Thu phí đường bộ xe máy: Sao phải trích phí cho xã phường?

Thu phí đường bộ xe máy: Sao phải trích phí cho xã phường?

Thứ 3, 16/07/2013 | 09:24
0
Thu phí bảo trì đường bộ là để sửa chữa đường sá bị hư hỏng, Nhà nước không đủ kinh phí mới phải thu của dân. Tuy nhiên số tiền này thu được lại phải trích một phần không nhỏ cho chính quyền xã, phường liệu có hợp lý?

Với nội dung “trang trải cho chi phí tổ chức”, trong phương án thực hiện thu phí đường bộ xe máy từ 21/7 tới, UBND TP Hà Nội quy định: UBND xã phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe máy mô tô, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn TP; đối với các phường, thị trấn được để lại 10% phí sử dụng đường bộ thu được; đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được.

“Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước”, UBND TP Hà Nội quy định

Theo tìm hiểu của PV, với hơn 4,5 triệu xe máy hiện có và với mức thu được đưa ra mỗi năm UBND TP Hà Nội sẽ thu được hàng trăm tỷ đồng. Với việc trích lại từ 10 đến 20% cho xã, phường mỗi năm cấp phường xã của Hà Nội sẽ giữ lại một số tiền không nhỏ.

Luật sư - Thu phí đường bộ xe máy: Sao phải trích phí cho xã phường?

Ảnh minh họa

Ví như tại phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, theo số liệu thống kê, hiện phường có 3.290 xe máy (số xe có dung tích xi lanh dưới 100cm3 ước tính chỉ 1/6), tính trung bình mỗi năm phường thu được hơn 466.000.000 đồng.

Tuy nhiên để thu được con số này, phường phải thành lập một ban thu phí khoảng 33 cán bộ (30 tổ trưởng dân phố, 3 cán bộ hành chính), với chế độ hiện hành nếu chỉ tính 4 tháng thực hiện số tiền phải chi cho hoạt động này hơn 52 triệu đồng, chiếm gần 11,3% tổng doanh thu. Nếu tính cả năm con số này không hề nhỏ, số tiền 10% được trích lại có thể sẽ không đủ.

Một chuyên gia giao thông cho chia sẻ: Cơ quan xã phường là lực lượng đang hưởng lương Nhà nước việc thu phí bảo trì là việc họ phải làm, sao phải trích lại phần trăm?

Xe không chính chủ vẫn mù phương án

Lý giải mức thu và trích lại phần trăm trên, ông Nguyễn Xuân Tân, PGĐ Sở GTVT Hà Nội - cho biết, đây là phương án đã được Chính phủ và Bộ Tài chính quy định tại các Nghị định, Thông tư; từ việc lập các tổ công tác đến trích lại phần trăm, Hà Nội không vượt quá các quy định này.

Hơn nữa việc trích phần trăm từ 10 đến 20% là căn cứ vào đặc thù Hà Nội là Thủ đô cả nước, là trung tâm kinh tế hàng đầu Quốc gia. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP luôn được duy tu, đầu tư xây dựng hiện đại.

Về việc thực hiện phương án thu phí trên, nhiều xã phường trên địa bàn Hà Nội, hiện mới thống kê và có thể thực hiện thu với xe máy chính chủ. Xe không chính chủ hiện nay vẫn bỏ ngỏ.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm cho rằng, hiện số lượng xe không chính chủ trên địa bàn phường khá nhiều, nếu một gia đình có 3 xe máy thì có đến 2 xe không chính chủ. “Căn cứ vào đâu để thu phí loại xe này. Cơ sở nào để tổ trưởng dân phố đấu tranh với người ta”, ông Thành đặt câu hỏi.

Theo UBND TP Hà Nội, TP hiện có 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn, lượng xe máy hiện có trên 4,5 triệu xe. Dự kiến, mỗi năm Hà Nội sẽ thu được khoảng 600 tỷ đồng từ việc thu phí bảo trì đường bộ xe máy.

Theo Huy Thịnh - Trọng Đảng (TienphongOnline)

Năm 2012 sẽ thu phí bảo trì đường bộ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Theo đề xuất của bộ GTVT, việc thu phí Quỹ Bảo trì đường bộ vào đầu năm 2012 và chậm nhất là tháng 7/2012.

Ngành vận tải “cầu cứu” giảm phí bảo trì đường bộ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Nhiều doanh nghiệp khẳng định, mức thu phí bảo trì đường bộ 1,44 triệu đồng/ tháng xe đối 18 tấn trở lên và xe container 40 feet là quá cao, khiến doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh khó khăn, việc phí chồng phí chẳng khác nào “sợi dây” siết cổ các doanh nghiệp này.

Thu phí bảo trì đường bộ: Quá sức và khó thực hiện

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Chỉ còn một tuần nữa là việc thu phí bảo trì đường bộ đối với ô tô, xe máy có hiệu lực thi hành. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có địa phương nào triển khai thực hiện.