Stonehenge từng là một đền thờ?

Stonehenge từng là một đền thờ?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Cuộc khai quật đầu tiên trong gần 50 năm đã tìm ra rằng, trong đền đá này còn có hòn bị đập vỡ từ tảng đá to được cho rằng được gọt giũa và mang đi như một bùa may mắn.

Thêm vào đó, còn có một số những người được chôn trong lăng mộ, với những dấu hiệu bất thường khác nhau, gợi lên giả thuyết có thể họ đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng. Tổng hợp các chi tiết lại cho thấy, đền đá này cũng chỉ là nơi chôn cất cho những người thuộc phía Nam nước Anh xưa kia.

Nghiên cứu của tiến sỹ Tim Darvill thuộc trường Đại học Bournemouth và tiến sỹ Geoff Wainwright của Ban Tôn tạo di tích ở London chỉ ra rằng những mảnh vụn từ khối đá sa thạch lớn màu xanh có số lượng nhiều. Hơn thế nữa, hầu hết những mảnh vụn được gọt giũa rất tinh xảo và cẩn thận có nguồn gốc từ núi Preseli của những người ở phía Tây Nam xứ Wales.

Tiến sĩ Wainwright nói: "Dường như mọi người ở đây chia phiến đá thành những hòn nhỏ hơn để dễ dàng mang bên mình như một loại bùa may mắn. Theo quan niệm, mang theo những hòn đá nhỏ đó, được coi là mang theo bùa may mắn trong thời kỳ xa xưa".

Đồng quan điểm đó, nhiều người cho rằng công trình này được dựng lên để kỷ niệm những người lính dũng cảm đã chết trong chiến tranh. Trong khi đó một số khác lại tin rằng đây là một đền thờ của người La Mã. Cũng có giả thiết cho rằng đây là công trình do người ngoài hành tinh xây dựng bởi khối lượng công việc quá đồ sộ và khó có thể tưởng tượng lại được làm hoàn toàn bằng sức người.

Tuy vậy, khá nhiều nhà khảo cổ học cho rằng mục đích chính của Stonehenge là địa điểm linh thiêng và là nơi kết thúc các đám ma với nghi lễ dài dòng cổ xưa. Họ cho rằng việc xây dựng Stonehenge theo mặt trời chỉ là một biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh mà thôi.

Giả thuyết này cũng tương đối có trọng lượng bởi có rất nhiều di chỉ khảo cổ liên quan tới việc chôn cất người cổ xưa được tìm thấy xung quanh khu vực này. Di chỉ Stonehenge cùng những công trình kiến trúc bao quanh nó đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1986, danh sách đi kèm cùng với đài tưởng niệm Avebury Henge.

Và bất kể những tranh cãi, khám phá của các nhà khoa học trên khắp thế giới để tìm ra lời giải đáp chính xác về sự ra đời và công dụng của công trình vĩ đại này, Tượng đền đá của người xưa và bí ẩn của nó sẽ vẫn luôn thu hút sự khám phá của các thế hệ sau.

Khánh Nhi (tổng hợp)