Sự thật mong manh vụ 'tội phạm tố công an nhận hối lộ'

Sự thật mong manh vụ 'tội phạm tố công an nhận hối lộ'

Thứ 4, 24/04/2013 | 15:05
0
Hai thẩm phán trong phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất đã bỏ phiếu “chống” lại lời buộc tội của VKS. Liệu trong lần xử thứ 2, TAND TP Hà Nội có thuận theo cáo trạng với những chứng cứ buộc tội là lời khai không đối chứng?.

Tội phạm tố Công an

Sau khi phá vụ án ma túy tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do Cao Thị Lan cầm đầu, năm 2005, Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục triệt phá đường dây “bán lẻ” ma túy tại “chợ” ma túy Thanh Nhàn, bắt giam đối tượng Trần Thị Thuận và vợ chồng Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan.

Đặc biệt, qua lời khai của các tội phạm ma túy trong vụ án này, CQĐT đã khởi tố và bắt giam một số cán bộ của Công an TP Hà Nội vì đã có vi phạm pháp luật trong công tác. Một loạt cán bộ công an bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ” là Phạm Nho Việt, Lê Văn Minh, Đinh Quế Hoan, Võ Xuân Long cùng bị xét xử chung với các bị cáo trong vụ án này.

Tháng 6/2006, CQĐT khởi tố thêm ông Phạm Đình Tiếng, cán bộ công an Hà Nội.

Theo các tài liệu liên quan, đặc biệt là kết luận điều tra và cáo trạng thì ông Phạm Đình Tiếng bị vợ chồng bị can Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan tố cáo là nhận 8.000 USD của cặp vợ chồng này từ năm 2001 để “chạy tội” cho Nguyễn Viết Mạnh khi đối tượng này bị bắt vì hành vi tàng trữ, mua bán ma túy và năm 2004 nhận 5.000 USD để chạy tội cho Trần Thị Lành với hành vi tương tự.

Thậm chí, Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan còn tố ông Phạm Đình Tiếng đã cầm 12.000 USD để bỏ qua tội trạng của cặp vợ chồng này.

Pháp luật - Sự thật mong manh vụ 'tội phạm tố công an nhận hối lộ'
Bị cáo Phạm Đình Tiếng

Với các lời khai trên, ông Phạm Đình Tiếng bị bắt giam và khởi tố về tội là “Nhận hối lộ”. Riêng việc “nhận tiền” của Bùi Trọng Bảy để “chạy tội” cho Trần Thị Lành, CQĐT cho rằng, ông Tiếng không có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án mà Lành là nghi can và cũng không gặp gỡ người có trách nhiệm để “chạy chọt” nên việc cầm tiền trên là phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Quá trình điều tra kéo dài nhiều năm, tuy nhiên cho đến khi xét xử, ông Phạm Đình Tiếng một mực kêu oan và khẳng định không có chuyện ông cầm tiền của những đối tượng mua bán ma túy đang bị bắt giữ để điều tra về hành vi phạm tội với mức hình phạt lên tới tử hình.

Quan tòa bỏ phiếu “chống” vì sự thật mong manh

Đối với lời khai của Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan về việc ông Tiếng nhận 12.000 USD để “tha” cho 2 đối tượng này, chính VKSND tối cao cũng cho rằng không có cơ sở nên không truy cứu đối với ông Tiếng. Vì vậy, việc kêu oan của ông Phạm Đình Tiếng không phải không có căn cứ. Khi bị cáo buộc là cầm số tiền 8000 USD để tha bổng cho Nguyễn Viết Mạnh, bị bắt tháng 5/2001, ông Phạm Đình Tiếng khẳng định, việc Nguyễn Việt Mạnh được tha không phải là do CQĐT tha mà do VKS không phê chuẩn lệnh bắt.

Theo một văn bản mà CQĐT gửi TAND TP Hà Nội năm 2009 thì ngày 24/5/2001, chính ông Phạm Đình Tiếng, lúc đó là điều tra viên, đã có văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Viết Mạnh và trình VKS. Tuy nhiên, VKS Hà Nội đã không phê chuẩn lệnh bắt do CQĐT Công an Hà Nội trình. Do đó, lời buộc tội ông Tiếng “nhận tiền” để tha cho Nguyễn Viết Mạnh rõ ràng thiếu thuyết phục.

Đối với hai khoản tiền mà Bùi Trọng Bảy khai nhận đã đưa cho ông Tiếng để chạy tội cho Nguyễn Viết Mạnh và Trần Thị Lành, Bảy đều khai là gọi điện trước cho ông Tiếng trước khi giao tiền. Để có cơ sở buộc tội, TAND TP Hà Nội đã yêu cầu CQĐT xác minh làm rõ việc gọi điện thoại giữa Bảy và ông Tiếng.

CQĐT đã đề nghị Công ty viễn thông Vinaphone cung cấp các cuộc gọi đi vào gọi đến của số máy do Bùi Trọng Bảy sử dụng. Thế nhưng, kết quả là không tìm được các số máy liên lạc giữa Bảy và ông Tiếng. Việc không làm rõ được chứng cứ quan trọng này đã khiến cho chứng cứ buộc tội cựu cán bộ công an TP Hà Nội chỉ còn lại là lời tố cáo thiếu căn cứ kiểm chứng của Bùi Trọng Bảy.

