Sinh viên lo kiếm việc, kiếm tiền tiêu tết

Sinh viên lo kiếm việc, kiếm tiền tiêu tết

Thứ 2, 07/01/2013 | 09:54
0
Gần 1 tháng nữa mới đến tết Nguyên đán, nhưng từ bây giờ, sinh viên (SV) nhiều trường ĐH, CĐ đang chạy đôn chạy đáo tìm việc làm thêm kiếm tiền tiêu tết, nhiều bạn mong kiếm một khoản tiền để về quê trang trai.

Với mục đích là có tiền để tiêu Tết, SV thường không chê bất kì công việc gì miễn là nó lương thiện và thời gian hợp lý so với lịch trình học, thi của họ. Khác với những bạn SV lấy việc làm thêm quanh năm là một nghề để lấy tiền trang trải mọi sinh hoạt thì SV đi làm thêm vào dịp Tết thường có dự định riêng, đó là dành dụm chút tiền tiêu Tết và mua sắm quà cho gia đình. Phần đông SV làm thêm mùa Tết là người ngoại tỉnh nhưng cũng có không ít cậu ấm, cô chiêu người thành thị muốn làm thêm để hiểu rõ giá trị đích thực của đồng tiền do chính tay họ tự kiếm ra.

Xã hội - Sinh viên lo kiếm việc, kiếm tiền tiêu tết
Nhiều sinh viên đang lo kiếm việc làm thêm để có tiền chi tiêu trong dịp tết Nguyên đán (Ảnh: minh họa)

Nguyễn Viết Thao, SV năm thứ 2 CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nộị nói: “Đây là lần thứ 2 em đi làm để lấy tiền tiêu Tết. Mặc dù cuối năm cũng bận rộn với bài vở và thi cử nhưng em vẫn cố gắng dành thời gian đi làm thêm. Năm nay, em xin được chân bán quần áo, ca làm nửa ngày với mức lương 1.000.000 đồng. Công việc chiếm khá nhiều thời gian nhưng cái đích của niềm vui là trước Tết em cũng có trên vài triệu đồng để đỡ đần cho bố mẹ”.

Với những ai đi làm thêm chỉ đơn thuần là kiếm chút tiền để tiêu cho riêng bản thân, hay mua một chút quà Tết cho gia đình thì việc có kiếm được việc làm thêm hay không cũng không quá quan trọng. Nhưng với không ít SV có hoàn cảnh khó khăn, vừa đi học, vừa lo toan cuộc sống cho mình và gia đình thì Tết đến, nỗi lo của họ càng thêm trĩu nặng, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Phan Đình Sinh, SV ĐH Thủy lợi quê Hà Tĩnh là một trường hợp như vậy. Bố mất sớm, mẹ đau ốm, vì thế hàng tháng cậu phải chi tiêu thật tằn tiện để dành tiền nuôi mẹ và em. Sinh nói: “Không chỉ đi làm dịp Tết mà quanh năm em đều phải kiếm việc làm bởi nếu không sẽ lấy đâu ra tiền để đi học. Dịp cuối năm, ngoài đi làm thêm cho một hiệu ăn trên phố vào buổi sáng, chiều về đi học, tối đến em lại chạy thêm xe ôm”. Sinh chỉ mong sẽ lo được cho gia đình một cái Tết đạm bạc, để bàn thờ tổ tiên không bị lạnh khói hương.

Trần Văn Phi (SV ĐH Mỏ địa chất) quê Hà Tĩnh. Nhà quá nghèo, Phi cũng phải tự lo tiền ăn học bằng cách đi làm thêm. Phi cho biết: “Hai Tết nay em đều phải cố dành dụm trên 1 triệu đồng cho bố mẹ để lo cái Tết quê, dẫu chỉ có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành và hương hoa”. Mới đây, Phi xin được chân giao hàng cho một siêu thị với lương làm nửa ngày là 50.000 đồng đã trừ tiền xăng. Thứ bảy, chủ nhật, làm cả ngày thì được gấp đôi. Công cuộc mưu sinh của Phi, Nam không chỉ vào dịp cuối năm, mà là nỗi lo quanh năm.

Dù SV đi làm thêm với mục đích gì: kiếm tiền cho vui, cho biết giá trị đích thực của sức lao động và đồng tiền, hay là bươn trải lo toan mưu sinh thì cũng thật đáng quý và trân trọng. Tuy nhiên, cũng đừng quên nhiệm vụ hàng đầu là học tập nên cần sắp xếp thời gian biểu, cân bằng giữa học và làm cho hợp lý.

                                                                                                                                                                                                                           P. Chính

Mê cá độ, sinh viên nợ tiền tỷ

Thứ 7, 29/12/2012 | 09:51
Một sinh viên lao vào cá độ, sau đó lâm vào cảnh nợ nần, nhắn tin về cho phụ huynh: "Bố mẹ ơi, con chơi cá độ nợ 2,7 tỷ đồng, không có tiền trả, bố mẹ cho con ra đi".

Tập đoàn đa quốc gia thích sinh viên ngoại tỉnh

Thứ 6, 28/12/2012 | 13:36
“Chúng tôi thích tuyển dụng những bạn sinh viên ngoại tỉnh, đặc biệt có thể là con cả của một gia đình nhiều anh chị em. Bởi những bạn đảm đang trong gia đình cũng sẽ làm tốt công việc”, nữ CEO của Honeywell tại Việt Nam chia sẻ.

Chuyện nữ sinh viên Châu Á làm mại dâm ở Úc

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Bang Victoria (Úc) có 95 nhà chứa hợp pháp với gần một ngàn “công nhân tình dục”, nơi mại dâm được xem là nghề hợp pháp. Nhiều người trong số này đến từ các nước Châu Á, không ít người là sinh viên.