Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (1)

Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (1)

Thứ 2, 29/07/2013 | 16:05
0
Một người dân ở xã Hiền Lương (Đà Bắc - Hòa Bình) đã lặn lội xuống Hà Nội báo tin cho tôi: "Nhà báo ơi! Rừng quê tôi đang bị chảy máu, mong nhà báo cứu giúp. Cả đời tôi gắn bó với rừng, giờ thấy rừng bị phá mà đau lòng". Từ lời thỉnh cầu đó, tôi đã lên đường điều tra về tình trạng phá rừng trên thượng nguồn sông Đà.

Phần 1: Tìm vào lãnh địa

Từ Nhà văn hóa xóm Ké (xã Hiền Lương), tôi và anh bạn đồng nghiệp phải gửi lại xe máy rồi cùng chiếc ba lô đựng đồ nghề, 5 chai nước bắt đầu hành trình leo hàng chục kilômét đường rừng, qua bao nhiêu "lô cốt" trong thung lũng để "mục sở thị" cảnh rừng bị phá.

Người chỉ đường không dám lộ mặt

Trước khi đi, tôi có liên lạc với chị Cúc (tên nhân vật đã thay đổi), người đã báo tin, thì chị bảo: "Chị phải ở lại Hà Nội có việc nên em cứ theo địa chỉ chị cho mà đi nhé!", nhưng sau đó, chị thú nhận không dám dẫn chúng tôi đến tận nơi là vì sợ bị trả thù. Tôi gặng hỏi: "Nhà chị giờ còn ai không?", chị bảo: "Cả nhà đi làm thuê hết rồi, chỉ còn thằng con trai, nhưng nếu nó đưa em đi, chúng mà biết thì không sống yên được đâu". Tôi phải thuyết phục chị rằng, chỉ cần cho chúng tôi gửi đồ đạc và chỉ vị trí khu rừng đang bị chặt phá là được…

Việt Nam Xanh - Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (1)
Gỗ bị "xẻ thịt" ngổn ngang.

Sau đó, tôi gọi cho Sinh, con trai chị (nhân vật đã được đổi tên-NV) và trình bày lý do, nghe xong, anh này đồng ý, khi nào chúng tôi tới nơi thì liên lạc. Từ Hà Nội lên đến xã Hiền Lương, vừa đi vừa nghỉ mất gần 5 giờ. Từ thị trấn vào xã chỉ có con đường độc đạo duy nhất từ trên cao chúi xuống thung lũng, dài gần 10km. Đây là khu vực đầu nguồn con sông Đà thơ mộng, xã Hiền Lương có 8 thôn với 477 hộ (hơn 2.000 khẩu) sinh sống, phía sau là những dãy núi cao chót vót, có vai trò quan trọng trong việc chống xói lở.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nhiều khu đồi ở đây đã trọc lốc. Qua UBND xã Hiền Lương khoảng 200m, tôi quyết định gọi cho Sinh, nhưng Sinh tắt máy không nghe. Gần 5 phút sau, chúng tôi gọi lại thì thuê bao không liên lạc được, gọi cho chị Cúc, tình trạng cũng tương tự. Có lẽ cả hai mẹ con họ đều sợ bị trả thù.

Đoán chừng hành trình sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, chúng tôi bèn nhập vai là dân đi mua chim rừng, rồi tạt vào một quán cóc tại xóm Ké hỏi chuyện. Chủ quán là người theo đạo Thiên Chúa, từ bên Phú Thọ sang đây lập nghiệp. Dò khéo mãi gã mới chép miệng bảo: "Gớm, nhìn ở ngoài vậy thôi chứ bên trong rừng bị chặt phá dữ lắm!". Ngay sau đó gã tỏ vẻ nghi ngờ chúng tôi rồi liên tục hỏi quê ở đâu, tại sao lại vào nơi này…

