Săn người bạch tạng để làm... 'bùa chú'

Săn người bạch tạng để làm... 'bùa chú'

Thứ 2, 06/01/2014 | 16:47
0
Người châu Phi tin rằng, chỉ cần có được một phần cơ thể của những người bạch tạng thì họ sẽ trở nên giàu có. Vì vậy những cuộc truy lùng người bạch tạng ngày một lan rộng khắp Tanzania, Nam Phi...

Người bạch tạng là quỷ đầu thai?

Một đêm tháng 10 tại khu vực Mtwara, cực Nam Tanzania, một nhóm đàn ông đập liên hồi vào cánh cửa gỗ nhà chị Zainab Muhamed. Họ không nói rõ đến để làm gì, chỉ nhìn chăm chú vào mấy đứa con bị bạch tạng của cô. Lúc này, cô mới nhận ra những gì dân làng cảnh báo cô đã biến thành sự thật.

Hồ sơ - Săn người bạch tạng để làm... 'bùa chú'

Helen Sekalima 40 tuổi, ở Kabanga, Tanzania, người có ba trong số chín đứa con bị bạch tạng.

Khi Zainab Muhamed sinh cô con gái đầu lòng bị bạch tạng năm 2007, mọi người nói, cô sẽ gặp rắc rối. “Người thân của tôi bảo, sao không bỏ con đi. Còn người làng thì cảnh báo tôi, bọn trẻ không phải là người mà là quỷ đầu thai”, Muhamed kể. Đó là vì trẻ em bạch tạng không được cộng đồng ở đây chào đón và bé gái đó là người bạch tạng đầu tiên ở khu vực mà Muhamed ở. Hai năm sau, Muhamed sinh bé gái thứ hai cũng bị bạch tạng. Đúng ngày đó, chồng cô bỏ nhà đi.

Chỉ trong vài ngày, nhiều đàn ông lạ đến gõ cửa nhà cô và muốn đưa con cô đi. Muhamed cho biết,  tại nhiều vùng nông thôn Tanzania vẫn tin rằng, chỉ cần có được một phần tay, chân, ngón tay, da hoặc tóc của người bạch tạng thì con người ta sẽ trở nên giàu có. Vì vậy, những đứa con của cô vô tình trở thành nạn nhân của những kẻ mê tín dị đoan.

Một bộ phận người Tanzania có quan niệm, dùng các bộ phận cơ thể người bạch tạng làm... “bùa chú” sẽ trở nên giàu có, nếu là người chăn nuôi gia súc thì sẽ có nhiều gia súc hơn, thậm chí, ngư dân cũng muốn có bùa chú để thu hoạch được nhiều cá hơn. Điều mê tín đó đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người Tanzania và đặc biệt năm 2006, nó đã nổi lên khắp các vùng quê, tạo nên một làn sóng bạo lực khắc nghiệt đối với người bạch tạng.

Nhưng người khiến việc truyền bá điều mê tín này được rộng rãi nhất chính là các thầy mo. Thầy mo tại các khu vực nghèo khó, ít hiểu biết có lời nói “nặng” hơn cả trưởng làng. Người dân nơi đây tin rằng, thầy mo đại diện cho thần thánh, có khả năng thần bí, giúp họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thầy mo khiến cho những nông dân nghèo nghĩ, bộ phận cơ thể người bạch tạng có sức mạnh huyền bí, mang lại của cải, tiền tài cho họ.

Có thể nói, những người bạch tạng thực chất đang là nạn nhân của các thầy mo. Tại Tanzania, nạn giết người bạch tạng được xem là “chuyện thường ngày ở huyện”. Sau đó, những kẻ giết người lại chôn xác chết trong nhà của mình, hoặc biến xác thành hình nhân canh giữ mồ mả hay chôn nạn nhân trong các ngôi mộ bằng đá, gia cố các thanh kim loại và xi măng để phòng ngừa nạn trộm mộ lấy cắp xác chết. Tất cả đều là “chỉ dẫn thần thánh” của các thầy mo bày cho những kẻ giàu có.

Mối đe dọa đối với người bạch tạng ở Tanzania bắt đầu thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới sau vụ việc Mariam Staford, một người mẹ bị “đội quân dao dài” chặt đứt cả hai cánh tay năm 2008.

“Trong khi cô ấy đang được điều trị ở bệnh viện thì chị em cô vẫn tiếp tục bị “đội quân dao dài” truy lùng, tấn công nên phải tạm nghỉ học”, Anna Nyamubi, người hỗ trợ hai cô gái bạch tạng và là một trong những người ủng hộ quyền cho người bạch tạng hàng đầu ở Tanzania cho biết. Nyamubi đang điều hành một trường nội trú ở miền Trung Bắc Tanzania dành cho 250 trẻ em bạch tạng. Theo bà Nyamubi, một số trẻ đã suýt bị người ta rình, chặt chân tay nên phải nghỉ học.

Hồ sơ - Săn người bạch tạng để làm... 'bùa chú' (Hình 2).

