Theo thông tin ban đầu, tại phường Hữu Nghị, TP.Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) vừa xảy ra trường hợp, 21 học sinh (15 nam, 6 nữ) của trường THCS Hữu Nghị nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sáng tại quán của một người dân kinh doanh trên địa bàn phường.
Một phụ nữ đến từ Texas, Mỹ đã gặp phải tình trạng khó thở, dọc bàn chân tím tái, nổi mẩn đỏ; sau đó tử vong vì nhiễm phải vi khuẩn ăn thịt người khi ăn hàu sống.
Nhiễm trùng bệnh viện có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa mạng sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, mỗi người cần tuân thủ các quy định chăm sóc và thăm bệnh nhân.
Sau 4 tháng nghiên cứu, viện Pasteur TP.HCM công bố, 100% mẫu thực phẩm sống lấy từ các chợ thuộc 5 tỉnh phía Nam đều nhiễm khuẩn. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa kiểm soát chặt chẽ vệ sinh trong khâu giết mổ.
Đơn vị cấp cứu sơ sinh là đơn vị đối diện nguy cơ tử vong của trẻ cao nhất. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế đã tốt nhưng vẫn cần sự hợp tác từ phía người nhà vì, chỉ cần một hành vi không rửa tay thì lồng ấp, giường bệnh đã nhiễm khuẩn.
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 8 bệnh nhân chuyển từ bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh tới, trong đó, 6 bệnh nhân sơ sinh và 2 bệnh nhân ngoài sơ sinh.
Theo chuyên gia y tế, nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm trợt (trượt) vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở trẻ bị tay chân miệng.