Quan niệm 'sành ăn' rợn người của các đại gia phố núi

Quan niệm 'sành ăn' rợn người của các đại gia phố núi

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:36
0
Các đại gia phố núi vẫn coi việc "ăn tươi, nuốt sống" từ động vật hoang dã là những loại thuốc cực bổ. Với quan niệm "sành ăn" rợn người đó, họ sẵn sàng thuê người lùng sục khắp các núi rừng tìm các món quái dị.

Những món ăn rùng rợn

Trong những chuyến công tác tại các tỉnh miền sơn cước, tôi đã nhiều lần được tiếp xúc với các đại gia phố núi. Có những lần, vô tình trong bữa tiệc tiếp khách của các vị, tôi đã không khỏi hoảng hồn với thực đơn rùng rợn, ghê gớm mà họ coi là các món đặc sản chỉ có ở miền núi rừng.

Xã hội - Quan niệm 'sành ăn' rợn người của các đại gia phố núi

Một con khỉ bị làm thịt (Ảnh minh họa)

Tại chuyến công tác tại cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn), tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh những ông chủ cùng đại gia liên hoan bằng bữa tiệc "uống máu" dúi (một loại thú rừng hoang dã hiếm họ gặm nhấm - PV) tại một quán ven đường. Một vị khách túm lấy từng con dúi nhấc lên, rồi dùng dao sáng quắc lia "xoẹt" một cái, máu bắn tung tóe, người khác lấy bát hứng những tia tiết phun ra.

Họ đổ vào mồm nhau, nuốt ừng ực. Có người cẩn thận hơn, "phối" thêm ít rượu, ít rau thơm ăn kèm. Người dân địa phương cho rằng, tiết dúi không hề tanh mà còn có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến thần kinh. Sở dĩ dân buôn bán ưa chuộng tiết dúi, vì theo họ, nó giúp cho cái đầu tỉnh táo trước và trong mỗi phi vụ làm ăn. Trước đây, dúi ở vùng này có rất nhiều nên giá bán rất rẻ, khoảng 300 ngàn đồng/kg. Do sự đồn đại về mức độ bổ dưỡng của tiết dúi nên rất nhiều người săn lùng, dẫn đến cạn kiệt. Hiện để mua được một con dúi hoang dã là rất hiếm và thường cũng có giá hàng chục triệu đồng.

Ông Bá, chủ chuyên buôn hàng tươi sống ở đất Lạng Sơn cho hay: Khoảng 20 năm về trước, khắp các vùng núi rừng Đông Bắc và Tây Bắc còn nhiều động vật quý hiếm. Ngày ấy, đời sống người dân khó khăn nên họ lấy việc săn bắn để cải thiện bữa ăn. Săn bắn được, họ đều giết thịt và nấu chín để ăn. Nhưng đến thời đại văn minh như bây giờ, động vật quý hiếm gần như đã cạn kiệt, họa hoằn lắm mới có người bắt được con nai, hươu, hoẵng, lợn lòi nên nó thành "độc". Thám được tin, đại gia lại đến tận nơi, bỏ rất nhiều tiền để "bê" nguyên con về thưởng thức. Con vật vừa được giết mổ, họ dùng dao xẻo từng miếng thịt nhai rau ráu. Họ cho rằng, ăn thịt tươi như vậy vừa ngon lại vừa bổ. Có người dùng dao thái từng lát mỏng rồi lấy chanh vắt cho miếng thịt hơi thâm lại mới dám ăn.

Gan lợn lòi vẫn luôn là món khoái khẩu cho các đại gia. Họ sẵn sàng chi vài ba triệu chỉ để thưởng thức những lá gan tươi rói và đỏ hỏn máu này. Có đại gia quan niệm rằng, việc "ăn tươi nuốt sống" gan lợn lòi đực sẽ giúp cơ thể mạnh mẽ, kiên cường như những con lợn lòi tinh quái, luôn tránh mọi cuộc xung đột, mỗi khi ra trận đều khiến cho đối thủ khiếp sợ".

