Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì?

Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì?

Trần Danh Tuyên
Thứ 6, 01/09/2017 | 18:10
1
Những gì xảy ra sau đối đầu Trung-Ấn tại khu vực tranh chấp Doklam được cho là sẽ giúp Bắc Kinh có một bài học quan trọng.

Bế tắc, mâu thuẫn kéo dài hàng tháng trời giữa Trung Quốc và Ấn Độ xung quanh những tranh chấp ở khu vực cao nguyên Doklam đã bất ngờ kết thúc trong những ngày cuối cùng của tháng Tám.

Đây cũng là thời điểm trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc.

Theo cây viết Ankit Panda của tờ The Diplomat, nhiều tuần nỗ lực ngoại giao từ phía sau hậu trường đã xoa dịu căng thẳng từng được đánh giá là khủng hoảng khó giải quyết giữa New Delhi và Bắc Kinh trong vài chục năm trở lại đây.

Thế giới - Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì?

Quân nhân Ấn Độ (trái) và quân đội Trung Quốc tại lễ kỷ niệm 60 năm Quốc khánh Trung Quốc ở biên giới hai nước, gần khu vực tranh chấp Arunachal Pradesh/Tạng Nam vào năm 2009.

 

Lý giải về việc Trung Quốc bất ngờ “xuống nước” với Ấn Độ trong tranh chấp tại Doklam, giới phân tích Trung Quốc cho rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh đã cho dừng dự án xây đường để đổi lấy hành động của Ấn Độ.

Theo ông Zhang Guihong, chuyên gia nghiên cứu Ấn Độ từ đại học Phúc Đán, Trung Quốc sẽ không cho triển khai dự án xây đường vào thời gian này.

Theo chuyên gia, hành động này về ngắn hạn sẽ khiến hai bên có sự nhượng bộ. “Nhưng nếu Trung Quốc cho tái triển khai dự án trong tương lai, điều gì xảy ra tiếp theo sẽ rất khó nói”, ông nhấn mạnh.

Trên thực tế, tờ Times of India đã đăng tải những thông tin cùng bằng chứng cho thấy, Bắc Kinh đã dừng dự án xây đường ở Doklam.

Một học giả Ấn Độ  lại cho rằng nguyên nhân khiến xung đột được xoa dịu là cả hai bên đều ý thức được đối đầu tại Doklam không phải vấn đề có thể giải quyết bằng súng ống và vũ lực.

Một khi giao tranh xảy ra, quan hệ hai quốc gia láng giềng sẽ sớm bị hủy hoại trong giây lát.

Thêm vào đó, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS cũng được cho là lý do khiến hai bên muốn căng thẳng dịu đi. Bởi đây có thể là cơ hội gặp gỡ duy nhất trong năm nay giữa nhà lãnh đạo hai bên.

Ngoài ra, hội nghị là một trong những hoạt động ngoại giao tại sân nhà quan trọng nhất của Bắc Kinh, nếu hội nghị thất bại, đó là một tổn thất lớn với Trung Quốc.

Thế giới - Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì? (Hình 2).

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Dù những nguy cơ xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang có dấu hiệu lắng dịu, nhưng chắc chắn con đường phía trước cho cả hai nước vẫn chưa thể dễ dàng.

Rõ ràng, những chỉ trích qua lại nặng nề của hai bên trong thời gian qua đã khiến quan hệ hai bên không còn tốt đẹp như trước đó.

Cả Bắc Kinh và Ấn Độ đã đều đồng ý rút quân khỏi khu vực tranh chấp, nhưng không rõ trong thời gian tới quan chức hai bên có đạt được tiến triển nào về một giải pháp mang tính bền vững cho vấn đề Doklam cũng như cho mối quan hệ hai bên không.

Dẫu vậy, một chuyên gia của tờ Times of India cho hay sự kiện đã được giải quyết “tốt đẹp”. Tốt đẹp ở đây chính là việc không có thương vong nghiêm trọng đối với lực lượng binh sĩ hai nước, đồng thời quan hệ Trung - Ấn sẽ đi vào quỹ đạo như trước khi tranh chấp.

Sau căng thẳng Trung-Ấn lần này, người ta thấy rằng vấn đề ở Doklam không chỉ là một con đường, mà đó là khu vực của những tranh chấp lãnh thổ.

Các nhà chiến lược Ấn Độ lo những ảnh hưởng của việc quân đội Trung Quốc có khả năng mở rộng con đường vài kilomet về phía Nam. Nhưng cuối cùng, vụ Doklam cho thấy việc hai cường quốc hạt nhân lớn châu Á ứng xử như thế nào trước khủng hoảng.

Trước khi xảy ra mâu thuẫn, Ấn Độ từng mạnh mẽ chỉ trích sáng kiến thương mại quốc tế “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sự phản đối đó là vì những lợi ích của New Delhi, nhưng cũng là cách Ấn Độ phản ứng với Bắc Kinh vì Trung Quốc không ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).

Đối với Trung Quốc, vụ việc lần này tại Doklam sẽ giúp Bắc Kinh rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng liên quan tới những quyết tâm của New Delhi. Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết sao cho phù hợp giữa lợi ích quốc gia và sự tự nhận thức của Ấn Độ với vai trò là một cường quốc tại châu Á.

Mâu thuẫn Trung - Ấn vừa qua là minh chứng cho thấy, Ấn Độ không chỉ sẵn sàng công kích sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà còn dám sử dụng nhiều nguồn lực hơn và mạo hiểm với nhiều nguy cơ hơn để đối phó với Bắc Kinh.

Xem thêm: Việt Nam quan ngại việc Trung Quốc diễn tập quân sự ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

D.T

Ẩn số “thỏa thuận ngầm” khi Trung Quốc-Ấn Độ đồng ý rút quân khỏi biên giới

Thứ 4, 30/08/2017 | 06:10
Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng nhau chấm dứt bế tắc quân sự kéo dài 70 ngày ở biên giới khi cả hai bên đồng thuận rút lui. Động thái bất ngờ sau những căng thẳng tưởng như có thể bùng phát một cuộc chiến, khiến cả thế giới phải quan tâm, suy đoán…

Ấn Độ: Thủ lĩnh giáo phái bị kết tội hiếp dâm, 30 người thiệt mạng

Thứ 7, 26/08/2017 | 19:29
Hàng nghìn tín đồ quá khích đã xuống đường phá phách ở hai bang của Ấn Độ, sau khi một thủ lĩnh giáo phái bị kết án vì tội hiếp dâm.

Ấn Độ: Kinh hoàng tàu trật đường ray, hàng trăm người thương vong

Chủ nhật, 20/08/2017 | 11:13
Một vụ tai nạn đường sắt thảm khốc vừa xảy ra tại Ấn Độ khiến ít nhất 23 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine đích thân thúc ép Chủ tịch Hạ viện Mỹ về viện trợ

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:37
Ông Zelensky nói chuyện với ông Johnson trong bối cảnh viện trợ cho Ukraine gây chia rẽ Đảng Cộng hòa và đe dọa đẩy Hạ viện Mỹ vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa.

45 người thiệt mạng trong vụ xe buýt lao xuống khe núi ở Nam Phi

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

45 người thiệt mạng trong vụ xe buýt lao xuống khe núi ở Nam Phi

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.