Sinh viên nghèo và cơ hội 'đổi đời' nhờ việc làm thêm dịp tết

Sinh viên nghèo và cơ hội 'đổi đời' nhờ việc làm thêm dịp tết

Chủ nhật, 05/03/2017 | 13:32
0
Với nhiều người, tết cổ truyền là dịp trở về đoàn viên bên gia đình, tận hưởng cảm giác ấm cúng, nhưng có không ít sinh viên chấp nhận hy sinh để đi làm thêm...

Cơ hội vàng

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân khắp cả nước lại bước vào những ngày tết cổ truyền ấm áp, yêu thương. Không khí xuân đang len lỏi vào từng con đường, góc phố. Tại TP.HCM, người ngoại tỉnh với công việc bộn bề ngày thường nay háo hức hơn với tinh thần chuẩn bị về quê đón tết. Người đặt vé xe, vé tàu, người mua sắp quà tết nườm nượp.

Trong không khí chung náo nhiệt ấy, có rất nhiều cô, cậu sinh viên chọn cách ở lại làm thêm. Nhu cầu sử dụng lao động dịp tết Nguyên Đán tăng cao trở thành “mùa vàng” kiếm tiền cho hàng ngàn sinh viên nghèo tỉnh lẻ. Nhiều sinh viên thừa nhận nếu may mắn tìm được công việc ưng ý họ có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Khoản đó đủ giúp các cô, câu sinh viên đóng học phí, trang trải tiền nhà trọ trong kỳ tiếp theo.

Xã hội - Sinh viên nghèo và cơ hội 'đổi đời' nhờ việc làm thêm dịp tết

 Lành đang đi hẹn để tìm việc làm thêm.

Dịp cuối năm, chúng tôi tìm về làng Đại học Thủ Đức (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) để tìm hiểu rõ hơn cái tinh thần tác chiến lăn lộn làm thêm của sinh viên trong ngày tết. Dịp tết, có rất nhiều công việc để các bạn lựa chọn làm bán thời gian, theo ca hoặc túc trực 24/24. Cụ thể như bán hàng, chạy phục vụ quán, dọn dẹp nhà, bảo vệ, chăm sóc cây cảnh, quản lý nhà cửa… Những công việc này thường chỉ làm trong những ngày đông khách, gấp rút giao hàng và lương gấp 2, 3 lần so với thông thường. Công việc làm thêm ngày tết nở rộ những ai có nhu cầu chỉ cần lên mạng tìm kiếm, thậm chí thông qua kênh phát tờ rơi, quảng cáo nhan nhản ngoài đường.

Gặp chúng tôi, bạn Lô Thị Thu (SN 1996, quê Nghệ An, sinh viên năm 2 trường Đại học Bách khoa TP.HCM) khoe: “Em vừa nhận việc quét dọn, chăm sóc nhà cửa cho một vị đại gia ở quận 1. Em xin việc qua trung tâm giới thiệu việc làm. Hợp đồng giữa đôi bên đã ký kết, em làm một tuần được nhận 4 triệu đồng tiền công, chưa kể có thể được bồi dưỡng thêm nêu chủ nhà vừa lòng”.

Thu kể, ngoài cô, rất nhiều bạn khác cùng chấp nhận ở lại TP.HCM xin việc làm thêm. Nếu như các sinh viên con nhà nghèo chấp nhận ăn tết xa nhà kiếm thêm thu nhập thì nhiều sinh viên “quý tộc” lại muốn trải nghiệm cùng công việc mới. Giới sinh viên thường kháo nhau, ai năng nổ mới có thể kiếm được “việc nhẹ lương cao”. Thế nên xin việc làm thêm dịp tết vô hình chung trở thành thước đo sự năng động, bản lĩnh của mỗi cô, cậu sinh viên.

Không ít sinh viên đã lên kế hoạch cho công việc làm thêm từ rất sớm. Vừa thi xong các môn học hoặc được nhà trường cho nghỉ tết là bắt tay ngay vào làm thêm. Công việc chính thời điểm này chủ yếu là phụ bán hàng siêu thị, phục vụ nhà hàng, quán nhậu theo ca. Ngày cận tết, nên mức lương sinh viện được nhận gấp 3-4 lần so với dịp bình thường.

Bạn Hoài Thương, quê Thanh Hóa, sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học KHXH&NV TP.HCM kể: “Hai năm nay, nhà trường cho nghỉ tết là em lại xin vào bán hàng tại siêu thị Coop Mart. Hiện nay, em đang bán hàng cho một quầy kinh doanh hàng mỹ phẩm với mức thu nhập trọn gói cho đợt bán hàng tết là 3.000.000 đồng. Được nghỉ Tết, về quê cũng không phải làm gì mà tiền thì không có để tiêu nên việc bán hàng dịp tết đã trở thành nghề kiếm thêm của em. Với số tiền kiếm được, tết này em có thể tự mua sắm áo quần và mừng tuổi cho người thân trong gia đình”.