Chứng kiến đại gia ăn óc khỉ sống tại Lai Châu hơn hai năm trước, tôi vẫn bị ám ảnh. Con khỉ bị một người thợ săn bẫy kẹp dẫn đến gẫy chân. Khi biết tin, một người giàu có trong vùng đã đến mua với giá 1,1 triệu/kg (cân nguyên con - PV). "Tay" này không phải mua về nấu cao như thông thường mà chỉ để thưởng thức món óc khỉ sống. Chúng trói con khỉ dưới gầm bàn đã được khoét một cái lỗ to bằng bát, vừa lọt thỏm một nửa khoang hộp sọ khỉ lên. Sau đó, họ dùng một con dao cực sắc và vạt thật mạnh. Sau đường lia dao đó là một bộ sọ màu trắng nhộm với máu lộ ra, cựa quậy. Họ bỏ ít gia vị và chút rau húng, rau răm rồi lấy thìa múc ăn ngon lành, mặc cho nước mắt con khỉ cứ trào ra và kêu la thảm thiết. Được biết, món ăn này xuất phát từ sở thích của Từ Hy Thái Hậu (đời nhà Thanh, Trung Hoa) với lý do ăn óc khỉ có thể chữa các bệnh liên quan đến thần kinh. Theo đó, một số "trọc phú" của Việt Nam học theo và để khẳng định mình là người chịu chơi và sành chơi.

Xã hội - Quan niệm 'sành ăn' rợn người của các đại gia phố núi (Hình 2).

 "Ăn óc khỉ" là một hành động man rợ vô đạo đức mà những kẻ "trọc phú" phố núi ưa thích (Ảnh minh họa)

"Thuốc bổ gan" từ... nấm cực độc

Nuốt mắt "chúa tể bầu trời" với hy vọng thống lĩnh thế giới ngầm

Ngoài ra, một số kẻ lắm tiền nhiều của, làm ăn trong "thế giới ngầm" thường tìm mua bằng được đại bàng lửa để lấy mắt, nuốt chửng với hy vọng sẽ có đôi mắt tinh tường, có thể nhìn thấu tâm địa đối phương và có thể thống lĩnh kẻ khác. Được biết thịt đại bàng ăn rất tanh nên đại gia phố núi chỉ sở hữu làm cảnh hoặc lấy một số bộ phận như mắt, mật để làm thuốc.

Ngoài các món ăn, đại gia phố núi còn sở hữu được nhiều bình rượu thuốc quý vừa để nâng tầm sang trọng khi tiếp khách, vừa để bồi bổ sức khỏe và nâng cao khả năng "phòng the". Một trong những loại được ưa thích nhất đó là hũ rượu ngâm bìm bịp gẫy chân. Để có được loại rượu này, các đại gia chi vài triệu đồng để thuê người bắt bằng được tổ chim bìm bịp.

Khi tìm thấy tổ bìm bịp, người thợ sẽ bẻ gẫy hết chân của những con chim non. Sau đó lấy dây buộc con chim non đó vào cành cây để tránh hiện tượng chim bố và chim mẹ tha con đi. Khi nhìn thấy con mình bị thương, chim bố và chim mẹ sẽ bay đi tìm các loại lá thuốc về đắp cho chim con. Người thợ phải theo dõi vài ngày, khi thấy các chân chim vừa liền lại sẹo phải nhanh chóng đem về bỏ vào bình và ngâm sống. Việc uống rượu ngâm bìm bịp gẫy chân có thể giúp cho thể lực dẻo dai, sinh tinh, bổ khí... Đối với những người bị bệnh về đường hô hấp, xương khớp thì đây quả thực là một loại "thần dược"(?).

Ông Đ., chủ buôn bán hàng tươi sống nức tiếng ở huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) cho hay: Thuốc bổ gan, giải rượu, tăng cường sinh lực được chế từ nấm lim (nấm mọc trên thân và dưới tán của cây lim - PV). Nấm lim là loại nấm độc liệt vào dạng bảng A. Nhưng, bằng mẹo nhỏ, có thể biến thành thuốc bổ. Chỉ cần dùng rượu có nồng độ trên 50 độ rửa thật sạch những sợi lông nhỏ li ti, dùng ngâm rượu thì hết độc.

