'Quái chiêu' dạy con thời @

'Quái chiêu' dạy con thời @

Thứ 6, 01/03/2013 | 15:02
0
Những ngày qua, dư luận cả nước "sốc" thực sự trước hình ảnh một bé trai ở Hải Phòng bị cha mẹ lột trần truồng, trói ra đường trong cái lạnh tê tái để trừng phạt vì tội trốn học đi chơi điện tử.

Dạy con theo kiểu... phim kinh d

Hơn 9h ngày 21/2, cháu Vũ Văn Đ. (13 tuổi), hiện đang học lớp 7, trường THCS Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng) đã bị bố lột trần truồng, trói vào cột điện ven đường ngay trước cửa nhà. Cháu bé gầy guộc bị trói dưới cái rét 150C, gào khóc vì xấu hổ nhục nhã nhưng hàng xóm, người qua đường đều vô cảm, chẳng ai buồn đoái hoài giúp đỡ. May có đội thanh tra giao thông đi qua dừng lại can thiệp, chú bé mới được cha cởi trói và dẫn vào nhà.

Một hình ảnh "sốc" thực sự ngày đầu năm mới! Nhiều người tự hỏi, tại sao người cha, người mẹ ấy lại chọn một cách giáo dục con cái tàn nhẫn và độc ác đến mức như thế? Tại sao những người thân trong gia đình, làng xóm đều tỏ ra bình thản trước hình ảnh cháu bé gào khóc, kêu la thảm thiết như vậy? Xã hội không như chúng ta tưởng, còn hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện đau lòng liên quan đến cách giáo dục con cái của những ông bố, bà mẹ hiện nay.

Việc cha mẹ áp dụng hình phạt quái dị nhằm bôi nhọ con trước mắt người khác giờ đây đã không còn hiếm. Cách đây không lâu, ở Đăk Nông cũng diễn ra sự việc tương tự. Một ông bố vì quá bực tức trước việc hai con mê chơi game, bỏ bê học hành đã bắt chúng bò lết giữa đường cả cây số. Dường như chưa đủ độ bẽ bàng, ông bố còn bắt hai con bò qua đoạn chợ nơi tập trung rất đông người.

Một vụ việc khác diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh cũng khủng khiếp không kém. Một cháu bé 13 tuổi sau khi được chú bảo lãnh từ đồn công an về vì có hành vi ăn cắp xe đã được chú dạy cho một bài học... có một không hai. Ông chú bắt cháu bé đeo tấm biển viết dòng chữ: "Tôi là thằng ăn cắp" rồi đứng giữa đường phố, giữa hàng nghìn con mắt của người đi đường.       

Xã hội - 'Quái chiêu' dạy con thời @

Cách giáo dục con của ông bố ở Hải Phòng đang gây bức xúc trong dư luận.

Không ít ông bố bà mẹ còn nghĩ ra những "quái chiêu" dạy con thật kinh khủng. Không những lột truồng, nhiều phụ huynh còn treo con lủng lẳng trên xà nhà, dùng xích chó xích chân con vào cầu thang... để cháu bé đoạn tuyệt với game. Bản thân tôi cũng được chứng kiến không ít câu chuyện cười ra nước mắt ngay trong chính những gia đình được cho là nề nếp nhất. Một người đàn ông vốn nổi tiếng tài hoa, học thức nhưng lại chọn một cách giáo dục con theo kiểu... chẳng giống ai.

Hồi còn đi học, cậu con trai nổi tiếng nghiện game, tối ngày cắm đầu vào "Võ lâm truyền kỳ", "Đột kích"... dẫn đến bỏ bê học hành. Ông bố đã ném cả bộ máy tính xuống sông Tô Lịch nhưng cậu bé vẫn chứng nào tật ấy. Bảo không nghe, đe chẳng được, anh ta liền lôi cậu bé ra giữa ngõ, nơi có đông người qua lại, đặt trước mặt cậu một bát cơm và một bát phân. Tay cầm roi, ông bố bắt con trai quỳ xuống và quát lớn: "Bây giờ trước đông đảo mọi người, mày chọn đi, mày chọn ăn cơm hay ăn thứ kia? Nếu chọn ăn cơm thì mày phải hứa từ bỏ game online và theo tao về nhà". Trước ánh mắt soi mói, dè bỉu của hàng xóm, cậu bé đã phải nhục nhã cầm lấy bát cơm và theo người cha về nhà. 

Những dẫn chứng kể trên chỉ là rất ít trong số vô vàn những biện pháp mà các bậc phụ huynh áp dụng để dạy bảo con cái. Ngoài xã hội, sẽ còn biết bao nhiêu ông bố, bà mẹ sẵn sàng lột trần truồng con trai mình, tống chúng ra giữa phố để giáo dục? Bao nhiêu người sẽ chọn phương pháp dùng bạo lực thay cho tình thương? Bao nhiêu người sẽ chọn tiếng nói của đòn roi thay cho lời khích lệ từ đáy lòng?

Phản tác dụng   và cực kỳ nguy hại

Hiện nay, rất nhiều người nghĩ rằng vì mình sinh ra đứa trẻ, nuôi dạy, cho chúng ăn học thì có thể đối xử với chúng như "nô lệ", hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của mình. Theo các chuyên gia tâm lý, những hình thức giáo dục kể trên là phản cảm và cực kỳ nguy hại. Dùng bạo lực để giáo dục một đứa trẻ, người lớn vô hình trung đã tiêm nhiễm vào đầu chúng mầm mống bạo lực. Đừng nghĩ rằng, khi đứa trẻ bị trừng phạt như thế, lớn lên nó sẽ không trở thành một người xấu hoặc sát thủ máu lạnh.