Nỗi lòng sinh viên xa xứ

Giáp tết, trong khi bạn bè gói ghém đồ đạc về quê sum họp với gia đình thì Hoàng Thị Lành, sinh viên năm 3, Trường Đại Học KHXH&NV, lại chuẩn bị đồ đạc đến trông nhà cho một vị đại gia bất động sản. Lành may mắn được người bạn thân giới thiệu cho công việc làm thêm này. Là chỗ quen biết, cô nhà báo tương lai được gia chủ cho toàn quyền sử dụng ngôi biệt thự khang trang trong vòng 5 ngày gia đình ông qua Singapore du lịch.

Lành chỉ có nhiệm vụ trông nhà, dọn dẹp vệ sinh, cho chim và mấy chú cún yêu ăn uống. Mỗi ngày như vậy, cô được trả 1 triệu đồng. Cô bé dự định dùng toàn bộ số tiền kiếm được cho khóa học anh văn qua tết. Lành bảo: “Xa nhà, em rất buồn, nhưng để có tiền em chấp nhận điều đó. Hơn nữa, em may mắn xin được việc làm nhàn hạ này, em cũng vơi đi phần nào đó nỗi nhớ nhà”.

Ngoài công việc bán hàng, phục vụ ăn uống, trong nhà... nhiều sinh viên chọn công việc khá thú vị khác như làm bảo vệ, hướng dẫn viên du lịch, người chụp ảnh dạo… tất cả đều cho thu nhập rất cao. Làng Đại học Thủ Đức những ngày cận tết mỗi khu nhà trọ đều vắng hoe bởi sinh viên hầu hết đã về tết. Thế nhưng, Thu, Lành và những bạn trẻ khác chọn ở lại họ đã chuẩn bị cho mình tâm lý đối diện với cảm giác trống trải, cô đơn.

Sau tiếng cười hóm hỉnh, cô bạn tên Thu tâm sự: “Xin được việc làm nghĩa là tết này em phải xa quê. Cái tết đều tiên không được ở bên gia đình. Hay tin em ở lại làm thêm, cha mẹ đều yêu cầu em về. Nhưng nhà em nghèo. Em cũng lớn rồi phải biết tự kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. 4 triệu giúp em đóng đủ tiền phòng trọ liền 6 tháng sau”. Thu mường tượng cái tết của cô bé sẽ trôi qua với thùng mì gói, ít bánh chưng, bánh tét mẹ cho và những cuộc điện thoại thăm hỏi người thân trong phút giao thừa. Một cái tết của thời sinh viên sẽ trở thành động lực để cô bé viết tiếp ước mơ thành đạt.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải An (tâm lý về phát triển Thanh thiếu niên văn phòng TP.HCM) cho biết: “Những dịp lễ tết đa số là dịp mà thị trường việc làm tăng, nên nhiều người lao động, nhất là sinh viên tranh thủ chớp thời cơ làm thêm để tích góp lo việc học hành. Đa số những em sinh viên này đều quá khó khăn, nên đã không về cùng bố mẹ đón tết ở quê. Dù có tiền nhiều thật, nhưng tất cả đều chạnh lòng khi các bạn về quê mà mình lại phải bươn trải một mình ba ngày tết".

Tô Hương Sen

Cùng tác giả

Lòng bao dung của cha mẹ "cải tạo" cuộc đời đứa con trai sa ngã

Thứ 2, 24/09/2018 | 10:33
Nghe bạn kể anh B. nói không thích mình, Hiếu sinh ra bực tức nên dùng dao đâm anh B. tử vong. Trả giá cho sự nóng giận nhất thời, Hiếu vùi chôn tương lai trong lao tù. Được sự động viên của cha mẹ, Hiếu cố gắng cải tạo tốt để sớm làm lại cuộc đời.

Chuyện đàn bà: Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu cũng cần có một bờ vai

Thứ 4, 12/09/2018 | 21:00
Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu vẫn cần một người đàn ông song hành sẻ chia.

Chuyện đàn bà: Có tài thường cô độc

Thứ 7, 08/09/2018 | 20:00
Vốn dĩ thói thường là vậy, đàn ông có tài lắm người theo, đàn bà có tài thường cô độc.

Sự hối hận của phạm nhân có nhiều tiền án

Thứ 4, 29/08/2018 | 13:30
Lười lao động, Long sinh ra trộm cắp và liên tiếp đi tù. Lần thứ ba thụ án, nam phạm nhân thấy hối hận khi biết người thân không thể che chở, bảo bọc mãi.

Sự hối hận của người đàn bà buôn "cái chết trắng" vì làm ăn thua lỗ

Thứ 7, 25/08/2018 | 09:13
Làm ăn thua lỗ, Hương nhiều lần cầm cố tài sản, vay mượn lãi cao để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực đều bất thành, trước tình cảnh vỡ nợ, muốn lấy lại vốn, nữ phạm nhân đã tìm đến con đường buôn ma túy.