Sừng tê giác như... móng tay

Sừng tê giác như... móng tay

Chủ nhật, 31/03/2013 | 20:15
0
Ông Trần Việt Hưng, phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết: Theo điều tra của ENV năm 2011 - 2012, nhiều người tin rằng, sừng tê giác có thể giúp giảm sốt, thải độc tố, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Thậm chí một số người còn cho rằng, sừng tê giác chữa được cả bệnh ung thư.

Vào tháng 8/2012, ENV đã tổ chức bốn cuộc triển lãm về động vật hoang dã tại Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh với chủ đề: "Bạn có tin vào lời đồn rằng, sừng tê giác có thể chữa được ung thư?". Có tổng số 214 người đã chia sẻ ý kiến về vấn đề này và kết quả cuối cùng được thể hiện: Có đến 160 người (chiếm 74,8%) không tin rằng sừng tê giác có thể chữa được bệnh ung thư; chỉ 33 người (chiếm 15,4%) nghĩ rằng sừng tê giác có tác dụng nào đó trong việc điều trị bệnh ung thư và 21 người (chiếm 9,8%) trả lời rằng họ không biết sừng tê giác có thể chữa được bệnh ung thư hay không.

> Đọc thêm: Đĩa mài sừng tê giác bày bán tràn lan tại làng gốm

Trên thực tế, việc sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam còn được xem như cách thể hiện đẳng cấp của một số người muốn phô trương sự giàu có và thành công của mình bằng việc tiêu thụ các sản phẩm quý hiếm, đắt tiền và khác người như sừng tê giác. Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng và nhiễm độc do các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như sừng tê giác, mật gấu, cao hổ... thường khá nặng và diễn biến dai dẳng, ít đáp ứng với điều trị. Ông Hưng cũng cho hay: Sừng tê giác do chất kê-ra-tin (chất sừng) tạo ra, tương tự như thành phần cấu tạo của móng tay và sừng trâu. Hơn thế nữa, theo các bác sỹ đông y, hầu hết các sản phẩm được cho là sừng tê giác đang có mặt trên thị trường đều là hàng giả.

Tê giác và các sản phẩm từ tê giác đều được pháp luật bảo vệ. Quảng cáo, buôn bán sừng tê giác là vi phạm pháp luật Việt Nam. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nghiêm cấm vận chuyển sừng tê giác vào Việt Nam nếu không có giấy phép hợp lệ. Sừng tê giác hợp pháp chỉ được dùng cho trưng bày và không được phép buôn bán vì mục đích thương mại.

Các vụ buôn bán sừng tê giác lớn ngày càng gia tăng

Vào tháng 6/2012, một người Việt có tên Doan Minh, 41 tuổi, bị bắt do buôn lậu bảy chiếc sừng tê giác và ba chiếc vòng ngà voi tại phòng chờ khi đang chuẩn bị lên chuyến bay Kenya Airways về Hà Nội quá cảnh qua Bangkok. Bảy chiếc sừng này được cho là của những con tê giác bị giết ở vườn Quốc gia Kruger và các khu bảo tồn xuyên biên giới của Nam Phi. Theo quan chức bộ Nông nghiệp Mozambique thì bọc sừng tê giác này có giá trị lên tới 2 triệu USD ở chợ đen (khoảng hơn 40 tỷ đồng).

Đầu tháng 1/2013, khi làm thủ tục hải quan tại khu vực kiểm tra hải quan, ông H.C.C. (quốc tịch Việt Nam) nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM) không xuất trình tờ khai hải quan và xác nhận không có hành lý, hàng hóa phải khai báo. Nhưng khi kiểm tra bằng máy soi hải quan phát hiện chín khúc chất rắn, dạng sừng, được cuốn trong giấy bạc, nghi là sừng tê giác, cân nặng tổng cộng 16,26 kg.  Ngay sau đó, một người Việt cũng bị phát hiện 27kg sừng tê giác trong hành lý và bị bắt tại sân bay Bangkok (Thái Lan). Người đàn ông này bay vào Thái Lan từ Ethiopia và đang chờ lên một chuyến bay khác để tới Hà Nội. Giá trị lô hàng bị bắt lên tới 1,4 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng).

Trần Quyết

Bóc mẽ công nghệ làm giả sừng tê giác

Chủ nhật, 31/03/2013 | 11:29
Sừng tê giác được nhiều người đồn thổi có thể chữa được bách bệnh từ giải độc sau mỗi cuộc rượu say mềm người, tăng cường “bản lĩnh” đàn ông đến chữa những bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối. Chính vì thế, sừng tê giác đang là thứ đắt hơn vàng với giá lên tới hơn 100 triệu đồng/100gr.

Ba nghi can săn trộm tê giác bị bắn chết

Thứ 6, 29/03/2013 | 17:32
Các giới chức tại Nam Phi nói rằng ba nghi can săn trộm tê giác đã bị giết trong một vụ chạm súng với các nhân viên bảo vệ rừng.

Bí quyết hái ra tiền từ sừng tê giác giả

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Theo giới buôn sừng tê giác giả thì nơi làm giả được loại “thần dược” này thành công, bán chạy khắp thế giới, ở châu Á là Hồng Kông. Châu Âu, châu Phi cũng chế tạo được sừng tê giác giả, nhưng bí quyết thì khác nhau bởi đặc thù địa lý, nguyên liệu đầu vào, nhu cầu khác nhau.

Bóc mẽ "dự án nuôi tê giác lấy sừng" của tội phạm Nam Phi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Bọn tội phạm thường yêu cầu đặt cọc trước tối thiểu 10% giá trị hợp đồng qua hình thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, sau giao dịch đó, đã không ít người ngậm đắng mà không thể kêu ai bởi "đối tác" đã "cao chạy xa bay" không để lại một thông tin.