Sẽ ban hành thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về giá SGK

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 01/06/2022 | 16:48
0
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã nhiều lần ban hành các văn bản chỉ đạo NXB giáo dục thực hiện tiết kiệm tối đa, nhằm đảm bảo giá SGK được thấp nhất.

Tự chủ đại học đem lại nhiều cơ hội

Chiều 1/6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề đại biểu và dư luận quan tâm.

Về vấn đề tự chủ đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết 29-NQ/TW và theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Tự chủ đại học đã đem lại nhiều cơ hội, điều kiện phát triển các trường đại học, được các trường đại học và xã hội đánh giá cao.

Bộ trưởng nêu rõ, qua thời gian thực hiện tự chủ, các trường đại học đã có nhiều diện mạo và sự phát triển mới. Chỉ số xếp hạng giáo dục của Việt Nam so với thế giới đã tăng nhanh.

Cụ thể, theo công bố mới, giáo dục Việt Nam đứng thứ 59 trong số các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có sự đóng góp của chỉ số phát triển trong xếp hạng đại học.

Nhiều ngành nghề mới được mở, cơ hội học tập và học tập tốt cho người học đã tăng lên, các chỉ số của đại học đều đã được phát triển.

Điều đó cho thấy chủ trương thực hiện tự chủ đại học là đúng đắn, rất cần thiết, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về tình hình triển khai, người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, trong các nội dung liên quan đến tự chủ đại học, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là việc thành lập, hoạt động các Hội đồng trường.

Tiêu điểm - Sẽ ban hành thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về giá SGK

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm.

Cho đến thời điểm này, trong hệ thống các trường đại học thuộc Bộ GD&ĐT quản lý, 35/35 trường đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động.

Hiện nay, trong số gần 200 trường thuộc các Bộ, ngành quản lý và ở các địa phương, vẫn còn 13 cơ sở giáo dục đại học chưa tiến hành thành lập Hội đồng trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đốc thúc các Bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo việc này.

Trong quá trình triển khai hoạt động tự chủ đại học, vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến hoạt động Hội đồng trường, trong đó có vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, việc phối kết hợp hoạt động giữa Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng, Ban Giám hiệu; việc xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Hội đồng, Ban giám hiệu; một số công việc tổ chức cán bộ, luân chuyển cán bộ.

Bộ GD&ĐT đã tăng cường quản lý

Về vấn đề giá SGK đang được học sinh, phụ huynh cả nước quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngày 28/11/2014 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Trong Nghị quyết này, việc biên soạn SGK đã được thực hiện theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi xuất bản và phát hành SGK.

“Với mong muốn học sinh luôn được mua SGK với giá thấp nhất, từ góc độ quản lý nhà nước và góc độ chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã tăng cường quản lý.

Cụ thể, về phương diện chuyên môn và kỹ thuật, Bộ đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm các biện pháp để xuất bản sách sao cho sách có thể dùng lại được nhiều lần. Các bộ sách xuất bản mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thực hiện đầy đủ điều này.

Theo thông tư 33 về sửa đổi một số nội dung ban hành theo Thông tư 05 cũng đã quy định cấu trúc và nội dung SGK phải phù hợp tiêu chuẩn SGK về xuất bản phẩm. Quá trình thẩm định sách, các hội đồng thẩm định cũng đã yêu cầu các nhóm tác giả điều chỉnh những phần quá dài, lạm dụng hình ảnh…

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo, chuẩn bị ban hành một thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về SGK để điều tiết việc này một cách cụ thể hơn và có hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Sẽ ban hành thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về giá SGK (Hình 2).

Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ban hành các văn bản chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục (NXB) Việt Nam cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm chi phí trung gian để đảm bảo giá SGK được thấp nhất.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ban hành các văn bản chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục (NXB) cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm chi phí trung gian để giảm các chi phí quản lý, bán hàng, chi phí khác… nhằm đảm bảo giá SGK được thấp nhất.

