Sinh viên Mỹ hào hứng học ngôn ngữ ký hiệu

Sinh viên Mỹ hào hứng học ngôn ngữ ký hiệu

Thứ 4, 08/05/2013 | 08:14
0
Mỗi năm lại có thêm nhiều sinh viên đại học ở Mỹ được học một ngôn ngữ mới - ngôn ngữ không cần thốt ra một lời nào.

Trong 10 năm qua, lượng sinh viên tham gia các khóa học ngôn ngữ đã tăng hơn 50% tại Mỹ. Trong đó, ngôn ngữ ký hiệu đang dần trở nên phổ biến và đứng thứ tư trong cuộc khảo sát mới nhất của Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại.

Để tăng lượng thí sinh đăng ký vào trường, ĐH California Berkeley đã thêm khóa học ngôn ngữ vào mùa thu trong những năm gần đây.

Hamza Jaka, một sinh viên của ĐH California Berkeley tham gia vận động quyền lợi cho người khuyết tật nói: "Điều đó thực sự rất tốt khi có thể nói chuyện với mọi người bằng ngôn ngữ riêng của họ” và kêu gọi các trường đại học mở các lớp học về ngôn ngữ này.

"Tôi có rất nhiều bạn bè điếc, và tôi luôn luôn cảm thấy có lỗi khi không có cách nào thể hiện suy nghĩ của mình", cô nói.

Vào năm 1990, một số trường đại học ở Mỹ đã bắt đầu giảng dạy ngôn ngữ này. Những ngành nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ  thu hút sinh viên trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, ngôn ngữ học, với nhiều động cơ trong đó có lý do cá nhân hoặc do sự tò mò.

Ngôn ngữ ký hiệu được quan tâm trong hơn hai thập kỷ kể từ khi luật Người khuyết tật Hoa Kỳ được thông qua. Luật này yêu cầu các bệnh viện và các cơ quan phải giao tiếp hiệu quả với người điếc, khiếm thính và cấm phân biệt đối xử với người khuyết tật tại nơi làm việc.

Mùa thu năm 2009, hơn 91.000 sinh viên tham gia các lớp học tại một trong số 730 trường học tại Mỹ. Hiệp hội ngôn ngữ dự kiến ​​sẽ tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát tiếp theo vào đầu năm 2014.

"Các chương trình này đã phát triển hơn", Rosemary Feal, giám đốc điều hành của Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại nói. "Đối với nhiều sinh viên, đây có thể là lần đầu tiên trường của họ tạo cho họ cơ hội này".

Xã hội - Sinh viên Mỹ hào hứng học ngôn ngữ ký hiệu

Patrick Boudreault đang giảng dạy tại lớp học ngôn ngữ ký hiệu Mỹ tại ĐH California Berkeley

Trong lớp học ngôn ngữ ký hiệu tại ĐH California Berkeley – do Patrick Boudreault, người bị điếc bẩm sinh giảng dạy- không ai nói lớn tiếng.

"Trong một thời gian dài tôi không biết giọng nói của bất kỳ ai như thế nào hết", Jo Gookin, dùng ngôn ngữ chính cho biết. Mặc dù vậy, lớp học không hoàn toàn yên tĩnh. Vào một buổi sáng thứ ba gần đây, một tràng cười bùng phát đã làm gián đoạn sự tập trung cao độ của mọi người. Và như trong bất kỳ lớp học ngôn ngữ nước ngoài khác, những người đang khó xử là những người khơi nguồn cho sự vui nhộn. Một sinh viên cho biết cô từng vô tình ra dấu hiệu “cái sừng" thay vì "kỳ lân".

Gillian Sherif , một sinh viên khác nói: "Đó là một thứ ngôn ngữ thực sự sáng tạo và trực quan.  Đôi khi cách bạn ra dấu hiệu thứ gì đó làm cho bạn cười”.

ĐH California Berkeley và một số trường đại học khác cũng đã cho phép giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu để đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ. Những nơi khác như Tiểu bang San Jose và San Francisco đã đưa ngôn ngữ ký hiệu vào giảng dạy trong các trường học. Tại thành phố Berkeley, chỉ cần đặt chân tới ĐH California Berkeley là có cả một bộ phận dành riêng cho việc giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu Mỹ.

Sinh viên của Boudreault đã tìm lại thấy chính mình khi giao tiếp bằng ký hiệu với nhau bên ngoài lớp học, thậm chí họ còn chuyển hướng cuộc trò chuyện sang những ngày cuối tuần và cùng với bạn trai. Còn cách nào tốt hơn để học ngôn ngữ ký hiệu bằng việc nói chuyện tầm phào.

Bảo Linh (Theo Mercurynews)

Cô 'phù thủy' 8X của ngôn ngữ khiếm thính

Thứ 4, 23/01/2013 | 08:27
Cô gái thế hệ 8X ấy đã xây dựng một trung tâm ngôn ngữ dành cho người khuyết tật, mở rộng cánh cửa cho những người khiếm thính tự tin bước vào cuộc sống.

Phát ngôn “chế” kỳ dị của 9x “đời chót”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Cái thời của phương châm 8x "Trẻ không xông pha già hối hận", "Cứ làm là được", "Yêu là cưới" có lẽ đã qua từ lâu. Bây giờ 9x, đặc biệt là 9x đời "chót" có nhiều tuyên ngôn sống mà chỉ cần nghe nhiều bậc cha mẹ, các anh chị 8x phải ngả mũ chào thua.

Sính ngôn ngữ “lóng” đồng tính, giới trẻ tự đánh mất mình

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Theo phong trào và sự “du nhập” nhanh từ thế giới phim ảnh, nhiều bạn trẻ đua nhau sử dụng những “tiếng lóng” của giới đồng tính.