Sữa bị thu hồi của Fonterra nhiễm hóa chất gì?

Sữa bị thu hồi của Fonterra nhiễm hóa chất gì?

Thứ 4, 21/08/2013 | 14:55
0
Cả thế giới mấy tuần qua luôn sống trong phập phồng lo sợ về tính an toàn của các loại sữa từ sau một loạt rắc rối của tập đoàn Fonterra, tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới của New Zealand. Hàng loạt các lô sữa bột đã được tập đoàn Fonterra thu hồi lại. Thực sự, sữa đã nhiễm khuẩn và hóa chất gì?

"Sữa của chúng tôi tinh khiết 100%"!?

Hành động gần đây nhất của tập đoàn Fonterra cho những cáo buộc này là việc thu hồi hai lô sữa mang nhãn hiệu Anchor theo yêu cầu của Chính phủ Sri Lanka. Lô sữa này bị cho là có chứa một lượng nhỏ hóa chất DCD và chất phóng xạ. DCD là cách viết tắt của chất Dicyandiamide, hóa chất thường được phun vào các cánh đồng cỏ dành cho gia súc để tăng năng suất nông nghiệp.

Tiêu dùng & Dư luận - Sữa bị thu hồi của Fonterra nhiễm hóa chất gì?

Một bao bì sữa bột của Fonterra.

Trên trang web chính thức của Chính phủ New Zealand, một bài phân tích về ảnh hưởng của chất DCD đã được đăng tải để giúp người dân không phải quá lo lắng về việc sữa nhiễm hóa chất. Theo đó, DCD không độc hại và không gây hiểm họa gì cho an toàn thực phẩm. Ngoài ra, DCD có tác dụng ngăn phân bón ngấm vào sông. Nhưng đại diện Chính phủ New Zealand lại nhấn mạnh, các cơ quan quản lý quốc tế nhiều khả năng sẽ xem phần tồn dư của DCD là chất gây ô nhiễm. Bộ Y tế Sri Lanka cho biết, cơ quan này xem DCD như một "hóa chất độc hại" không nên có trong sữa bởi với lượng lớn, DCD có thể độc hại. Bộ này giải thích, đây cũng là lý do để Bộ Y tế Sri Lanka đưa ra lệnh thu hồi.

Trong khi đó, Fonterra, vốn được đánh giá là hãng dẫn đầu thị trường sữa tại Sri Lanka, khẳng định sản phẩm sữa bột của mình không chứa DCD như cáo buộc. Trước mắt, các thử nghiệm độc lập (được quốc tế công nhận) trên các sản phẩm sữa của Fonterra ở Sri Lanca cho thấy không có dấu hiệu nhiễm phóng xạ hay hóa chất DCD. Phát ngôn viên Roshan Kulasuriya của Fonterra phát biểu: "Sữa của chúng tôi tinh khiết 100%. Nhưng chúng tôi vẫn tuân thủ theo chỉ đạo và hoàn tất việc thu hồi hai lô sữa được cho là có chứa DCD để sớm ổn định tâm lý người tiêu dùng".

Trước đó, tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand đã phải thu hồi 1.000 tấn sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ em, nước uống dành cho người tập luyện thể thao và các sản phẩm khác được bán tại Australia, Trung Quốc, Malaysia, Ả-rập Xê-út, Thái Lan và cả Việt Nam có thể đã bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân của việc thu hồi số lượng lớn sữa tại nhiều quốc gia như vậy là do kết quả kiểm tra sữa của tập đoàn Fonterra cho thấy, whey protein cô đặc (WPC), nguyên liệu được dùng trong nhiều sản phẩm dinh dưỡng, trong đó có sữa dành cho trẻ em mà Fonterra sản xuất vào tháng 5/2012, đã bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum.

Theo phân tích, loại sữa nhiễm khuẩn này có thể khiến trẻ bị ngộ độc thần kinh và liệt cơ. Các triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn này gây ra là nôn mửa và tiêu chảy, sau đó, có thể dẫn tới bị liệt, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào phát bệnh liên quan đến các sản phẩm có thành phần whey protein nhiễm khuẩn.

Tiêu dùng & Dư luận - Sữa bị thu hồi của Fonterra nhiễm hóa chất gì? (Hình 2).

CEO của Tập đoàn sữa danh tiếng Fonterra - Theo Spierings.