Anh bạn đồng nghiệp bạo gan nói bừa rằng có quen anh Sơn ở trong xã. Nào ngờ gã này thay đổi hẳn thái độ, hỏi: "Có phải Sơn béo không?". Tôi giả vờ hỏi lại: "Thế anh quen anh Sơn à?". Gã nhìn chúng tôi hồi lâu không nói gì, sau đó tôi và anh bạn trả tiền rồi ra khỏi quán, đi dọc qua đầm Ké, rồi lên xóm Mái, xóm Ngù, chỉ thấy rừng mênh mông, không biết khu rừng bị chặt phá nằm ở vị trí nào. Tôi lấy điện thoại gọi cho chị Cúc thêm một lần nữa, điện thoại đổ chuông rồi một giọng nói run run cất lên: "Em ơi, hay thôi đi có được không, chị sợ người ta phát hiện lắm!", rồi chị tắt máy.

Bỗng có tin nhắn, đó là của Sinh, với nội dung: "Giờ ở đâu rồi", nhưng khi tôi gọi điện lại thì Sinh không nhấc máy, thay vào đó là số điện thoại của chị Cúc gọi đến, chị bảo: "Em đừng vào nhà chị nhé, giờ chị chỉ có thể chỉ cho em là cứ đi theo con đường mòn sau nhà văn hóa xóm Ké là vào được khu rừng Bưa Chùng, nơi rừng bị chặt phá, mọi việc tiếp theo em phải tự lo lấy", rồi tắt máy.

Để gửi xe trong xóm sao cho hợp lý không bị nghi ngờ, tôi quyết định lấy trong cốp xe ra cái kìm, rồi cắt đứt phanh trước, nói với gã chủ quán nước là muốn vào đầm Ké tắm nhưng xe đứt phanh đành gửi lại ở đây đi bộ. Để lấy lòng gã chủ quán, tôi còn phải mua cho gã 3 chai nước ngọt rồi lên đường.

Việt Nam Xanh - Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (1) (Hình 2).
Phóng viên bên một khúc gỗ mới bị "xẻ thịt".

Vượt núi vào lãnh địa khai thác gỗ

Ngay sau nhà văn hóa xóm Ké là một con đường mòn vắt thẳng lên đồi cao. Thú thật, vừa nhìn tôi đã rợn cả người. Đường vừa dựng đứng, lại heo hút, dọc hai bên đường là rừng luồng bạt ngàn. Đi mất gần 2 giờ mà vẫn chỉ thấy rừng luồng xanh um, tuyệt đối không có bóng một cây gỗ nào. Đồng nghiệp đi cùng tôi miệng thở hồng hộc bảo: "Nơi heo hút thế này toàn là luồng, chứ có đâu rừng gỗ, hay là mình bị chơi đểu?".

Tôi cũng hơi băn khoăn, song căn cứ vào thái độ của hai mẹ con chị Cúc, tôi thấy không có lý do gì họ "lừa" mình nên quyết định đi tiếp. Leo được khoảng nửa giờ đồng hồ, chúng tôi thấy chân tay mỏi nhừ nên phải ngồi nghỉ trên tảng đá bên đường. Đồng nghiệp của tôi lo lắng nói: "Có mấy chai nước mà mới đi được một quãng đã hết, khéo không chết vì lâm tặc cũng chết vì khát mất thôi…". Tôi trấn an đồng nghiệp rồi lấy điện thoại ra gọi cứu viện, nào ngờ điện thoại của cả hai mẹ con chị Cúc đều không liên lạc được.

Chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Càng lên cao đường càng dốc. Tiếp tục leo gần 30 phút nữa, bỗng nhiên trước mắt hiện ra những cánh rừng bạt ngàn, với nhiều cây gỗ khá to. Tôi tỏ vẻ vui mừng thì đồng nghiệp lắc đầu bảo: "Xem ra để vào được khó đấy chú ạ!". Rồi gã chỉ vào hai cái lán nằm ở hai bên đường, có thể là "lô cốt" của bọn lâm tặc. Để tránh bị theo dõi, chúng tôi quyết định đi dọc theo sườn núi gần 1km nữa, rồi mới tìm lối rẽ xuống con đường dẫn vào khu rừng bị phá. Vừa đi xuống lại thấy có một ngôi nhà khác, bên hiên là một người đàn ông đang bổ củi. Bỗng "đét" một cái như có ai đó đằng sau dùng gậy vụt vào vai, tôi vội quay lại, hóa ra là con trâu quẫy đuôi vấy bùn vào người.