Cùng với đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về cung cấp SGK cho các đối tượng chính sách xã hội, học sinh các vùng và chỉ đạo NXB giáo dục cung cấp cho học sinh bản PDF để tiếp cận được sách ngay sau khi sách được phát hành.

NXB giáo dục là một doanh nghiệp nhà nước do Bộ GD&ĐT quản lý, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đã chỉ đạo Nhà xuất bản tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối, giảm chi phí phát hành, đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng tinh gọn bộ máy, nhân sự… để tiết kiệm tối đa các khâu trung gian.

Một trong các giải pháp quan trọng, căn cơ mà Bộ GD&ĐT đã và đang kiến nghị, đó là Bộ đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ và Quốc hội bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa được nhà nước định giá (đã đề xuất từ tháng 9/2021) và có chính sách trợ giá. Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT tiếp tục, kiên trì kiến nghị này.

Có lộ trình tăng học phí phù hợp

Về vấn đề tăng học phí ở các cấp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, nội dung thu học phí từ trường phổ thông cho đến đại học được quy định theo Nghị định số 81 có hiệu lực từ tháng 10/2021, nhưng chủ yếu được áp dụng cho năm học 2022-2023.

Theo Nghị định này, với bậc học phổ thông, chính quyền cấp tỉnh, thành phố sẽ quyết định mức học phí. Trong Nghị định 81 cũng đã quy định theo vùng miền, có mức trần, mức sàn và có lộ trình.

Trong đó, Nghị định cũng nêu các địa phương căn cứ vào tình hình của địa phương mình mà quyết định mức học phí cho phù hợp. Trong đó, có địa phương đã miễn hoàn toàn mức học phí như Hải Phòng, một số nơi cũng cân nhắc các mức theo quy định.

Đối với các trường Đại học, tuỳ theo mức độ tự chủ. Nếu trường tự chủ một phần hoặc tự chủ chi thường xuyên, một phần chi đầu tư thì không được thu học phí quá mức trần theo quy định trong Nghị định này.

Đối với trường đạt chuẩn kiểm định quốc gia, quốc tế, được phép thu theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà trường tính toán. Đây là quyền tự chủ các trường Đại học.

Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình, ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế xã hội, Bộ GD&ĐT cũng nhiều lần trao đổi và có công văn gửi các địa phương đề nghị giữ ổn định mức học phí, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh sinh viên trong tình hình dịch bệnh.

Gần đây nhất, Bộ cũng có công văn số 2153 gửi các địa phương, lãnh đạo các trường đại học nhắc nhở, lưu ý chỉ đạo các đơn vị về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực trong lĩnh vực GD&ĐT.

Lưu ý các địa phương, nhà trường căn cứ tình hình thực tế để có mức thu học phí và lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, góp phần bình ổn giá, an sinh xã hội và các chính sách miễn, giảm học phí,hỗ trợ SGK cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo để các em có đủ sách đến trường.

ĐBQH: Tại sao cứ tăng kinh phí, học phí đào tạo?

Thứ 4, 01/06/2022 | 14:35
ĐBQH Đinh Thị Ngọc Dung chỉ ra những bất cập về cải cách, thay đổi chương trình và các mức học phí của các bậc học.

ĐBQH kiến nghị "sớm thương lượng tăng lương tối thiểu năm 2023"

Thứ 4, 01/06/2022 | 14:32
Cử tri cho rằng, một trong những giải pháp hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực với cán bộ công chức, viên chức, là thu nhập phải đảm bảo cuộc sống.

ĐBQH muốn mua kháng sinh thông dụng nhất cũng không mua được

Thứ 4, 01/06/2022 | 12:13
Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, việc mua sắm thiết bị vật tư y tế, thuốc men…đang tệ hơn bao giờ hết, không thể vì một số vi phạm xảy ra mà để cả một hệ thống bị tê liệt.
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.