Chuỗi sự kiện tồi tệ

Vụ bê bối sữa lần này của Fonterra không chỉ khiến ngành sữa New Zealand điêu đứng mà các sản phẩm xuất khẩu khác của nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình New Zealand, Thủ tướng John Key cho biết, ngành công nghiệp xuất khẩu của nước này đang bị tác động xấu từ mối lo ngại nhiễm khuẩn dấy lên sau vụ Trung Quốc ngừng nhập khẩu sữa bột của Tập đoàn Fonterra. Theo đó, thiệt hại sau vụ việc trên rất khó đoán trước, bởi sự kiện này ảnh hưởng tới toàn bộ ngành công nghiệp xuất khẩu của New Zealand chứ không chỉ riêng sản lượng sữa xuất sang Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn khác, CEO của tập đoàn Fonterra, ông Theo Spierings thừa nhận, mức thiệt hại có thể lên tới "hàng chục triệu đô la New Zealand". Thủ tướng Key bổ sung: "Dù muốn hay không thì Fonterra cũng đã và đang là đại diện cho chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của New Zealand. Điều này gây thiệt hại tới danh tiếng của New Zealand, không chỉ trên phương diện các sản phẩm từ sữa mà còn nhiều loại sản phẩm được xuất sang thị trường Trung Quốc và nhiều thị trường khác nữa".

Đồng đô la New Zealand (NZD) hiện đang xuống mức thấp sau khi tập đoàn Fonterra công bố thông tin, một đường ống bị bẩn tại nhà máy chế biến có thể đã tạo điều kiện cho whey protein tiếp xúc với vi khuẩn và sản sinh Clostridium Botulinum. Từ sự việc này, người tiêu dùng đã mất hẳn niềm tin vào thương hiệu sạch của quốc gia New Zealand.

Do phản ứng của người tiêu dùng quá lớn nên Fonterra đã thành lập hẳn một ủy ban gồm 7 người chuyên giám sát việc điều tra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn và những sự việc diễn ra sau đó. Uỷ ban này sẽ tìm kiếm thêm chuyên gia trong lĩnh vực an toàn chế biến, vệ sinh thực phẩm để phối hợp làm việc. Ban lãnh đạo của Fonterra muốn tiến trình điều tra phải hoàn thành nhanh chóng, chậm nhất là trong vòng 6 tuần.

Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài truyền hình New Zealand, CEO Spierings cho hay, tập đoàn đã đưa vấn đề lô sữa bột xuất khẩu vào thị trường Sri Lanka lên bàn hội nghị. Ông Spierings nói: "Với tất cả nhiều lùm xùm xảy ra liên tiếp, mọi người đang liên kết các sự kiện lại với nhau, tạo nên một chuỗi sự kiện tồi tệ". Bộ trưởng bộ Y tế Sri Lanka đã thông báo cho chi nhánh của Fonterra tại nước này về việc cấm quảng cáo sữa để tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Số phận Fonterra sẽ ra sao?

Kể từ sau khi Fonterra bị cấm xuất khẩu sữa vào thị trường Trung Quốc, đồng đô la New Zealand (NZD) đã rớt giá một cách thảm hại. Cổ phiếu của Quỹ Cổ đông Fonterra rớt giá gần như kỷ lục 6,86NZD trong cùng một ngày. Bê bối sữa của Fonterra làm người ta nhớ lại vụ việc của tập đoàn Sanlu Group vào năm 2008. Tập đoàn này đã bị phá sản sau khi sữa bột hãng này chứa chất độc melamine, khiến nhiều trẻ em tử vong và phải nhập viện, tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội, lan rộng trong nước.

Rút kinh nghiệm từ vụ việc của Sanlu Group, Fonterra đã phải kiểm điểm mạnh mẽ ngay sau sự việc này. Thủ tướng New Zealand, ông John Key đánh giá: "Nhìn một cách toàn diện, họ vẫn là một công ty rất tuyệt vời". Mặc dù vậy, ông John Key cũng đã chỉ trích Fonterra chậm trễ trong việc đưa ra khuyến cáo làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh xanh, sạch của quốc gia. Ông Key chất vấn ban giám đốc Fonterra: "Tại sao Fonterra không hành động ngay lập tức khi có kết quả xét nghiệm cho thấy, ba lô sữa whey protein có vấn đề?". Thủ tướng cũng đã yêu cầu Fonterra giải trình về việc mất quá nhiều thời gian mới công bố thông tin nhiễm độc, trong khi những lô sản phẩm này được tung ra từ tháng 5/2012. Ông nhận định, Fonterra là hãng xuất khẩu hàng đầu New Zealand và việc này đã "đánh thẳng vào niềm tin người tiêu dùng".

CEO Joyce thừa nhận, việc Chính phủ áp dụng biện pháp can thiệp đối với một công ty tư nhân là bất thường, song đây là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng toàn cầu đối với ngành công nghiệp sản xuất sữa chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.

