05/2013 | 11:32
21 hộ dân ở xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) đã có hành vi phá rừng phòng hộ, gây thiệt hại với tổng diện tích hơn 122.000 m2.

Khởi tố vụ phá rừng Pơ mu tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Thứ 2, 06/05/2013 | 17:34
Sáng ngày 6/5, đại tá Bùi Đình Quang, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã thay mặt ban chuyên án công bố Quyết định khởi tố vụ án: "Chặt phá rừng đặc dụng ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang".

Bắt 2 đối tượng chặt phá rừng phòng hộ

Thứ 6, 05/04/2013 | 11:04
Chiều 4/4, tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban (Lâm Hà), cho biết, cán bộ lâm nghiệp của đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Khắc Hiền (27 tuổi, ngụ xã Hoài Đức, Lâm Hà) về hành vi chặt hạ trái phép rừng phòng hộ xung yếu nằm trên địa bàn xã Phi Tô (Lâm Hà).

Những đối tượng trong vụ chặt phá rừng lớn nhất Hà Tĩnh

Thứ 6, 01/02/2013 | 09:12
Được sự tiếp tay của nguyên trưởng Ban quản lý bảo vệ xây dựng rừng – Phạm Anh Tuấn, các đối tượng “đầu nậu” đã tổ chức khai thác một khối lượng cực lớn gỗ các loại và vận chuyển trái phép ra ngoài một cách trót lọt.