Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

Thứ 2, 26/09/2016 | 16:29
0
Cảnh tượng người lớn đu dây, cõng các học sinh nhỏ tuổi trên lưng đi qua “cây cầu” làm bằng đường ống kim loại đã khiến người xem phải thót tim.

Clip Người lớn đu dây đưa học sinh đi học khiến người xem thót tim

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip dài hơn 6 phút, ghi lại cảnh người lớn cõng các em học sinh nhỏ tuổi mặc đồng phục với cặp sách đeo sau lưng qua một “cây cầu” là đường ống kim loại, ở dưới là một con suối có dòng nước hung dữ đã khiến người xem phải thót tim.

Ít ngày sau khi đăng tải, đoạn clip đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt chia sẻ. Nhiều người xem đã tỏ ra xót xa trước cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt của người dân, đặc biệt là các em nhỏ trong clip. Đa số mọi người đều có ý kiến cho rằng, chính quyền sở tại nên đầu tư một cây cầu kiên cố để người dân, các em nhỏ được tới trường một cách an toàn, thuận lợi.

Được biết, clip này được quay tại thôn Bắc Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hóa xác nhận, đoạn clip trên được quay tại thôn Bắc Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Mạng ảo - Đời thực - Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

 Ảnh cắt từ clip

Theo ông Dũng, thôn Bắc Sơn có 5 hộ dân sinh sống tách biệt, mọi việc giao thương, đi lại đều phải qua suối Đá Bàn. Những ngày bình thường, nước suối chỉ đến mắt cá chân nên người dân vẫn lội qua suối đi lại được.

Tuy nhiên, do địa hình đặc thù, khi có mưa lớn, nước đầu nguồn chảy về rất nhanh, khiến nước suối dâng cao, thôn Bắc Sơn bị chia cắt. Vì muốn đưa con đi học, nhiều phụ huynh đã liều mạng đu dây, cõng học sinh qua suối.

Được biết, “cây cầu bất đắc dĩ” bắc qua suối nước là đường ỗng nước tưới tiêu làm bằng kim loại, dài khoảng 20m và rất cao, dễ trơn trượt.

"Nước ở đó lên nhanh nhưng cũng rút nhanh. Những khi nước đầu nguồn đổ về với lượng lớn, các hộ dân bên ấy chỉ có cách duy nhất là đu dây cáp trên đường ống bắc qua suối”, ông Dũng cho hay.

Hiện, xóm Đá Bàn có 5 hộ dân với 5 học sinh đang độ tuổi đến trường. Trong số đó, một học sinh THCS, 2 em tiểu học và 2 em mầm non.

Vì trên địa bàn có nhiều khu vực sông suối nguy hiển, nên trong mùa mưa bão, chính quyền xã có chủ trương cho học sinh nghỉ học để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Ngô Huyền

Cùng tác giả

Cách làm hiệu quả của công an xã giúp người dân vùng biên giới ổn định ANTT

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:26
Từ khi có mô hình này, tình hình ANTT, an toàn xã hội tại xã biên giới Lâm Thủy (Quảng Bình) đã thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt hơn.

Thả dây hàu ở cửa sông Gianh, sau 8 tháng cho thu hoạch tiền tỷ

Thứ 3, 19/03/2024 | 08:00
Mỗi bè nuôi hàu có khoảng 1 vạn dây, nuôi trong 7-8 tháng có thể thu hoạch. Loại hàu này có giá trị dinh dưỡng cao, rất được thị trường ưa chuộng.

Tìm thấy thi thể ngư dân sau 9 ngày mấy tích trên biển

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:14
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Tưởng Hoàng Th, người mất tích trên biển cách đây 9 ngày.

Quảng Bình: Phát hiện thi thể nam giới đang phân hủy trôi trên biển

Chủ nhật, 17/03/2024 | 13:28
Người dân trong lúc đi câu mực bất ngờ phát hiện thi thể một người đàn ông đang phân hủy, trôi dạt trên biển.

Xúc động Lễ gắn tên đường anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Thứ 5, 14/03/2024 | 15:00
Sự kiện gắn tên đường liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương như một sự tri ân đối với người con quê hương đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.