Sẽ không lặp lại kịch bản tăng giá quen thuộc?

Sẽ không lặp lại kịch bản tăng giá quen thuộc?

Thứ 5, 21/02/2013 | 14:50
0
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các hoạt động giao thương buôn bán đã bắt đầu trở lại sau kỳ nghỉ tết kéo dài. Tuy nhiên, không theo kịch bản của những năm trước đây về tình trạng khan hàng, sốt giá, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn giữ được mức giá cả khá ổn định. Một số mặt hàng thực phẩm chỉ tăng nhẹ so với ngày thường, thậm chí có mặt hàng còn hạ nhiệt so với cùng thời gian năm ngoái. Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, thị trường hàng hóa sau tết không bị xáo trộn nhiều là do các đơn vị đã chuẩn bị tốt nguồn hàng dự trữ. Ngoài ra, tình hình kinh tế 2012 cũng ít nhiều đã ảnh hưởng tới túi tiền của người dân nên đẩy thị trường vào tình trạng kém sôi động.

Giá chưa tăng đã tính đến hạ gấp

Bắt đầu tuần làm việc mới sau Tết Quý Tỵ, hầu hết các khu chợ và siêu thị đã mở cửa phục vụ người tiêu dùng. Tại các khu chợ lớn của Hà Nội như Phùng Khoang, Mễ Trì hạ, Dịch Vọng, Thành Công, Long Biên..., lượng thực phẩm, rau quả khá dồi dào. Theo khảo sát của PV, giá cả của các mặt hàng này chỉ tăng mạnh vào khoảng mùng 2-5 Tết, còn đến thời điểm hiện tại, giá cả cao hơn mức thường ngày không đáng kể và ít biến động. Đến mùng 9 Tết, giá nhóm hàng này đã giảm dần khoảng 10%. Hiện thịt bò có giá 240 - 250.000 đồng/kg, thịt gà giá 125 - 130.000 đồng/kg. So với trước tết, rau xanh không tăng giá nhiều. Thậm chí đến nay, giá rẻ hơn 5-10%. Một mớ rau cải cúc có giá 3.000 - 3.500 đồng, giảm 500 - 1.000 đồng. Rau cần giá 6.000 - 7.000 đồng/mớ, giảm 1.000 - 1.500 đồng, rau cải xanh, cải chíp 3.000 đồng/mớ, rau muống 8.000 đồng/mớ, su hào 5.000 đồng/củ, chanh 1.000-1.500 đồng/quả... Riêng chỉ có các loại nấm như nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào ngư... tăng khoảng 10.000 -20.000 đồng/kg.

Cô Nguyễn Thị Mơ (45 tuổi, bán rau tại chợ Phùng Khoang) cho hay: "Giá rau quả chỉ đắt vào những ngày 2-4 tết do thời điểm đó chưa có nhiều người mở hàng. Khoảng từ mùng 5 tết trở đi, giá cả các loại rau đã trở lại bình thường và thậm chí có nhiều loại còn rẻ hơn trước tết. Rau quả sau tết không bị tăng giá là do thời tiết khá ấm nên rau có điều kiện thuận lợi để phát triển, nguồn rau dự trữ khá dồi dào. Những ngày cận trước và sau mùng 1 tết, tôi chỉ dám tăng nhẹ và đến hiện tại thì đưa giá cả trở lại như bình thường không thì mất khách".

Tiêu dùng & Dư luận - Sẽ không lặp lại kịch bản tăng giá quen thuộc?

Giá thực phẩm, rau xanh chỉ tăng nhẹ sau tết.

Nói về giá thịt lợn sau tết, anh Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, bán thịt lợn tại chợ Mễ Trì hạ, Từ Liêm) cho biết, giá thịt lợn chỉ tăng khoảng 10% so với trước Tết Nguyên đán. Năm nay, các mặt hàng thực phẩm khác ít biến động nên người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Ngoài ra, nhu cầu của người mua so với mọi năm cũng giảm nhiều nên giá cả cũng ít thay đổi. Anh Hùng cũng cho biết, hàng năm, trước và sau tết, mỗi ngày anh tiêu thụ được 3-4 con lợn loại 50kg. Nhưng năm nay, mỗi ngày anh chỉ dám mổ 20kg để bán.