Những người bạch tạng Tanzania chỉ mong muốn có một cuộc sống bình yên.

Sống trong địa ngục và trốn chạy

Mặc dù, người bạch tạng bị săn lùng gắt gao nhưng những năm gần đây, ở nhiều nơi, người bạch tạng Tanzania đã được cộng đồng dần dần chấp nhận. “Trước đây, chúng tôi luôn bị kỳ thị, nếu lên xe buýt, nhất định không ai chịu ngồi cùng”, ông Abdilm Omari ở Thủ đô Dar es Salaam nói.

Omari cho biết, thậm chí không có doanh nghiệp, công ty nào thuê người bạch tạng làm việc. Nhưng kể từ khi nước này thông qua luật Người khuyết tật tháng 4/2010, tình trạng phân biệt đối xử giảm đáng kể, nhất là quy định các công ty phải phân bổ ít nhất 3% vị trí lao động cho người bạch tạng.

Thành công của luật này một phần nhờ nỗ lực đấu tranh của bà Al-Shaymaa Kwegyir, người bạch tạng đầu tiên trong Quốc hội Tanzania. Bà Kwegyir nhớ lại, hồi nhỏ khi sống ở khu vực ven biển Tanga, Kwegyir luôn bị bắt nạt vì làn da của mình. Bà nói: “Những bạn khác thay nhau trêu chọc, nhổ nước bọt vào tôi. Tôi hỏi mẹ, tại sao da tôi màu trắng, còn các anh em trai lại có màu đen. Bà bảo, thế là bình thường, đừng lo, chỉ khác nhau về màu sắc thôi mà”.

Lần đầu tiên ứng cử Quốc hội năm 2005, bà Kwegyir nghe nhiều lời dè bỉu rằng, làm sao họ có thể chọn một phụ nữ có màu da như thế, nhưng nhờ có quyết tâm, bà đã trở thành thành viên Quốc hội vào năm 2010. Bà cho biết, thách thức lớn nhất đối với người bạch tạng ở đây chính là vấn đề y tế.

Hầu hết người bạch tạng có thị lực kém do thiếu melanin, nhiều quốc gia còn công nhận người bạch tạng là người mù. Chưa kể, họ còn có làn da dễ bị cháy nắng nghiêm trọng và ung thư da, cho nên với nhiều người Tanzania chi phí điều trị là ngoài tầm với.

Nhưng ngay cả tại Thủ đô Tanzania, điều mê tín về người bạch tạng còn chưa được triệt tiêu hoàn toàn. Chị Muhamed đã phải bỏ nhà đưa hai con gái bạch tạng đến một khu ổ chuột ở phía Nam Dar es Salaam. Tại nơi ở mới này, ba mẹ con vẫn bị những tên tội phạm rình mò.

Năm ngoái, một ngày Muhamed vắng nhà, ba người đàn ông lạ đến đây và sục sạo đòi người hàng xóm cho bọn họ xem mặt trẻ con. Rất may, người hàng xóm tốt bụng đã kịp giấu con của Muhamed trước khi bọn chúng xông vào căn nhà trống. Nhờ vậy, bọn chúng mới bỏ đi. Muhamed đã báo cáo sự việc cho cảnh sát nhưng hiện giờ, hiếm khi chị cho con ra ngoài sân chơi vì sợ bị chú ý.

Trước tình hình trên, Chính phủ các quốc gia châu Phi đã bắt đầu thấy cần thiết vào cuộc để bảo vệ những người bạch tạng sau khi con số những nạn nhân bị giết ngày một tăng ở những nước này. Họ lập ra những trung tâm cho người bạch tạng cư trú an toàn và họ cũng cử những tình nguyện viên tới những làng quê hẻo lánh để tuyên truyền tới người dân về căn bệnh bạch tạng, bác bỏ những niềm tin mê tín dị đoan không có căn cứ.

Một vài tổ chức phi lợi nhuận đã giúp nâng cao ý thức cho những người mắc bệnh này để họ hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh ung thư da, một trong những căn bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều người. Họ cung cấp cho người bệnh bạch tạng kem chống nắng, thiết bị bảo vệ khỏi ánh nắng.

Tuy nhiên, vận động tuyên truyền không phải việc làm đơn giản bởi những tín ngưỡng ấy đã ăn sâu vào tâm trí những người dân nơi đây từ đời này qua đời khác. Hy vọng rằng, với nỗ lực của các tổ chức và của Chính phủ những nước này, những bệnh nhân bạch tạng sớm có được một cuộc sống bình yên và có được sự chăm sóc y tế cần thiết. Cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người bị bệnh bạch tạng còn rất khó khăn và là một chặng đường dài. Hiện tại, cuộc sống của những người bạch tạng vẫn chỉ là địa ngục và trốn chạy.   