Món ăn đắt nhất miền sơn cước

Một món ăn mà giới buôn bán hàng tươi sống đồn đại với nhau chính là món "thập toàn đại bổ" được tổng hợp từ các con vật quý hiếm như: Hổ mang chúa già, gà rừng (con trống), gà gô, mèo già, tong tóng, tắc kè rừng, dúi, rùa, chuột rừng. Mỗi thứ chỉ lấy một con. Tuyệt đối không được cắt tiết mà phải bóp cổ, thắt cổ con vật cho đến chết. Toàn bộ khâu làm thịt không được dùng đến nước lã mà phải dùng rượu. Quá trình chế biến, phải chặt từng khúc nhỏ rồi xếp ngay ngắn vào một cái khay rộng.

Có thể cho thêm các gia vị như mã kích tím, cây sắn dây, cây mọc ngược (ở nhiều tỉnh khu vực Đông Bắc không còn loại gia vị này nữa, vì nó dường như đã tuyệt chủng do nạn thu mua thảo dược theo kiểu tận diệt của Trung Quốc). Làm món này còn cầu kỳ ở chỗ, dùng muối từ cỏ tranh. Đem cỏ này đốt rồi gạn lấy vị mặn của nó để làm muối. Sau đó, đổ rượu ngập qua và cho vào cái nồi bằng thuỷ tinh, hấp cách thủy trong khoảng thời gian 5 tiếng đồng hồ. Khi chín, phải ăn nóng mới cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngọt, độ dai của các vị hòa quyện với nhau.

Sở dĩ món ăn này được coi là "thập toàn đại bổ" vì đó là sự tổng hợp của tất cả kinh nghiệm về những con động vật có "sự bổ béo" và vị thuốc riêng. Có người ví món ăn này bằng những câu nói dí dỏm như: "Một người ăn hai người khỏe, ăn một bữa no cả tuần, không có vị thuốc nào bổ bằng". Được biết, món này chỉ dành cho các đại giạ tiếp khách quý để thể hiện mức độ chịu chơi và sành chơi của họ. Chính vì vậy, giá một bữa "thập toàn đại bổ" lên đến hàng trăm triệu đồng. Đó quả là con số khủng khiếp ở những phố huyện nghèo, nơi người dân phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi.    

Hoàng Thế Tào

Những đặc sản 'giãy giụa' của VN khiến thế giới kinh sợ

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:14
Việt Nam đóng góp hai “đặc sản” trong danh mục các món ăn "sống nhăn, giãy giụa và khủng khiếp” trên thế giới.

Những đặc sản Việt vào top món ăn kinh dị TG

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:10
Thịt chó và thịt chuột ở Việt Nam được cho là 2 trong số những món ăn kỳ dị nhất trên thế giới.

Tứ đại đặc sản 'thối, hôi, ghê, gớm' ở Mường La

Thứ 2, 17/06/2013 | 16:28
Huyện Mường La (Sơn La) vốn nổi tiếng với những "kỳ hoa dị thảo", nhưng đến Mường La mà chưa được thưởng thức "kỳ quặc món" thì coi như chưa biết về Mường La.

Lạnh người cảnh chế biến đặc sản... thịt chuột

Thứ 4, 22/05/2013 | 16:27
Bỏ qua các căn bệnh từ chuột như dịch hạch, hanta…, người dân một số nơi trên địa bàn Hà Nội vô tư bắt và ăn thịt chuột.

Bơm gạch, tẩm hóa chất cho cua chết thành đặc sản

Thứ 5, 25/04/2013 | 10:05
Ít ai biết phía sau vẻ đẹp tuyệt vời của tự nhiên là những 'công nghệ rợn người' biến hóa cua ghẹ chết thành 'đặc sản', ngâm ổi vào hóa chất sản xuất sơn để có ổi 'đào, tiên'.

Thâm nhập chuyến đi 'săn'... đặc sản vùng cao

Thứ 2, 28/01/2013 | 08:32
Lạp sườn hun khói, thịt gác bếp - món ăn truyền thống của người dân tộc vùng cao Tây Bắc đang được giới sành ăn Hà thành đánh giá rất cao. Đặc trưng từ cách làm cho tới hương vị của nó khiến bất kì ai thưởng thức đều trầm trồ, khen ngợi. Và, trong chuyến công tác nơi rẻo cao Yên Bái gần đây nhất, tôi cũng không bỏ lỡ dịp đi... "săn" đặc sản.

Món ăn đặc sản được nhiều nhà hàng săn lùng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
– Cá Bỗng giờ đây đã trở thành món ăn bổ dưỡng, quý hiếm của các nhà hàng.