Khác với các nhóm hàng trên, một số loại thực phẩm như tôm, cua, mực, ghẹ, ngao... vẫn giữ ở mức cao, tăng 15 - 30% so với ngày thường. Cá trắm đen loại to giá 180.000 đồng/kg, cá trắm trắng giá 145.000 đồng/kg. Tôm sú to tăng giá từ 500.000 đồng lên 600.000 đồng/kg, ngao tăng từ 25.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg, tu hài tăng khoảng 50.000 -70.000 đồng/kg... Tuy nguồn hàng phong phú nhưng giá bán các mặt hàng này tại các chợ vẫn được người bán nâng giá rất cao. Lý giải về tình trạng tăng giá, một tiểu thương ở chợ Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thường ra tết, mọi người không thích ăn những món ăn giàu chất béo từ thịt, giò... nên nhu cầu ăn thủy hải sản rất cao. Đó là "cơ hội" vàng mà chẳng ai kinh doanh không dại gì tăng giá. Ngoài ra, chi phí nhập và vận chuyển cũng tăng cao nên khó tránh khỏi tình trạng giá cao khi đến tay người tiêu dùng.

Tại các siêu thị lớn như Big C, Co.op Mart, Citimart Hà Nội... đã sớm mở cửa phục vụ khách hàng. Bên cạnh việc giữ giá các mặt hàng ổn định như trước tết, hầu hết các siêu thị này còn có chương trình khuyến mại, lì xì đầu năm để hỗ trợ và kích thích sức mua.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay đa số các chợ truyền thống và hệ thống các siêu thị tại TP.HCM bày bán hàng hóa bình thường nhưng sức mua khá thấp, giảm sút khoảng 25% so với thời điểm năm ngoái. Đại diện một số siêu thị lớn tại TP.HCM nhận định, sức mua các loại thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, rau sạch, nhu yếu phẩm, trái cây... đang tăng dần. Nhưng các mặt hàng thực phẩm chế biến, đóng hộp... thì sức mua khá yếu, nhiều mặt hàng không có người mua.

Sức mua giảm sút mạnh

Tổng kết về tình hình giá cả thị trường Tết Quý Tỵ 2013, bộ Tài chính cho biết, giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 tháng Chạp và mùng 3, 4 Tết Nguyên đán theo quy luật hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá. Theo bộ Tài chính, sức mua trên thị trường thời điểm trước tết có tăng hơn so với ngày thường, nhưng chỉ tương đương, thậm chí thấp hơn Tết Nhâm Thìn 2012. Nguyên nhân là kinh tế năm 2012 gặp khó khăn, tiền lương, tiền thưởng cuối năm giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu... Sức mua chỉ tập trung trong thời gian 4-5 ngày trước tết. Sau tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, ông Vũ Vĩnh Phú, chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết: Những mặt hàng như thủy hải sản, gà ta... tăng giá là do những ngày đầu năm, một số tiểu thương chưa đi chợ nhiều, nguồn cung chưa phong phú bởi ít thuyền bè ra khơi... Ngoài ra, nhu cầu ăn các loại thực phẩm tươi sống tăng cao cũng làm giá cả các mặt hàng này tăng lên. Tuy nhiên, giá của những thực phẩm này đang dịu dần và sau Rằm tháng Giêng sẽ nhích dần về mức bình thường. Đối với những loại hàng khác như rau củ quả, giá cả vẫn giữ ổn định là do được thời tiết ủng hộ và do nhu cầu của người mua giảm sút. Ngoài ra, các đơn vị quản lý cũng đã giải quyết được bài toán cung cầu, dự trữ nguồn hàng lớn, động viên các cơ sở kinh doanh kéo dài thời gian phục vụ khách hàng.

