Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường

Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường

Thứ 2, 15/04/2013 | 17:20
0
Chàng thanh niên 25 tuổi ban ngày lê la góc phố kiếm sống bằng nghề ăn mày, tối đến hóa thân thành chàng công tử nơi vũ trường phải nhập viện vì một tai nạn.

Những lúc vào tác nghiệp tại bệnh viện, tôi được chứng kiến bao số phận con người. Còn với trưởng điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, khoa Tim mạch lồng ngực, bệnh viện Việt Đức thì nơi anh làm như một xã hội đa màu sắc. Nơi mà anh bảo tình thương con người với con người khiến trào nước mắt nhưng nơi đây cũng là nơi mà con người cũng lộ ra những góc tối của mình.

Khi ngồi ở phòng trực cấp cứu bệnh viện Việt Đức, người ra người vào, người được cấp cứu do tai nạn ô tô, do ngã… anh Vinh bỗng nhớ lại những câu chuyện về cuộc đời mà anh không bao giờ quên ở căn phòng này.

Xã hội - Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường
Chàng lãng tử ăn xin: “Giờ, em mới thấm thía, những gì em làm, và cuối cùng, số phận em cũng phải gánh chịu” - Hình minh họa.

Sáng ăn xin, tối thành hoàng tử nơi vũ trường

Đó là một bệnh nhân nam lúc ấy hơn 25 tuổi quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Thanh niên này ra Hà Nội và sống dưới gầm cầu Long Biên. Một ngày, anh ta phải vào viện cấp cứu vì ngã gãy xương sống khá nguy kịch. Đó là chàng thanh niên rất đẹp trai. Anh Vinh và các điều dưỡng, bác sĩ khác đã tận tình cứu chữa.

Trưởng điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh kể: “Khi xe cấp cứu đưa vào viện, người thanh niên đó mang bên mình một túi đồ. Nhìn cách giao tiếp với mọi người, ai cũng tưởng đó là một thanh niên hào, chứ ít ai biết đó là kẻ ăn mày.

Trong túi đồ anh ta nhờ tôi nhờ trông hộ là quần áo hiệu. Và tôi nhớ có 2 đôi giày rất sành điệu, trong đó có một đôi màu sáng bóng.... Trong thời gian nằm viện, chàng thanh niên ấy  thấy tôi thân thiện. Hơn nữa, anh ta không có một người thân thích bên cạnh và không dám nhờ ai nên chỉ biết trông cậy vào tôi”.

Từ đây, câu chuyện về cuộc đời anh ta bắt đầu hé mở dần. Anh ta tên là Nguyễn Hữu T. Khi lên đất Hà Nội, anh ta phát hiện ra rằng, nghề ăn  xin là nghề hái ra tiền. Vì vậy, cứ ban ngày, anh ta ăn mặc rách nát đi lê la khắp chỗ ở Hà Nội xin ăn. Nhưng đêm đến, trút bỏ bộ quần áo bẩn anh ta mặc diện và đi vũ trường.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, với những tình, tiền vào ban đêm. Ban ngày là cuộc sống nơi phố xá. Anh ta bảo: “Giờ, em mới thấm thía, những gì em làm, và cuối cùng, số phận em cũng phải gánh chịu”.

Một ngày, anh ta bị ngã đến gãy xương sống, không thể đi đứng được nữa. Anh ta cậy nhờ anh Vinh: “Em không có người thân gì cả, nếu em chết đi, trong tài khoản em còn 29 triệu đồng, anh nhờ bệnh viện hoặc đưa tiền cho một ai đó đứng lên lo ma chay cho em”. May không chết, nhưng người thanh niên này không tự đi lại được, anh ta lại nhờ anh Vinh mua hộ xe lăn.

Sau đó, anh ta qua khỏi được xuất viện về quê nhưng không ai nuôi và được đưa vào trại bảo trợ xã hội.

