Rừng đầu nguồn Ngàn Me bị tàn phá nghiêm trọng

Rừng đầu nguồn Ngàn Me bị tàn phá nghiêm trọng

Thứ 3, 20/08/2013 | 10:43
0
Nhiều tháng qua, khu vực rừng Ngàn Me thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã bị tàn phá nghiêm trọng, không những mất tài nguyên rừng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, khả năng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kéo theo nhiều bất ổn về an ninh trật tự tại địa bàn.

Theo nhiều người dân địa phương, việc chặt phá rừng Ngàn Me diễn ra từ nhiều năm ngay nhưng các đối tượng khai thác lâm sản trái phép chỉ chặt phá nhỏ lẻ để lấy gỗ, lấn đất rừng, mỗi năm khoảng vài ha. Từ khoảng tháng 2/2013 đến nay, nhiều người tiến hành chặt phá rừng ồ ạt, công khai và triệt để với mục đích để chiếm đất trồng rừng mới.

Việt Nam Xanh - Rừng đầu nguồn Ngàn Me bị tàn phá nghiêm trọng

Phá rừng là hiện tượng nhức nhối tại nhiều địa phương 

Ước tính sơ bộ, hiện diện tích rừng bị phá đã lên tới hàng chục ha. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, rừng Ngàn Me nằm trên địa bàn xã Tân Lợi do Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên quản lý với diện tích khoảng 600 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên đầu nguồn là 197,3 ha. Năm 2006, xã Tân Lợi đã đề nghị tỉnh Thái Nguyên quy hoạch diện tích 197,3 ha rừng tự nhiên đầu nguồn là rừng phòng hộ và giao cho địa phương quản lý.

Đến năm 2011, khu vực này đã được cắm mốc chỉ giới quy hoạch là rừng phòng hộ và Chi Cục Lâm nghiệp Thái Nguyên đã bàn giao chỉ giới cho UBND huyện Đồng Hỷ và UBND xã Tân Lợi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, khu vực rừng này vẫn đang chờ quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận diện tích trên là rừng phòng hộ.

Song theo các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, dù rừng đầu nguồn Ngàn Me chưa phải là rừng phòng hộ thì việc chặt phá rừng vẫn trái với quy định của pháp luật bởi muốn trồng rừng, khai thác rừng phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Đáng lưu ý, từ cuối tháng 5/2013, chính quyền xã Tân Lợi, các ngành chức năng và đơn vị chủ rừng là Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên đã 4 lần kiểm tra tại các khu vực rừng đầu nguồn Ngàn Me bị chặt phá, nhưng cũng chỉ lập biên bản ghi lại hiện trạng chứ không xác định được hoặc bắt được đối tượng nào phá rừng.

Ông Nghiêm Sơn Hà, phó chủ tịch UBND xã Tân Lợi cho biết, khu vực chặt phá có trách nhiệm của Công ty lâm nghiệp cho người dân vào trồng cây ở gần khu vực rừng đầu nguồn, trách nhiệm chính trong quản lý, bảo vệ rừng ở đây là Hạt kiểm lâm huyện. Về phía địa phương nhận thấy trách nhiệm trong quản lý nhưng do địa bàn xã đường sá đi lại khó khăn, phụ cấp ít, lực lượng mỏng… nên việc quản lý, bảo vệ rừng rất khó khăn.

Còn đại diện Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên lại cho rằng tuy đã được Nhà nước giao quản lý nhưng không có kinh phí, trước đây lại chỉ giao chỉ tay trên giấy, không có đo đạc, ranh giới cụ thể nên khó quản lý. Phía Kiểm lâm thì cho rằng để xảy ra tình trạng phá rừng Ngàn Me một phần do lỗi của cấp chính quyền địa phương và chủ rừng…

Rõ ràng, để xảy ra tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn Ngàn Me chủ yếu công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền xã Tân Lợi, Hạt kiểm Lâm Đồng Hỷ và Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên còn buông lỏng, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cần phải vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng vi phạm các quy định trong quản lý và bảo vệ rừng đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng suốt một thời gian dài ở khu vực rừng Ngàn Me.

Theo Tin tức

Một chủ tịch xã có dấu hiệu 'bảo kê' phá rừng

Thứ 4, 24/07/2013 | 08:34
Ngày 23-7, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư huyện Sơn Hòa (Phú Yên), cho biết: Huyện ủy vừa giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy kiểm tra dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý rừng và “bảo kê” người khác phá rừng của ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Sơn Định.

Thủy điện phá rừng: 'Chặt một cây ngoài mốc giới, bắt ngay!'

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:14
Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh có diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện nhiều nhất nước đều khẳng định, không có chuyện phá rừng làm thủy điện, rừng chuyển đổi là rừng nghèo, không có mấy gỗ.

Thủy điện phá rừng: Vụ trưởng bảo không, báo cáo nói có

Chủ nhật, 30/06/2013 | 10:59
Khi trả lời báo chí Vụ trưởng Vụ Sử dụng rừng khẳng định khó có chuyện lợi dụng các dự án thủy điện để chặt phá rừng, thì báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Chính phủ lại đề cập có tình trạng “vùng lòng hồ, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm, rừng bị phá không kiểm soát được”.

Bảo vệ san hô bằng cách không phá rừng

Thứ 6, 07/06/2013 | 15:54
Bảo vệ rừng cũng sẽ có tác dụng bảo vệ các rặng san hô dưới biển, do việc làm này sẽ hạn chế khối lượng chất trầm tích đổ vào biển.

Phá rừng - phá cuộc sống của chính mình

Thứ 5, 20/06/2013 | 11:53
250.000 hectar rừng rậm bị chặt hạ mỗi tuần. Hàng nghìn cây xanh bị de dọa khi con người xây dựng một sân golf...

Khởi tố vụ phá rừng Pơ mu tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Thứ 2, 06/05/2013 | 17:34
Sáng ngày 6/5, đại tá Bùi Đình Quang, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã thay mặt ban chuyên án công bố Quyết định khởi tố vụ án: "Chặt phá rừng đặc dụng ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang".

Cận cảnh phá rừng ở Quảng Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kê của các cơ quan chức năng, 10 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh có 321.086m2 rừng tự nhiên bị tàn phá.