Smartphone có phải 'kẻ thù' của công việc?

Smartphone có phải 'kẻ thù' của công việc?

Thứ 7, 24/06/2017 | 10:59
0
Có hẳn một cái tên dành cho triệu chứng nghiện smartphone, đó là nomophobia. Dưới góc độ công việc thì nomophobia đem lại những vấn đề gì?

Theo Pew Research Center, người sở hữu smartphone ở độ tuổi từ 18 đến 24 nhận và gửi khoảng 109,5 tin nhắn mỗi ngày, tương ứng với khoảng 3.200 tin nhắn mỗi tháng.

Bình quân mỗi người dành 1/3 thời gian trong ngày để làm việc, tức lượng tin nhắn trao đổi trong thời gian làm việc sẽ khoảng 30 đến 40 tin nhắn.

Hãy thử tính, thời gian trung bình để xử lý một tin nhắn (đọc và trả lời) là khoảng 10 giây. Như vậy thời gian làm việc mất đi do tin nhắn sẽ vào khoảng 5 đến 6 phút rưỡi. Quá ít so với 8 tiếng làm việc phải không nào?

Tuy nhiên đại học Florida đã đưa ra một con số thống kê gây sốc hơn nhiều. Đó là sau khi nhận một cuộc điện thoại khi đang làm việc thì khả năng người nhận mắc lỗi với công việc mình đang làm là 28%. Con số này với tin nhắn là 23%.

Tạp chí Tâm lý học thực nghiệm (Journal of Experimental Psychology) thì cho biết việc nghe thấy tiếng chuông điện thoại hoặc tin nhắn cũng đã đủ để gây ra tỷ lệ mắc lỗi tương đương. Và nghiên cứu của website việc làm CareerBuilder dựa trên khảo sát hàng ngàn nhân viên đã xác nhận: smartphone chính là kẻ thù của công việc. 

Đánh giá - Smartphone có phải 'kẻ thù' của công việc?

 Nga, nhân viên marketing tại quận 10 thì lại cho rằng smartphone cũng gây ảnh hưởng với cô nhưng là theo hướng tích cực: “Mình dùng smartphone rất nhiều để phục vụ công việc. Chẳng hạn như chụp và lưu văn bản, scan văn bản và thậm chí khi cần thì quay phim, chụp ảnh sự kiện không kém gì camera và còn nhiều công dụng khác. Vì thế smartphone có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của mình nhưng là theo chiều hướng tốt.  

Còn trong cuộc sống ư? Khi đi thang máy mình không bao giờ nhìn smartphone, ăn uống cũng không, đi chơi vui vẻ cũng không. Mình nhận thức được smartphone chi phối mình nhiều nên đã tự điều tiết lại bản thân”.

Các bí quyết mà chuyên gia đưa ra để hạn chế ảnh hưởng xấu của smartphone đến công việc bao gồm bật chế độ “tránh làm phiền” định kì vào những lúc cần tập trung. Điều này cũng giúp bản thân chúng ta kiềm chế khao khát “tìm hiểu” xem có ai đang cố liên lạc với mình hay không.

Ngoài ra khi cài đặt một ứng dụng thường xuyên sử dụng, hãy xem xét xóa một ứng dụng khác tương tự để giảm việc nhìn vào màn hình quá nhiều.

Đức Trọng