Tâm sự cuối đời của bà lão nhặt rác với 12 đứa con

Tâm sự cuối đời của bà lão nhặt rác với 12 đứa con

Thứ 2, 24/06/2013 | 16:35
0
Mấy chục năm nay, bà Lang cứ thui thủi một mình chôn vùi trong bãi rác để kiếm tiền nuôi những đứa con bệnh tật. Đứa thì mắc bệnh ốm yếu quanh năm suốt tháng, đứa bị sốt bại liệt não rồi mắc chứng bệnh tâm thần, đứa thì chết yểu... khiến nỗi lòng người mẹ càng thêm côi cút.

Khi biết bản thân mình mắc trọng bệnh, không thể qua khỏi, bà lặng lẽ bán căn nhà để dành bao nhiêu năm chia đều cho các con, rồi dọn ra thuê nhà trọ, để có thời gian đi cảm ơn mọi người...

Xã hội - Tâm sự cuối đời của bà lão nhặt rác với 12 đứa con

Bà Lang cùng con trai bị bệnh của mình. (Ảnh: Hạ Du)

Người mẹ nhặt rác nuôi con

Gặp chúng tôi trong căn nhà trọ, bà Trần Thị Lang (73 tuổi, ngụ tại ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) không khỏi mừng rỡ khi ngôi nhà của bà lâu lắm mới có người lạ tới thăm. Nén chặt nỗi đau bị bệnh tật hành hạ, bà Lang gắng gượng ngồi dậy chào đón. Bên cạnh bà là một người đàn ông đã lớn tuổi, nhưng khuôn mặt ngơ ngẩn nhìn chúng tôi một cách vô hồn. Bà Lang cho biết: "Nó là đứa lớn nhà tôi, năm nay đã 42 tuổi, nhưng vẫn cứ ngớ ngẩn như một đứa trẻ. Tôi sinh được 12 đứa con, đứa lớn thì như vậy, đứa nhỏ thì lên bảy tuổi đã chết yểu. Mấy đứa còn sót lại, nếu không ngớ ngẩn thì cũng bệnh tật liên miên, nên một tay tôi phải lo hết".

Người chồng của bà cũng lâm bệnh trọng rồi ra đi vĩnh viễn. Một mình bà tần tảo nuôi những đứa con bị bệnh. Mấy miệng ăn trong gia đình chỉ trông chờ vào một tay bà Lang. Ngày lại ngày, dù trời mưa hay trời nắng, bà đều đạp chiếc xe lọc cọc trên khắp các nẻo đường để làm công cho người ta. Ai bảo làm gì thì bà làm nấy, từ bưng bê đến rửa bát thuê, miễn sao người ta cho bà ít đồng về đong gạo nuôi con. Phía sau chiếc xe đạp của bà luôn có hai cái oi nhỏ để bỏ những thứ người ta cho hay đựng những lon nhựa trên đường bà nhặt được. Cuộc sống dầm mưa dãi nắng khiến sức khỏe bà ngày càng yếu đi, bệnh tật đeo đẳng. Đến khi không còn ai thuê bà làm nữa, bà bắt đầu xách bao đi khắp đường cùng ngõ hẹp để nhặt nhạnh ve chai, bao nhựa kiếm sống qua ngày.

Bà Lang kể lại: "Hồi đó, tôi làm việc dữ lắm, không ai thuê tôi thì tôi đi tìm những bãi rác để đào bới ve chai. Những đứa con ở nhà đói ăn, bệnh tật như thúc giục tôi làm việc cật lực. Bệnh ung thư và lao phổi hiện nay của tôi ngày càng nặng hơn cũng do hít quá nhiều khí độc từ bãi rác. Người ta cứ tưởng tôi điên hay sao mà cứ rúc vào những bãi rác thối, nhưng họ đâu biết được rằng, những bãi rác đó đã giúp tôi kiếm ăn, nuôi sống các con qua ngày. Nếu không có nó chắc tôi không thể nuôi các con đến ngày hôm nay".

Bà khó khăn kiếm từng miếng ăn cho con, tưởng rằng chúng sẽ càng ngày càng lớn và khỏe mạnh. Nhưng thật không ngờ, ông trời thường trêu đùa lòng người, những đứa con càng lớn thì lại mắc những chứng bệnh khác nhau. Rồi như một định mệnh nghiệt ngã, bốn đứa con của bà đã đoản mệnh, tám người con còn lại thì số phận cũng không hạnh phúc hơn, người thì bị nay đau mai ốm, người thì teo cơ liệt chân, kẻ thì sốt bại liệt não dẫn đến hội chứng tâm thần.

Hồi tưởng về những chuyện đã xa, đôi mắt bà ngấn lệ: "Tôi trải qua bao năm tháng trong cuộc đời, từ lúc chiến tranh cho đến khi hòa bình, tôi vẫn chưa cảm nhận được mùi vị của hạnh phúc. Dù nhà tôi nghèo nàn nhưng tôi vẫn cố gắng mang bầu tới 12 lần để mong rằng sinh được những đứa con khỏe mạnh. Nhưng không hiểu sao, đứa con nào tôi sinh ra cũng đều ốm yếu, bệnh tật. Bây giờ, tôi bệnh tật đầy mình, sắp lìa cõi đời này rồi, nhưng nỗi băn khoăn của tôi vẫn chưa dứt. Thằng con thứ bảy nhà tôi tên Minh, nó bị bệnh tâm thần như vậy thì khi tôi chết đi rồi, liệu có ai trông nom không?". Nói rồi, mặt buồn rười rượi, bà nhìn người con đang ngớ ngẩn vỗ tay rồi ánh mắt xa xăm lại nhìn lên bầu trời như thể cầu nguyện.

Xã hội - Tâm sự cuối đời của bà lão nhặt rác với 12 đứa con (Hình 2).

Người mẹ khổ đau trong ngôi nhà trọ. (Ảnh: Hạ Du)

"Tôi chỉ còn sống chừng một tháng nữa thôi"

Năm 2012, bà Lang do không chịu đựng được nữa nên đã đi khám bệnh. Nhưng bà đã điếng người ngay sau đó, vì bác sĩ cho biết bệnh tình của bà đã ở vào giai đoạn cuối. Bản thân bà Lang vốn đã mắc bệnh nhưng do tiếp xúc quá nhiều với rác thải cũng như các chất ôi nhiễm trong quá trình chui rúc trong các bãi rác nên bệnh tình của bà ngày càng trầm trọng hơn. Hằng ngày, bà phải cầm chừng sức khỏe bằng các thang thuốc rẻ tiền. Người con trai bị bệnh tâm thần của bà cũng phải sống nhờ vào thuốc để giảm các cơn đau.

Hiện tại, những đứa con còn sống sót của bà cũng đã lập gia đình. Bà kể: "Mặc dù cuộc sống của chúng không khá giả gì nhưng cũng đã có được tổ ấm riêng. Tôi bị bệnh, tôi cũng không muốn làm phiền tới chúng, nhà tụi nó cũng nghèo lắm. Chỉ có thằng Minh bị bệnh tâm thần này là tôi lo nhất, không biết rồi đây sẽ ra sao". Đầu năm 2013, bà Lang quyết định bán ngôi nhà chắt chiu dành dụm cả đời để chia đều cho các con. Ban đầu, mọi người cứ tưởng bà bán nhà để chữa bệnh, nhưng số tiền bán nhà đó bà lấy một ít để trả nợ và cho những người khổ cực như mình, còn lại phần lớn bà chia đều cho các con.

"Tôi chỉ mong, khi chết đi, không còn nỗi day dứt trong cuộc đời này nữa, tôi đã trả lại cho đời tất cả. Các con cháu tôi sẽ bắt đầu những hành trình mới trên cõi đời mà không có tôi. Số tiền bán nhà, tôi đã để dành phần nhiều cho thằng Minh có thể sống nốt quãng đời còn lại. Người con nào nhận số tiền đó sẽ chịu trách nhiệm chăm lo cho thằng Minh suốt đời".

Quay sang với chúng tôi, bà nói: "Tôi biết mình sống chỉ còn được khoảng một tháng nữa thôi, nên giờ tôi xin phép các anh chị, tôi phải đi hỏi thăm một số người hàng xóm đã giúp đỡ tôi từ trước đến nay. Tôi cũng muốn đến cảm ơn những bãi rác và những người đã thải rác. Bởi nhờ có họ mà tôi có một công ăn việc làm, nói ra vậy thì người ta cười, nhưng thực là vậy mà. Một số người lúc đó thấy tôi khổ quá nên cũng giả vờ quẳng một số đồ còn tốt để tôi dùng tạm, cũng phải cảm ơn họ chứ". Nói rồi, bà gượng người dậy một cách khó khăn đi ra ngoài.

Hạnh phúc  vì có các con  trong cuộc đời

Khi nhắc đến những đứa con của mình, bà Lang cho biết: "Dù tôi không có những đứa con khỏe mạnh như người khác nhưng tôi vẫn rất hạnh phúc vì có chúng. Bà chia sẻ: "Những đứa con khỏe mạnh là con của chúng ta, còn những đứa tật nguyền mới thực sự là món quà của thượng đế. Vì vậy, tôi chưa bao giờ phân biệt những đứa con tật nguyền của mình với những đứa con của người khác. Nhờ có chúng mà cuộc đời của tôi không trở nên vô nghĩa…".

Hạ Du

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh 6 người phụ nữ lấy chung một chồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cả sáu người phụ nữ ấy, mỗi người đến từ một nơi, một công việc khác nhau nhưng điều đặc biệt, họ có chung một người chồng với những cảm nhận về đời sống vợ chồng không giống ai.

Cám cảnh 'gia đình khổng lồ' từng được Công tử Bạc Liêu 'để mắt'

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:15
Sống một cuộc đời mặc cảm, bị cộng đồng xa lánh vì vẻ ngoài khác thường của mình.