Danh tiếng của tập đoàn Fonterra

Fonterra là tập đoàn đứng thứ tư thế giới về sản xuất các sản phẩm sữa, mỗi năm cung cấp gần 2 triệu tấn sản phẩm. Số liệu thống kê của Chính phủ New Zealand cho thấy, các sản phẩm bơ sữa chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu sữa của nước này sang Sri Lanca. Hiện Sri Lanca là thị trường sữa bột lớn thứ năm của New Zealand. Tập đoàn Fonterra đã xuất khẩu sản phẩm sữa sang nhiều quốc gia Nam Á này trong hơn 30 năm qua.

An Mai (Theo Bloomberg/Reuters/CNBC)

'Phải truy cứu hình sự người cho phép nhập khẩu sữa nhiễm độc'

Thứ 3, 13/08/2013 | 07:34
"Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với cá nhân chịu trách nhiệm trong đơn vị cho phép nhập khẩu sữa có chất độc vào Việt Nam được. Vì cán bộ công chức của chúng ta thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc là có dấu hiệu về tham nhũng...", luật sư Lương Văn Tuấn, trưởng văn phòng luật sư Hà Nội Mới cho hay.rn rn

9 sự thật 'ngã ngửa' về sữa mẹ

Thứ 2, 12/08/2013 | 09:20
Có rất nhiều điều thú vị ẩn sau bầu sữa mẹ hẳn sẽ khiến chị em vô cùng ngạc nhiên.

Sự thật về sữa bột ở Việt Nam mà các mẹ chưa biết

Thứ 6, 09/08/2013 | 07:45
Theo nhiều chuyên gia, đây hoàn toàn là tâm lý sính ngoại, vì dù mang nhiều nhãn hiệu khác nhau thì sữa công thức nhìn chung vẫn có thành phần giống hệt nhau.

Nhiều trẻ uống phải sữa nhiễm khuẩn

Thứ 4, 07/08/2013 | 16:50
Nhiều gia đình tại TP HCM như đang ngồi trên đống lửa khi con mình đã uống phải sữa trong diện thu hồi. Lo lắng, nhưng khá nhiều phụ huynh không gọi được đường dây nóng của các hãng sữa.

Thu hồi sữa Dumex do nghi nhiễm khuẩn gây liệt cơ

Thứ 3, 06/08/2013 | 08:37
Một lô sản phẩm của hãng sữa Dumex vừa bị Cục An toàn thực phẩm ra yêu cầu thu hồi vào chiều ngày 5/8 do nghi nhiễm vi khuẩn độc thịt gây liệt cơ.

Thu hồi 10 lô sữa sản xuất từ Newzealand tại Việt Nam

Thứ 2, 05/08/2013 | 08:17
Công ty sữa Abbott Nutrition Việt Nam đã đề nghị khách hàng đổi hoặc hoàn trả sữa Similac GainPlus EyeQ mới số 3 dành cho trẻ 1-3 tuổi loại hộp 400g và 900g, thuộc 10 lô sản xuất ở NewZealand dù chưa có khiếu nại về mặt y tế nào liên quan đến vấn đề này.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Phát hiện một cơ sở dịch vụ tắm hơi, massage quảng cáo, hành nghề trái phép

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:54
Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử phạt cơ sở LuxCell International Clinic ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.

Tp.HCM: Cửa hàng Watchstore.vn bán đồng hồ... trôi nổi?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Đến cửa hàng“Watchstore.vn” mua đồng hồ, khách hàng được nhân viên cam kết sản phẩm chính hãng và có giấy chứng nhận đại lý ủy quyền từ nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, lúc mang đi bảo hành, khách hàng bị hãng từ chối hỗ trợ vì lý do… hàng xách tay.

Hàng trăm doanh nghiệp gỗ dán đứng trước nguy cơ phải đóng cửa

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:56
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ván ép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán.

Cổ phiếu Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:00
Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) vào diện cảnh báo.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.
     
Nổi bật trong ngày

Những “cầu nối” đưa du khách đến với Điện Biên

Thứ 3, 23/04/2024 | 08:45
Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 có sự đồng hành rất lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là hàng không, du lịch, lữ hành trong việc tạo cầu nối với du khách.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Bình Thuận: Đường Hàm Kiệm – Tiến Thành có kịp thông tuyến dịp lễ 30/4?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:31
Khi tuyến đường hoàn thành, người dân đi từ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ra hết đường dẫn, gặp Quốc lộ 1 và đi thẳng đường này đến các khu du lịch phía Nam.

Hàng trăm doanh nghiệp gỗ dán đứng trước nguy cơ phải đóng cửa

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:56
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ván ép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán.