Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết

Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết

Thứ 6, 17/04/2020 | 06:00
0
Nhắc đến giai đoạn chiến tranh trước khi Lưu Bị qua đời, nhóm Pháp Chính, Bàng Thống được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao hơn Gia Cát Lượng, một phần cũng do bọn họ xuất hiện nhiều hơn trên lĩnh vực quân sự, trong khi Gia Cát Lượng quản lý hậu phương.

Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung phác họa là vị quân sư kiệt xuất, chiến lược gia tài ba. Thừa tướng Gia Cát Lượng đã lãnh đạo nhà Thục Hán vượt qua nhiều khó khăn, lập công trạng và thưởng phạt công minh. Tuy nhiên, ngoài Khổng Minh Lưu Bị còn có trong tay những vị quân sư kiệt xuất như Pháp Chính, Bàng Thống và Từ Thứ (từng phục vụ Lưu Bị sau về theo Tào Tháo).

Từ Thứ

Giải trí - Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết

Từ Thứ.

Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đánh kiếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao (tức Thạch Quảng Nguyên) đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã (thuộc quận Nam Dương) giúp Lưu Bị - lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang say trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc.

Trước lúc ra đi, Từ Thứ vì trọng nghĩa, trọng tình với Lưu Bị mà tiến cử Ngoạ Long tiên sinh, tức Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Đây cũng là cội nguồn của điển tích lưu danh muôn thuở: “Ba lần thăm lều cỏ” của Lưu Bị.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi lên thay, cướp ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa.

Khi Gia Cát Lượng mang quân Bắc phạt đánh Tào Ngụy, nghe tin Từ Thứ vẫn phục vụ chính quyền Tào Ngụy đã than thở về việc nước Ngụy có quá nhiều nhân tài trong khi nước Thục thì có quá ít.

Video: Tào Tháo chiêu dụ Từ Thứ.

Tào Tháo chiêu dụ Từ Thứ.

Bàng Thống

Bàng Thống (178-214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những mưu sĩ bậc nhất của nhà Thục. Tài năng của ông được người đời ca tụng là ngang với cả Gia Cát Lượng. Ông là người góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị chiếm đoạt Ích Châu của Lưu Chương.

Giải trí - Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết (Hình 2).

Bàng Thống thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công, cháy rụi hết.

Sau trận Xích Bích (208), tướng Đông Ngô là Chu Du mang quân đánh chiếm Giang Lăng, Nam quận từ tay Tào Nhân (209), được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận. Bàng Thống vẫn giữ chức Công tào không được Chu Du để ý đến. Sau nhờ Gia Cát Lượng một phen liều mình sang Đông Ngô, thực hiện kế sách “thuận tay bắt dê”: Vừa giải toả ‘hiểu lầm’ giữa Đông Ngô và Lưu Bị để cả hai tiếp tục “liên hợp kháng Tào”, vừa tiện thể sang Đông Ngô tìm kiếm hiền tài về phò tá cho Lưu Bị.

Kết cục đúng như mong đợi, sau khi khóc tang Chu Du xong, Khổng Minh gặp được Bàng Thống và trao cho ông một phong thư, mong muốn ông nếu ở đây không được trọng dụng hãy về với Lưu Hoàng Thúc. Quả nhiên, Tôn Quyền vốn là người cẩn thận, thấy Bàng Thống xốc nổi, ngoại hình xấu xí, thì không ưng, nên Thống mới từ biệt Giang Đông để về với Lưu Bị, đúng ý nguyện của Khổng Minh.

Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung tòng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn cãi.

Giải trí - Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết (Hình 3).

Bàng Thống có ngoại hình xấu xí.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Bàng Thống được La Quán Trung miêu tả là một người có tướng mạo xấu xí. Tư Mã Huy kể về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ".

Trong trận Lạc Thành, do quá đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung đã hư cấu sự việc khi viết rằng Khổng Minh đã viết thư cảnh báo cho Bàng Thống. Nhưng do nghĩ rằng Khổng Minh ghen tị mình nên ông đã phớt lờ bức thư đó. Dẫn đến điển tích Bàng Thống vì muốn Lưu Bị "nhân nghĩa" có cớ chiếm Ích Châu nên đã hi sinh thân mình vờ như bị mai phục bởi quân Trương Nhiệm. Ông đã hy sinh ở gò Lạc Phượng, hưởng thọ 36 tuổi. Bàng Thống là một nhân tài hiếm có trong tay Lưu Bị, đáng tiếc là ông chưa kịp cống hiến gì nhiều đã phải hy sinh thân mình vì nghiệp lớn của chủ công.

Video: Bàng Thống chết ở Lạc Phượng.

Bàng Thống chết ở Lạc Phượng.

Pháp Chính

Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, ông là người duy nhất lộng quyền giết người mà Khổng Minh không cản, là người duy nhất Khổng Minh cho rằng có thể ngăn được Lưu Bị đông chinh.

Giải trí - Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết (Hình 4).

Pháp Chính một tài năng quân sự hiếm có.

Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương.

Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.

Về sau, Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.

Pháp Chính âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, mang Ích Châu dâng cho Lưu Bị. Pháp Chính là người khuyên Lưu Chương không nên chủ trương cho quân cố thủ trong thành, tạo cơ hội để Lưu Bị dễ dàng chiếm được Ích Châu.

Trong chiến lược của Gia Cát Lượng, Kinh Châu và Ích Châu là hai vị trí quan trọng mà Lưu Bị cần phải kiểm soát nếu muốn đoạt thiên hạ.

Nhờ Pháp Chính, Lưu Bị nhanh chóng bình định Ích Châu, xây dựng mối quan hệ với giới nhà giàu địa phương. Pháp Chính được phong làm Thái thú Thục quân, Dương Vũ tướng quân, trở thành đại thần bên cạnh Lưu Bị.

Năm Kiến An 22 (217), Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hạp cố thủ Hán Trung.

Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - "Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' (chỉ Tào Tháo), tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ.

Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".

Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung.

Năm Kiến An 24 (219), Lưu Bị dẫn quân hạ trại ở Định Quân sơn, đối đầu với tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên.

Khi ấy, Hạ Hầu Uyên trấn thủ cứ điểm phía Nam là Tẩu Mã cốc, Trương Cáp trấn thủ cứ điểm phía Đông là Quảng Thạch.

Pháp Chính dùng kế "dương Đông kích Tây", để Lưu Bị lĩnh hơn 10.000 tinh binh phân thành 10 đội, luân phiên tấn công Quảng Thạch trong đêm.

Trương Cáp đối kháng với Lưu Bị, dù không để mất cứ điểm nhưng cũng khó chống cự với đòn "xa luân chiến" của Bị. Cáp cầu viện Hạ Hầu Uyên.

Hạ Hầu Uyên buộc phải chia một nửa lực lượng chi viện cho Trương Cáp, trong khi bản thân tiếp tục cố thủ tuyến nam.

Binh lực của Uyên vừa giảm, Thục quân lập tức tập kích Tẩu Mã cốc, phóng hỏa thiêu Lộc Giác - công sự phòng vệ của Ngụy.

Hạ Hầu Uyên bất đắc dĩ phải lĩnh 400 quân ra cứu hỏa, tu bổ công sự.

Thời điểm này, Pháp Chính "ngắm chuẩn" cơ hội, đề xuất Lưu Bị tổng lực tấn công Uyên.

Lưu Bị lập tức lệnh Hoàng Trung đột kích từ hậu phương. Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, chết dưới tay lão tướng Hoàng Trung.

Thất bại của Hạ Hầu Uyên khiến Tào Ngụy để mất thế chủ động trong chiến dịch Hán Trung vào tay Lưu Bị.

Không lâu sau, Tào Tháo đích thân Tây chinh, nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, cảm khái nói - "Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".

Chiến sự sau đó, mặc dù binh lực của Tào chiếm ưu thế, nhưng Lưu Bị luôn chọn phương án an toàn, không giao chiến với quân Tào.

Về sau, Tào Tháo bất đắc dĩ phải lui quân, để cho Lưu Bị "thoải mái" chiếm cứ Hán Trung.

Giải trí - Tam quốc diễn nghĩa: Những vị quân sư ngang tài Gia Cát Lượng dưới trướng Lưu Bị ít người biết (Hình 5).

Gia Cát Lượng rất xem trọng Pháp Chính.

Năm Kiến An thứ 24 (219), Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.

Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.

Năm 220, Pháp Chính qua đời vì trọng bệnh khi mới 45 tuổi. Cái chết của “đệ nhất quân sư Thục Hán” khiến cho Lưu Bị than khóc nhiều ngày.

Sau khi mất, Pháp Chính được Lưu Bị phong làm Dực Hầu. Ông là vị đại thần duy nhất được truy phong thụy hiệu dưới thời Lưu Bị.

Năm 222, quân Thục Hán thảm bại ở trận Di Lăng, Bị lui về thành Bạch Đế. Gia Cát Lượng đau khổ cảm thán - "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng. Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".

Video: Lưu Chương không nghe trung thần Ngăn Lưu Bị vào Tây Xuyên.

Lưu Chương không nghe trung thần Ngăn Lưu Bị vào Tây Xuyên.

Quốc Tiệp (t/h)

Kiếm hiệp Kim Dung: Những mỹ nhân có võ công cao cường khiến đấng mày râu cũng phải nể phục

Thứ 5, 16/04/2020 | 12:08
Trong các tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung luôn xuất hiện nhiều mỹ nhân xinh đẹp sở hữu võ công thâm hậu.

Tam quốc diễn nghĩa: Những nhân vật tuyệt gian, tuyệt trí và tuyệt nhân là những ai?

Thứ 5, 16/04/2020 | 06:00
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã giới thiệu cho độc giả không ít những nhân tài kiệt xuất. Trong đó, tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, và tuyệt trí là Khổng Minh.

Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Đoàn Dự hay Nam Đế đây mới là cao thủ số một của phái Đại Lý Đoàn Thị

Thứ 4, 15/04/2020 | 12:00
Đoàn Dự và Nam Đế Đoàn Trí Hưng là những nhân vật quen thuộc trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, cả hai đều là những cao thủ hàng đầu của phái Lý Đoàn Thị.

Tam quốc diễn nghĩa: Trước khi qua đời Lưu Bị đã nói gì với Gia Cát Lượng?

Thứ 4, 15/04/2020 | 06:00
Trước khi qua đời, Lưu Bị đem hoàng quyền và tương lai của nước Thục giao phó cho Gia Cát Lượng. Ông nói với Gia Cát Lượng: “Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!”.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những trận pháp võ công khiến Trương Vô Kỵ, Hoàng Dược Sư và Kim Xà Lang Quân từng phải chào thua

Thứ 3, 14/04/2020 | 12:00
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung không chỉ có những môn võ công tuyệt duyệt vô địch thiên hạ, mà còn có những trận pháp biến ảo sở hữu sức mạnh vô cùng khiến cho các đại cao thủ cũng phải ngán ngẩm.

Tam quốc diễn nghĩa: Nhân vật đặc biệt khiến Tào Tháo từ một kẻ chỉ chơi bời lêu lổng biết chú tâm vào con đường quan lộ

Thứ 3, 14/04/2020 | 06:00
Tào Tháo là một trong những nhân vật gây ra nhiều luồng ý kiến nhất trong lịch sử Trung Quốc, có người cho rằng Tào Tháo là anh hùng thời loạn, cũng có người cho rằng Tào Tháo là một loạn thần tặc tử, nhưng bất kể là đứng từ góc độ nào để xem xét thì cũng chưa có ai nghi ngờ về năng lực của nhân vật này.
Cùng tác giả

Tin bão số 1 cập nhật mới nhất: Tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Thứ 7, 13/06/2020 | 09:34
Trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:02
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay phục vụ huấn luyện của e.KQ 920 tại Bình Thuận và hạ tầng, doanh trại tạm thời của e.KQ 920 tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (Dự án e.920) và Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để trong nước

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020.

Quy định giá mua điện mặt trời

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, quy định giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Thứ 2, 06/04/2020 | 21:33
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Kiếm hiệp Kim Dung: Môn võ công không nên xuất hiện trên giang hồ

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:00
Sự xuất hiện của Cửu âm chân kinh đã khuấy đảo giang hồ, làm vô số cao thủ, bang phái lao vào tranh đoạt, gây ra vô số tổn thất và chết chóc.

Vai diễn để đời Quan Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký 1986 và cuộc sống đời thực của nghệ sĩ Tả Đại Phân

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Nghệ sĩ Tả Đại Phân vào vai Quan Âm Bồ Tát trong phim nhưng được người dân bái lạy vì tưởng "Phật sống". Cuộc sống của bà luôn được rất nhiều người quan tâm.

“Hoa hậu đông con nhất Việt Nam” đưa 6 con trở lại Tp.HCM sau 4 năm “bỏ phố về rừng”

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:25
Sau 4 năm gắn bó với ước mơ “nông trại xanh-cuộc sống an yên”. Hoa hậu Oanh Yến thấy xót xa khi các con vất vả, chịu thiệt nên quyết định đưa 6 con về lại Tp.HCM.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.