Thông tin về sức mua của thị trường trước, trong và sau tết, ông Phú cho hay, nhiều cửa hàng, siêu thị tại Hà Nội sức mua chỉ bằng, thậm chí giảm hơn năm ngoái rất nhiều, đặc biệt là thời điểm sau tết.

Nhìn nhận tổng quát về giá cả thị trường sau tết, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu Kinh tế - xã hội Hà Nội nhận định: "Thị trường hàng hóa sau Tết Quý Tỵ 2013 không lặp lại "kịch bản" của những năm cũ dường như đã được dự báo trước. Nhu cầu thanh toán và nhu cầu về hàng Tết 2013 của người dân không lớn trong khi lượng cung khá dồi dào. Tình trạng này diễn ra cả trước, trong và sau tết. Ngoài ra, cũng cần kể đến sự nỗ lực của đơn vị quản lý các địa phương và sự chuẩn bị, dự trữ nguồn hàng của các cơ sở kinh doanh đã đảm bảo đủ nguồn cung. Ngoài ra, do người dân được nghỉ lễ kéo dài nên không có tâm lý dự trữ hàng hóa, thực phẩm; thời tiết ấm nắng kéo dài khiến các hoạt động giao thương và sản xuất có điều kiện thuận lợi.                                        

 Hạn chế tối đa tình trạng tăng giá, phí bất hợp lý

Những ngày đầu năm mới, bộ Công Thương dự báo giá lương thực trong cả nước sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ nhờ vào lượng dự trữ lúa gạo dồi dào, xuất khẩu không cao và nhu cầu tiêu dùng giảm sau tết. Để đảm bảo việc thực hiện bình ổn giá cả sau tết, bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Trong đó, bộ Công Thương sẽ đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng sốt giá, găm hàng trục lợi. Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý thị trường sẽ thường xuyên kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí trên các địa bàn trong cả nước. Bộ Công Thương sẽ quyết tâm hạn chế ở mức tối đa tình trạng tăng giá, phí bất hợp lý. 

N.P.V

Mặt hàng sữa tăng giá, nhiều 'sữa bột mới' xuất hiện

Thứ 4, 16/01/2013 | 08:41
Ghi nhận thị trường sữa bột đầu năm cho thấy hầu hết các loại sản phẩm đều được các đơn vị sản xuất cũng như nhập khẩu đổi thành sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung...

Khảo sát giá hoa quả, thực phẩm Tết

Thứ 4, 06/02/2013 | 15:59
Sáng nay (6 - 2, tức 26 Tết), tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, giá các loại hoa quả tăng chóng mặt. Một quả phật thủ đẹp giá vài trăm nghìn đồng, tăng gấp đôi, ba lần so với ngày thường.

Những 'chiêu' phù phép thực phẩm bẩn

Chủ nhật, 27/01/2013 | 14:10
Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những chiêu thức làm ăn, kinh doanh gian dối, phù phép thực phẩm để mưu lợi mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Cách 'phù phép' thực phẩm bẩn ở làng nghề

Thứ 4, 23/01/2013 | 08:09
Càng gần Tết Nguyên đán, lượng thực phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, đặc biệt là những thực phẩm như bánh kẹo, rượu, bia, mì, miến... Thế nhưng, có mặt tại một số làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội, chúng tôi phát hoảng về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)…
Cùng chuyên mục

Lễ 30/4 – 1/5: Vé máy bay tăng cao, du lịch lo ngại ế khách

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:20
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vé máy bay khan hiếm, giá đắt đỏ nên các doanh nghiệp du lịch mở bán tour sớm để giữ chỗ và đo lường sức mua.

Đồng Nai: Gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:23
Doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Đồng Nai, mong muốn được các cơ quan ban ngành quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa, vì đang gặp vướng mắc trong thủ tục hành chính.

Tp.HCM: Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân sẽ tăng mạnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 21:13
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TpHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước, cũng là dự báo cho các tháng tiếp theo.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:52
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (28/3).
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa trong chương trình One S

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:21
Vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.