Sắc lệnh di trú của ông Trump đưa Mỹ trở về 100 năm trước?

Sắc lệnh di trú của ông Trump đưa Mỹ trở về 100 năm trước?

Thứ 6, 10/02/2017 | 10:20
0
Sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi của ông Trump đang phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý kéo dài. Truyền thông Mỹ cho rằng sắc lệnh đưa nước Mỹ trở về 100 năm trước.

Trả lời trong phiên điều trần trước ủy ban An ninh nội địa của Hạ viện Mỹ, người đứng đầu bộ An ninh nội địa Mỹ John Kelly cho biết ông lấy làm tiếc vì đã không trì hoãn thực thi lệnh cấm nhập cảnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày 27/1.

"Đây hoàn toàn là lỗi của tôi. Đáng ra tôi nên trì hoãn (triển khai lệnh di trú) một chút để có thể nói chuyện với các nghị sĩ", ông John Kelly cho biết. 

Tiêu điểm - Sắc lệnh di trú của ông Trump đưa Mỹ trở về 100 năm trước?

Người đứng đầu Bộ An ninh nội địa Mỹ John Kelly hối tiếc vì đã không trì hoãn thực thi lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. 

Nói về hành động vội vàng thực thi sắc lệnh di trú của tân Tổng thống, ông John Kelly cho biết: "Mong muốn thúc đẩy việc thực thi nhanh chóng sắc lệnh này là nhằm để những kẻ có thể đến đây và gây tổn hại nước Mỹ không thể tận dụng được kẽ hở trong thời gian này, nhảy lên máy bay và được chấp nhận vào nước Mỹ".

Và khi được hỏi về việc tại sao không gửi bản tóm tắt lên Quốc hội trước khi quyết định thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân bảy quốc gia có dân Hồi giáo chiếm đa số, ông John Kelly cho rằng sắc lệnh này đã được công bố quá trễ, đến tận cuối ngày 27/1 (giờ Mỹ).

Sắc lệnh di trú của ông Trump đã khuấy đảo chính trường Mỹ và gây nên bất bình trong giới chính khách Mỹ. Nhiều cựu bộ trưởng và quan chức an ninh dưới thời Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Goerge W. Bush đã phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump vì sắc lệnh “không làm cho đất nước an toàn hơn”.

Trong số những người phản đối có những gương mặt đình đám trong giới chính khách Mỹ như cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright, John Kerry; cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), Michael Hayden, Leon Panetta và Michael Morell; cựu quyền Giám đốc CIA Janet Napolitano; cựu Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa...

Các quan chức này cho biết họ không nhận thấy bất cứ mối đe dọa an ninh quốc gia cụ thể nào có thể dẫn tới quyết định cấm nhập cư và theo các cựu quan chức an ninh hàng đầu của Mỹ sắc lệnh của Tổng thống Trump chỉ làm cho đất nước cũng như các binh sĩ Mỹ ở khắp nơi trên thế giới ít được an toàn hơn.

Theo các quan chức này, không có “bất cứ mối đe dọa cụ thể nào có thể dẫn tới việc cấm nhập cảnh theo như Sắc lệnh ban hành ngày 27/1/2017”.

Tờ CNN có bài bình luận cho rằng lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump đưa nước Mỹ quay trở lại 100 năm trước.

Theo đó, 100 năm trước, ngày 5/2/1917, nước Mỹ ban hành đạo luật nhập cư khắc nghiệt chưa từng có và gây tranh cãi gay gắt, khá tương đồng với sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Donald Trump.

Đạo luật nhập cư năm 1917 này được thông qua với một danh sách dài và mơ hồ về những đối tượng không được phép đặt chân vào lãnh thổ Mỹ. Theo đó, những người bị cấm vào Mỹ là “toàn bộ những kẻ ngốc nghếch, đần độn, mắc chứng động kinh, người điên… người nghiện rượu kinh niên, người nghèo, ăn xin chuyên nghiệp”.

Ngoài ra, những người mắc bệnh lao hay các chứng bệnh truyền nhiễm khác, tội phạm giết người, người đa thê, đa phu, gái mại dâm, kẻ buôn người cũng là những người trong diện cấm đặt chân vào Mỹ.

Tổng thống Woodrow Wilson phủ quyết Đạo luật Nhập cư 1917 vì cho rằng luật vi hiến và trái ngược với các giá trị Mỹ, song Quốc hội đã loại bỏ sự phủ quyết của Tổng thống.

Và dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của Tổng thống Trump, các nhà quan sát cho biết có ít nhất ba điểm tương đồng lớn.

Thứ nhất, những người ủng hộ của cả hai lệnh cấm đều cho rằng sắc lệnh cần thiết cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Thứ hai, các lệnh cấm đều áp đặt những hình thức kiểm tra chặt chẽ đối với người nhập cư tới Mỹ.

Thứ ba, chúng dường như phân biệt đối xử con người dựa trên gốc gác của họ.

"Theo một cách nào đó, quá khứ đang lặp lại", Kevin Johnson, chuyên gia luật di trú tại đại học Luật Davis California, nhận định.

Xem thêm >> Cuộc sống đời thường sau khi rời Nhà Trắng của ông Obama

 

Thanh Hiền

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.