Người bạch tạng không phải ma quỷ

Hiện, lục địa châu Phi có khoảng 20.000 người bạch tạng, cao gấp khoảng 10 lần so với châu Âu hay Bắc Mỹ. Rõ ràng, người bạch tạng không phải là ma quỷ như một số người dân Tanzania bị thầy mo truyền bá tư tưởng mê tín nghĩ. Về mặt khoa học, người bạch tạng gặp một dạng bất thường về gens di truyền dẫn đến thiếu sắc tố ở da, mắt và tóc. Bạch tạng là do sự khiếm khuyết hoặc vắng mặt hoàn toàn của một loại enzyme để sản xuất melanin (melanin là những gì cần thiết tạo sắc tố cho da, tóc và đôi mắt). Hầu hết những đứa trẻ bị bệnh bạch tạng ở châu Phi sinh ra và lớn lên trong sự hắt hủi của những người xung quanh và thậm chí là cả những người thân. Chúng tự lớn lên như cây cỏ không được ăn uống đầy đủ, không nhận được sự yêu thương và không được đi học.   

Xuân Hoàng (Theo MSNBC/AP)

Cận cảnh 10 loài sinh vật bạch tạng kỳ lạ

Thứ 6, 04/10/2013 | 17:03
Dơi, khỉ đột, gấu túi... là những động vật được giới khoa học chú ý tới bởi chúng là một trong số những sinh vật hiếm có mắc phải hội chứng bạch tạng trên thế giới.

Những lá bùa ác quỷ làm từ tay chân người bạch tạng

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:10
Ở đất nước Tanzania đầy nắng và gió thuộc lục địa đen, người bạch tạng sinh ra đã giống như mang án tử. Nhiều người bị bệnh này bị chặt tay chân đem bán làm bùa với niềm tin mù quáng.

Bộ ảnh độc về cặp song sinh bạch tạng ở Hà Tĩnh

Thứ 5, 13/06/2013 | 11:05
Tác giả Đỗ Mạnh Cường đã đặt tên bộ ảnh này là Twins. Theo đó, Huy và Hùng sinh năm 2002, hiện đang học lớp 5 và sống cùng bố.

Chôn sống trẻ bị bạch tạng vì quan niệm đó là con thần

Thứ 5, 30/05/2013 | 20:30
Người Cơ tu quan niệm chỉ có người phụ nữ bị thần A’ul yêu thương rồi tìm gặp trong giấc mơ mới sinh ra những đứa trẻ da trắng, tóc bạc như vậy. Và nếu “chẳng may” thần “gửi lại” đứa con thì lúc chào đời, đứa trẻ phải trả lại cho thần bằng cách chôn sống. Nếu không, sinh linh này về sau sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con buôn làng.

Nạn buôn bộ phận người bạch tạng tại châu Phi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Người châu Phi lâu nay được biết đến là những người có nước da đen bóng, họ tự hào về làn da màu đó và luôn tìm cách bảo vệ "cái trời cho" này. Tuy nhiên, những người châu Phi bệnh bạch tạng lại bị "săn lùng" bởi chính màu da khác thường, cuộc sống của họ luôn bị đe dọa.

Cận cảnh 10 loài sinh vật bạch tạng kỳ lạ

Thứ 6, 04/10/2013 | 17:03
Dơi, khỉ đột, gấu túi... là những động vật được giới khoa học chú ý tới bởi chúng là một trong số những sinh vật hiếm có mắc phải hội chứng bạch tạng trên thế giới.

Những lá bùa ác quỷ làm từ tay chân người bạch tạng

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:10
Ở đất nước Tanzania đầy nắng và gió thuộc lục địa đen, người bạch tạng sinh ra đã giống như mang án tử. Nhiều người bị bệnh này bị chặt tay chân đem bán làm bùa với niềm tin mù quáng.

Bộ ảnh độc về cặp song sinh bạch tạng ở Hà Tĩnh

Thứ 5, 13/06/2013 | 11:05
Tác giả Đỗ Mạnh Cường đã đặt tên bộ ảnh này là Twins. Theo đó, Huy và Hùng sinh năm 2002, hiện đang học lớp 5 và sống cùng bố.

Chôn sống trẻ bị bạch tạng vì quan niệm đó là con thần

Thứ 5, 30/05/2013 | 20:30
Người Cơ tu quan niệm chỉ có người phụ nữ bị thần A’ul yêu thương rồi tìm gặp trong giấc mơ mới sinh ra những đứa trẻ da trắng, tóc bạc như vậy. Và nếu “chẳng may” thần “gửi lại” đứa con thì lúc chào đời, đứa trẻ phải trả lại cho thần bằng cách chôn sống. Nếu không, sinh linh này về sau sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con buôn làng.

Nạn buôn bộ phận người bạch tạng tại châu Phi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Người châu Phi lâu nay được biết đến là những người có nước da đen bóng, họ tự hào về làn da màu đó và luôn tìm cách bảo vệ "cái trời cho" này. Tuy nhiên, những người châu Phi bệnh bạch tạng lại bị "săn lùng" bởi chính màu da khác thường, cuộc sống của họ luôn bị đe dọa.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.