Đứa con gái 8 tuổi ăn xin đưa bố vào cấp cứu

Một câu chuyện khác về số phận con người nơi bệnh viện khiến điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh nhớ mãi.

Xã hội - Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường (Hình 2).
“Con bé dáng người nhỏ, dong dỏng. Tóc dài bên bết nhưng ánh mắt rất sáng và có cái cười rất có duyên. Nó nói năng hoạt bát như một người từng trải”. Hình minh họa

Cách đây khoảng 8 năm, vào một ngày nóng nực, khi anh Vinh đang trực tại viện, bỗng xuất hiện một con bé 8 tuổi ăn mặc rách rưới. Con bé dắt theo một người đàn ông trong bộ quần áo cũ nát không kém. Người đàn ông có khuôn mặt mệt mỏi tột cùng, đôi mắt thâm sâu hoắm, thân hình gầy gò da bọc xương nhưng bụng to như trống lê từng bước vào phòng cấp cứu.

Đưa bố vào, đứa trẻ quá bé để có thể nói chuyện với y tá trực ngồi ở bàn. Nó phải kiễng đôi chân bé nhỏ lên, tay cầm tờ giấy quơ quơ và bảo: “Cứu bố cháu với, bố cháu ốm quá”.

Lúc này, anh Vinh mới chợt nhận ra đứa trẻ đưa bố vào cấp cứu. Mới hỏi được vài câu, nó bỗng ngồi quỳ sụp xuống và cầu xin cứu bố. Nó bảo nó không có tiền, nó và bố đi ăn xin chỉ đủ ăn. Nhưng viện vẫn nhận vào.

Anh Vinh nhớ lại: “Con bé dáng người nhỏ, dong dỏng. Tóc dài bên bết nhưng ánh mắt rất sáng và có cái cười rất có duyên. Nó nói năng hoạt bát như một người từng trải”.

“Đứa trẻ ấy dù còn bé lắm, nhưng nó cư xử như một người trưởng thành. Nhìn nó, tôi nghĩ nhiều người còn phải học…”

Sau khi bố cô bé được nhận vào viện, được truyền thuốc, nó cứ ngồi bên cạnh. Mệt quá, nó ra ngoài hành lang nằm trên chiếc ghế. Chốc chốc, con bé lại giật mình tỉnh giấc. Nó chỉ sợ bố nó ra đi mà không có nó bên cạnh.

Nhiều y tá thấy thương nó, bảo đi ngủ, nó nhất định không chịu, cứ nằm cả đêm trên ghế, mặc cho muỗi đốt. Thỉnh thoảng, nó lại chạy vào xem bố thế nào.

Trong ca trực đêm ấy, tôi cùng vài người nấu bát mì ăn đêm và gọi con bé vào ăn cùng. Nó cảm động, ôm chân tôi bảo: “Con ước gì, con có được bố mẹ như các cô các chú”. Nó thèm được sự  chăm sóc của người lớn. Con bé ấy mới có 8 tuổi mà đã tự chăm sóc mình, rồi chăm sóc cả bố. Nó đâu được ai quan tâm.

“Chắc nó cảm nhận được tôi như người thân duy nhất ở viện. Khi nó đưa bố nó vào khoa, cứ có việc gì, nó lại chạy ra tìm tôi, từ chuyện hỏi bao giờ bố nó khỏi. Mọi người tại sao lại điều trị thế này thế kia, và câu hỏi có vẻ khó trả lời nhất là khi nào bố nó ra viện?. Tôi đã nghe mọi người tiên lượng về bố nó mà.

Bố con bé đó mắc bệnh bán tắc ruột do lao trên bệnh cảnh xơ gan cổ trướng. Đáng tiếc là ngày bệnh viện giúp đưa bố nó về quê, tôi không gặp nó nữa”.

Kể đến đây, mắt anh Vinh nhìn xa xăm nhớ về con bé ăn xin với dáng vẻ nhỏ bé.

