Sau 4 tháng nghiên cứu, viện Pasteur TP.HCM công bố, 100% mẫu thực phẩm sống lấy từ các chợ thuộc 5 tỉnh phía Nam đều nhiễm khuẩn. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa kiểm soát chặt chẽ vệ sinh trong khâu giết mổ.
UBND TP.HCM khẳng định, quan điểm của thành phố là chỉ phát triển các nhà máy giết mổ hiện đại, không chấp nhận cho lò mổ thủ công mới dù chỉ hoạt động tạm thời.
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trong thời gian tới sẽ được thực hiện quyết liệt tại 2 chợ đầu mối của thành phố.
Về việc triển khai thực hiện Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo các sở, ban, ngành không để thịt heo bẩn nhập chợ đầu mối từ ngày 16/10.
Trong Công văn khẩn vừa gửi đi, UBND TP.HCM yêu cầu tiêu hủy toàn bộ số heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ, đồng thời công khai danh sách các thương lái, chủ lò mổ vi phạm.
Cho rằng các chị X., H. cố tình bán thịt heo giá rẻ khiến quầy thịt của mình bị ế ẩm, Hoàng Thị Hương và Hoàng Hoa (tiểu thương ở chợ C., phường M., quận N., đã cầm xô đựng chất bẩn gồm dầu nhờn trộn nước cống hắt vào quầy thịt của chị X., chị H., khiến khoảng gần 100kg thịt lợn bị hư hỏng, thiệt hại 5 triệu đồng. Với hành vi này, Hương và Hoa phải hầu tòa về tội Hủy hoại tài sản.
Sau khi Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo được thực hiện, tỉ lệ heo có vòng nhận diện tăng dần và diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, một số cơ quan, đối tượng có dấu hiệu dừng lại và không tăng thêm.
Sau 7 tháng gắn vòng truy xuất nguồn gốc của thịt heo trên thị trường, sở Công Thương TP.HCM chỉ mới có thể truy xuất nguồn gốc được 35% trong tổng số 10.000 con heo.