 Việt Nam Xanh - Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (1) (Hình 3).

Chúng tôi bò chầm chậm dưới những nương ngô, vẳng nghe đâu đó tiếng cưa xăng đang gào thét, định ngóc đầu ra thì lại gặp lán canh chắn ngang đường vào khu rừng Bưa Chừng. Đến lúc không còn lối nào nữa, chúng tôi quyết định ra khỏi vườn ngô, nhưng vừa ra đã gặp 2 vợ chồng đang bẻ ngô. Bà vợ nghi ngờ hỏi: "Làm gì, tại sao vào đây?". Tôi bảo: "Chúng cháu là sinh viên đang đi nghiên cứu về giống ngô nên đi lên đây ạ!". Bà vợ nhìn chúng tôi rồi nháy mắt cho chồng một cách tinh quái, ông chồng ngay sau đó lẩn ra một góc gọi điện thoại cho ai đó. Bỗng nhiên tiếng cưa xăng ở trong rừng Bưa Chùng đường lên Thuần Châu im bặt.

Dọc đường lên Thuần Châu, chúng tôi vẫn thấy một vài người đưa đôi mắt nhìn chúng tôi như cú vọ. Khi vào tới rừng Bưa Chùng, ba người đang cầm cưa máy, thấy chúng tôi liền bỏ chạy. Tiếp tục đi một quãng nữa, chúng tôi phát hiện một đống mùn gỗ chất cao trên bãi cỏ. Bốc một nắm lên ngửi thì thấy mùn gỗ vẫn còn thơm lựng, chắc vừa cưa xong. Chúng tôi bạo gan đi thêm vài mét nữa, lại phát hiện những thanh gỗ khá lớn nằm bên vệ đường, rồi lại tiếp tục có những đống mùn gỗ còn thơm mùi nhựa.

Lúc này trời đã nhá nhem tối...

Phần 2: Trắng đêm theo dấu lâm tặc

Theo Kinh tế Nông thôn

Một chủ tịch xã có dấu hiệu 'bảo kê' phá rừng

Thứ 4, 24/07/2013 | 08:34
Ngày 23-7, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư huyện Sơn Hòa (Phú Yên), cho biết: Huyện ủy vừa giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy kiểm tra dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý rừng và “bảo kê” người khác phá rừng của ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Sơn Định.

Thủy điện phá rừng: 'Chặt một cây ngoài mốc giới, bắt ngay!'

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:14
Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh có diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện nhiều nhất nước đều khẳng định, không có chuyện phá rừng làm thủy điện, rừng chuyển đổi là rừng nghèo, không có mấy gỗ.

Thủy điện Mekong, phá rừng... sẽ làm mất mũi Cà Mau

Thứ 4, 26/06/2013 | 15:24
Ông Nguyễn Xuân Hiền, viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nhìn nhận, người ta làm thủy điện nhỏ chủ yếu là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Phá rừng - phá cuộc sống của chính mình

Thứ 5, 20/06/2013 | 11:53
250.000 hectar rừng rậm bị chặt hạ mỗi tuần. Hàng nghìn cây xanh bị de dọa khi con người xây dựng một sân golf...

Phá rừng phòng hộ, 21 hộ dân bị phạt 1,5 tỷ đồng

Thứ 2, 13/05/2013 | 11:32
21 hộ dân ở xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) đã có hành vi phá rừng phòng hộ, gây thiệt hại với tổng diện tích hơn 122.000 m2.

Cận cảnh phá rừng ở Quảng Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kê của các cơ quan chức năng, 10 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh có 321.086m2 rừng tự nhiên bị tàn phá.