Vì lý do trên, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 18/9/2009, hai thẩm phán của TAND TP Hà Nội, trong đó có chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân đã không đồng ý với cáo trạng buộc tội Phạm Đình Tiếng “nhận hối lộ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo các thẩm phán, hành vi của Phạm Đình Tiếng chỉ phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do việc ông Tiếng không đấu tranh kiên quyết với Nguyễn Viết Mạnh để khai thác đối tượng này, góp phần ngăn chặn đường dây bán lẻ ma túy tại quận Hai Bà Trưng vào thời điểm đó. Những cáo buộc ông Tiếng nhận tiền để tha tội cho Nguyễn Viết Mạnh, Trần Thị Lành, Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan là không có cơ sở.

Tuy nhiên, 3 hội thẩm nhân dân lại “bỏ phiếu thuận” đối với bản cáo trạng và đề nghị xử ông Tiếng 17 năm tù cho cả hai tội danh trên.

Ngày 5/4/2010, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã xét xử vụ án và hủy bỏ phần bản án buộc tội đối với ông Phạm Đình Tiếng. Sau khi điều tra lại, vụ án được chuyển trả cho Tòa án nhưng không thể đưa ra xét xử mà liên tục bị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Từ đó đến nay, việc điều tra làm rõ những chứng cứ buộc tội đối với ông Tiếng vẫn liên tục được làm đi làm lại nhưng sự thật vẫn rất mong manh và không thể làm rõ với lời khai đầy mâu thuẫn của các tội phạm đã bị kết án.  

Trong văn bản gửi Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã kiến nghị phải xem xét lại vụ án vì việc các cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào lời khai đầy mâu thuẫn của hai bị cáo Bảy và Lan mà không xem xét lời trình bày của bị cáo Phạm Đình Tiếng là vi phạm nguyên tắc đánh giá chứng cứ theo Điều 66 Bộ luật TTHS.

Vụ án kéo dài 7 năm, bị can bị giam giữ một thời gian “kỷ lục” khiến cho việc giải quyết vụ án rơi vào tình thế “đâm lao phải theo lao”. Liệu trong phiên tòa ngày 25/4 tới đây, các thẩm phán có tiếp tục bỏ phiếu chống hay phải ghép cho ông Tiếng tội danh nào đó cho phù hợp với thời hạn tạm giam?.

Theo Bình Minh (Pháp luật Việt Nam)

Làm rõ vụ trốn truy nã rồi làm công an

Thứ 5, 18/04/2013 | 08:13
Có khả năng lệnh truy nã không đến được Công an huyện Định Quán nên nơi này đã tuyển kẻ phạm tội vào ngành công an.

Cần xử lý thật nghiêm người khiếu nại, tố cáo sai sự thật

Thứ 6, 12/04/2013 | 13:55
Thời gian qua tình hình khiếu nại, tố cáo luôn có chiều hướng gia tăng, chưa có biểu hiện giảm về số lượng vụ việc.
Cùng chuyên mục

Hành trình bỏ trốn của tên cướp tiệm vàng ở Bình Thuận đến khi bị bắt

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:45
Chiều 19/4, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ đối tượng cướp tiệm vàng ở Tp.Phan Thiết.

Bắt đối tượng dâm ô nhiều nạn nhân

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:36
Có ít nhất 4 nữ nạn nhân, trong đó có cả người đi đường bị đối tượng Trí dâm ô, cơ quan công an đang thông báo tìm bị hại để phục vụ điều tra mở rộng.

Kiên Giang: Bắt giữ nhóm đối tượng lập dự án "ma” lừa đảo ở Phú Quốc

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:31
Ngày 19/4, Công an Tp.Phú Quốc triển khai các tổ công tác đồng loạt bắt giữ nhóm đối tượng, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai.

Công an Long An tiếp tục truy tìm 3 luật sư từng bào chữa vụ việc liên quan “Tịnh thất Bồng Lai”

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:00
Công an tỉnh Long An vẫn đang tiếp tục truy tìm 3 luật sư từng tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ liên quan nơi tự xưng “Tịnh thất Bồng Lai”.

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.

Bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng khi làm cộng tác viên cho Trang thương mại điện tử giả mạo

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:14
Một nạn nhân trú tại Hà Nội bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng khi tham gia đầu tư cho website giả mạo trang thương mại điện tử.

Lâm Đồng: Khởi tố 6 người vụ đánh nhầm khiến 2 thiếu niên phải nhập viện

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:05
Ngày 18/4, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng trong vụ đánh nhầm 2 thiếu niên phải nhập viện.

Bắt 2 đối tượng người nước ngoài lừa bán vàng giả chiếm đoạt hơn 600 triệu

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:22
Nắm bắt thông tin thị trường vàng tại Việt Nam có biến động, hai đối tượng người Liberi đã lên kế hoạch sử dụng vàng giả để đánh lừa người mua.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của khách

Thứ 5, 18/04/2024 | 20:31
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ lừa đảo tinh vi giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.