“Cái bang” nhí hoành hành Quốc lộ 1A

Từ nhiều tháng nay, cánh tài xế ngao ngán sợ xảy ra tai nạn khi lưu thông trên Quốc lộ 1A (đoạn qua ngã tư huyện Cai Lậy – Tiền Giang) vì tình trạng “cái bang nhí” sẵn sàng lao ra đường “hành nghề”.

Theo ghi nhận, thường xuyên có khoảng 5 - 6 em nhỏ bồng bế nhau đứng dựa và ngồi trên dải phân cách ngay ngã tư. Mỗi khi đèn đỏ, các em cầm ca lao ra, đeo bám xe khách, xe tải để xin tiền.
 

Xã hội - Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường (Hình 3).
Nhóm "cái bang" nhí đầu trần chân đất tụ tập trên Quốc lộ 1A xin tiền

 
Anh Huỳnh Văn Hiền một tài xế ngụ TP Mỹ Tho, cám cảnh: “Trời nắng như đổ lửa, mình ngồi trong xe còn chịu không nổi mà những đứa trẻ này phải đầu trần chân đất, phơi nắng để xin tiền. Nhưng nguy hiểm hơn cả là nhiều em vẫn liều lĩnh đeo bám theo xe dù đèn xanh đã bật”.
 
Theo quan sát, những đứa trẻ này bị một nhóm phụ nữ chăn dắt. Ban ngày, nhóm phụ nữ này ngồi trong mát giám sát các em, ban đêm tập kết ở bến xe hoặc các chợ.
 

Xã hội - Lãng tử sáng ăn xin, tối tưng tưng đi vũ trường (Hình 4).
Người phụ nữ áo xanh ngồi trong mát "giám sát"


Được biết ngành chức năng tỉnh Tiền Giang cũng từng thu gom nhóm cái bang này trao trả về địa phương nhưng không bao lâu lại tái diễn tình trạng trên.

Có nhiều nhóm giả dạng lê lết

Ngoài nhóm thanh niên giả dạng tàn tật do Toàn “đại ca” huấn luyện, còn có một nhóm thanh niên cũng hành nghề tương tự ở một phòng trọ trong hẻm 57 đường Huỳnh Mẫn Đạt (P.5, Q.5). Nhóm này có khoảng ba đối tượng, thường lê lết hành nghề ở dọc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng. Ở hẻm 122 đường Trần Đình Xu (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) cũng có một nhóm giả dạng khác. Hai nhóm này đều có mối liên hệ với Toàn “đại ca”.

Thấy băng nhóm giả dạng ăn nên làm ra, một số thanh niên bán vé số cũng chuyển sang dạng bò lết. Ngày 26-12-2012, Mười - một thanh niên mới vào nghề - ăn mặc rách rưới nhờ một người bán vé số chở ra đường Lê Duẩn (Q.1). Nhưng lết tới quá trưa mà không ai thèm đếm xỉa, Mười đành gọi điện kêu người chở về. Khi xe đến, Mười buồn bực chẳng thèm chờ người bế mà nhảy tót lên ngồi trên xe. Về đến nhà, Mười than: “Lết chưa thạo nên bị người đi đường chửi là đồ lừa đảo”. Nghe Mười nói xong, cả nhóm thanh niên giả dạng của “lò” ở đường Nguyễn Cảnh Chân đều khuyên: “Phải kiên nhẫn và biết chịu nhục. Làm một thời gian là quen liền”.

P.Sang (t/h)

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Cái bang thời @, ăn mày giàu "lòng tự trọng"?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Thấy dáng vẻ tội nghiệp, chúng tôi rút tờ 2.000 VNĐ ra bố thí, chú bé lập tức nhảy thụt lùi lại, vì "lòng tự trọng" không cho phép.

Nạn “cái bang” ở chốn thị thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Mỗi năm có hàng trăm người (trẻ em chiếm hơn 80%) ở khắp nơi đã tràn vào TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) để hành nghề ăn xin. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho chính quyền sở tại.