Tại phiên toà, đương sự mới yêu cầu chia tài sản, xử sao?

Tại phiên toà, đương sự mới yêu cầu chia tài sản, xử sao?

Thứ 2, 05/08/2013 | 10:59
0
Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn,các đương sự chỉ yêu cầu giải quyết về quan hệ hôn nhân và con chung. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn lại có yêu cầu giải quyết về tài sản.Tòa án giải quyết thế nào, xử hay hoãn để thụ lý yêu cầu mới phát sinh?

Quá trình thú lý đơn kiện ly hôn thể hiện nguyên đơn chỉ yêu cầu giải quyết được xin ly hôn và con chung, về tài sản chung không yêu cầu giải quyết. Quá trình lấy lời khai,hòa giải với bị đơn cũng không có yêu  Tòa án chia tài sản chung . Do bị đơn không  đồng ý  ly hôn,nên Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng tại  phiên tòa bị đơn đồng ý ly hôn ,nhưng lại có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng .Gặp tình huống này ,Tòa án phải xử lý ra sao mới đúng tố tụng.

Luật sư - Tại phiên toà, đương sự mới yêu cầu chia tài sản, xử sao?

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không chấp nhận yêu cầu mới phát sinh  tại phiên tòa  về việc tranh chấp tài sản chung vợ chồng, bởi lẽ: Ngay sau khi thụ lý đơn kiện, Tòa án đã có thông báo  thụ lý vụ kiện cho bị đơn biết các nội dung yêu cầu của nguyên đơn.Theo đó, nếu bị đơn  có tranh chấp tài sản thì phải có đơn yêu cầu và đơn yêu cầu này phải thực hiện  trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới được Tòa án  thụ lý giải quyết ( Bị  đơn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí  tranh chấp tài sản, cung cấp các tài liệu chứng  cứ chứng minh  để Tòa án tiến hành  xác minh, định giá…).Nếu chấp nhận thụ lý yêu cầu tranh chấp tài sản chung tại tòa dẫn đến việc hoãn phiên tòa không có căn cứ pháp luật. Do đó, Tòa vẫn tiến hành xét xử ,chỉ giải quyết vấn đề ly hôn và con chung như nội dung đã thụ lý. Sau này bên  đương sự  nào có yêu cầu tranh chấp tài sản chung sau ly hôn thì Tòa án tiếp tục thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Tuy  trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử ,cả nguyên đơn và bị đơn chỉ yêu cầu giải quyết về quan hệ hôn nhân và con chung, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn  lại có yêu cầu giải quyết về tài sản.Trường hợp này,Tòa án phải hoãn phiên tòa để giải quyết yêu cầu này , vì khi  giải quyết án hôn nhân,Tòa án giải quyết  ba  mối quan hệ , đó là quan hệ hôn nhân, con chung  và  tài sản chung . Sau khi hoãn phiên tòa ,bị đơn có nghĩa vụ  kê khai tài sản ,nộp tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản chung ,nộp tiền tạm ứng án phí,định giá tài sản, hòa giải về tài sản.Nếu Tòa án tách quan hệ tài sản để giải quyết thành một vụ án khác vì lý do trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các đương sự không có yêu cầu giải quyết là bỏ sót yêu cầu của đương sự và gây thêm phức tạp cho việc giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân, đồng thời Tòa án lại phải thụ lý, giải quyết thêm một vụ án về tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Pháp luật tố tụng dân sự chưa quy thể về vấn đề này nên có nhận thức khác nhau trong quá trình giải quyết. Vì thế ,rất cần hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để pháp luật được áp dụng thống nhất.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hoà)

 

Luật sư: Thế nào là 'sống chung với nhau như vợ chồng'?

Chủ nhật, 28/07/2013 | 08:44
Có nhiều trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng 'sống chung với nhau như vợ chồng'. Bộ luật hình sự có điều luật quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, trong đó yếu tố định tội là người đang có vợ có chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

Luật sư được tham gia trong quá trình thi hành án

Thứ 3, 23/07/2013 | 08:43
Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án. Thực tế nhiều trường hợp những người này không có điều kiện, không tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đã phải mời đến các luật sự tham gia.

Luật sư bị làm khó: Chuyện… bình thường?

Thứ 4, 10/07/2013 | 08:20
Một luật sư kể một lần được vào tiếp xúc bị can cùng cán bộ điều tra, khi luật sư hỏi thì thấy cán bộ này dẫm chân bị can. Kể từ lúc đó, bị can… từ chối luật sư luôn.

Tình huống hy hữu liên quan đến đạo đức luật sư

Thứ 6, 19/07/2013 | 16:12
Suốt quá trình xét xử , bị cáo Nguyễn Viết Trương, nghi phạm đặt mìn nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà luôn chối tội, luật sư chỉ định nhận thấy việc truy tố là có căn cứ , trường hợp này luật sư chỉ định được từ chối bào chữa hay phải tiếp tục bào chữa ?

Luật sư khôn khéo trong việc lựa trọn hình thức xét xử

Thứ 6, 05/07/2013 | 08:17
Sự lựa chọn hình thức xét xử đôi khi có thể thay đổi số phận con người. Trường hợp Cesar "Tony" Munoz là một ví dụ.

Bí ẩn cái chết của luật sư quyền lực nhất nước Pháp

Thứ 5, 04/07/2013 | 09:35
Metzner từ lâu đã nổi tiếng với các vụ bào chữa nhiệt tình cho những bị cáo gây tranh cãi...

Đoàn luật sư Khánh Hoà: Trao thẻ cho các luật sư mới

Thứ 3, 30/07/2013 | 14:06
Sáng 29/7, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức lễ trao thẻ luật sư do Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cấp cho các luật sư mới gia nhập.