Chuyên gia tâm lý - bác sĩ Vũ Minh Phượng (chương trình "Cửa sổ tình yêu") cho biết: "Nói nhẹ không được thì đôi khi cũng phải nói nặng. Tuy nhiên dùng roi vọt để trừng trị con cái, khiến chúng sợ hãi mà bỏ game hoặc làm theo lời bố mẹ thì hoàn toàn không dễ. Trường hợp của cháu bé bị bố lột đồ trói giữa đường ở Hải Phòng cũng vậy. Cháu bé thiếu may mắn ấy từ ngày mai có thể sợ hãi, xấu hổ mà không dám bỏ học đi chơi game nhưng nhìn xa hơn những vết thương về thể diện bị cha mẹ chà đạp sẽ khó lành. Chẳng ai dám tin, khi lớn lên, chú bé ấy sẽ trở thành một con người có tâm hồn toàn bích".

Các nhà giáo dục cũng nhận định, việc dùng bạo lực với trẻ trong bất kỳ tình huống nào là điều không thể biện minh. Những đứa trẻ rơi vào tình huống này sẽ bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần. Chúng sẽ phải lớn lên trong sự sợ hãi, tâm lý thiếu tự tin đè nặng. Thậm chí, nhiều đứa trẻ có khuynh hướng coi bạo lực là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.

TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội bày tỏ: "Cách dạy dỗ con cái như kiểu của người cha tại Hải Phòng vừa phản giáo dục vừa vi phạm luật phòng chống bạo hành trong gia đình. Đứa trẻ không chỉ bị ảnh hưởng về mặt thể xác mà còn bị những "vết thương" tinh thần lâu dài không dễ lành. Trong đó sự tổn thương về mặt tâm lý còn đau đớn, nghiêm trọng hơn rất nhiều vì đây là cách hạ giá trị bản thân trẻ nhanh nhất. Đứa trẻ sẽ thấy xấu hổ trước ánh mắt soi mói của bạn bè, hàng xóm. Từ đó các em có thể mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống và những người xung quanh".

Các chuyên gia cho rằng, cách giáo dục kiểu "yêu cho roi cho vọt" từng được áp dụng từ ngàn xưa vẫn được coi là cách giáo dục giúp con cái nên người, tuy nhiên ngày nay không phải lúc nào cũng phù hợp. Những ông bố bà mẹ quá lợi dụng đòn roi có thể vô tình biến những đứa con thành nạn nhân của hành động bạo hành. "Để hạn chế tình trạng lấy bạo lực làm phương pháp giáo dục con, các bậc phụ huynh cần được tư vấn toàn diện hơn. Sai sót của trẻ em phải được xem xét từ nhiều phía, không nên áp đặt suy nghĩ của người lớn cho rằng con trẻ luôn sai. Việc dùng vũ lực chưa bao giờ thành công, với những trẻ có cá tính sẽ làm mất đi cá tính riêng", TS Nguyễn Tùng Lâm nói thêm.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân An, cục phó cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) cho rằng, việc sử dụng bạo lực để dạy dỗ con là hành động sai lầm của các bậc cha mẹ. Điều này chứng tỏ các bậc phụ huynh đang bất lực về phương pháp giáo dục con cũng như suy nghĩ. Giáo dục con theo kiểu "yêu cho roi cho vọt" sẽ phản tác dụng giáo dục. Rất nhiều trường hợp trẻ em do bị cha mẹ đánh đập, sỉ nhục nên bị sang chấn về tâm lý, dẫn đến hành vi sai trái gây rối loạn xã hội.         

Hệ quả khôn lường của việc giáo dục bằng... bạo lực

Theo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trẻ em là những đối tượng chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ. Nếu bị bạo lực, các em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, cảm giác bị xa lánh, không muốn giao tiếp với những người xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển toàn diện. Điều này khiến trẻ thường cáu giận vô cớ, muốn tự tử, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, bạo lực…         

Anh Văn - Vương Chân

Nhóm nam nữ khỏa thân chiên xào nấu nướng trong bếp

Thứ 5, 28/02/2013 | 07:10
Để thu hút sự chú ý của cửa hàng, Greta, Jess và Luke ở Manchester (Anh) đã nảy sinh ý tưởng không mặc gì khi nấu ăn. Những bức ảnh nóng bỏng của họ nhanh chóng gây “sốt” và không lâu sau trở thành một trào lưu “nóng hổi”. Nhiều người bắt chước theo, khi vào bếp cũng lột hết áo quần ra (ảnh).

Ngỡ ngàng dự ‘lễ hội khỏa thân’ ở Nhật Bản

Thứ 4, 20/02/2013 | 21:59
Mỗi năm, ở Nhật có nhiều lễ hội khỏa thân được tổ chức nhưng Saidaiji Hadaka là độc đáo nhất!

Nghiện game, 9x vác dao đi cướp

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Không có tiền chơi game nên khi gặp chị Thọ rao mua sắt vụn gần ngõ nhà mình, Tôn đã nảy sinh âm mưu cướp tài sản. Sau khi đâm chị Thọ 2 nhát dao, Tôn cướp lấy 158 nghìn đồng dùng vào việc thỏa mãn “cơn nghiện” game của mình.