Tâm sự xót xa của người vợ nhốt chồng vào cũi

Tâm sự xót xa của người vợ nhốt chồng vào cũi

Thứ 3, 17/09/2013 | 16:32
0
Trong chiếc cũi gỗ rộng chừng 6m, cao hơn 2m, người đàn ông gầy guộc đang hát Quan Họ.

Vợ ông bảo, cực chẳng đã mới phải làm cũi nhốt chồng vào đó. Nhiều đêm mưa ra thấy chồng vẫn ngoác miệng cười mà xót xa...

Vợ bất lực, làm cũi nhốt chồng

Người đàn ông ấy tên là Lý Văn Long ở thôn Làng Rào, xã Đức Minh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Hơn 20 năm nay, cuộc sống của ông gói gọn trong bốn khung gỗ ấy. Người dân nơi đây bảo, những lúc tỉnh táo nhất ông thường ca hát. Ông hát hay, đặc biệt là dân ca quan họ khiến ai chứng kiến cũng trầm trồ xen lẫn cảm thương.

Qua lời giới thiệu của cán bộ xã Đức Minh, chúng tôi men theo con đường rừng tìm đến nhà ông Long. Vừa bước chân vào tới cổng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là ngay bên cạnh căn nhà lán mái lợp cọ, tường trát đất là một cái cũi bằng gỗ rộng chừng 6m, chiều cao khoảng hơn 2m. Bên trong chiếc cũi - ông Lý Văn Long (SN 1963) đang nằm co ro người, đôi mắt đờ đẫn như không còn sinh khí. Khi thấy chúng tôi đến gần, ông từ từ ngồi dậy, mắt trợn trừng. Những vật dụng như chăn, chiếu của ông đã chuyển sang màu tro, đặc biệt chiếc màn để chống muỗi đen kịt như nước bùn, mùi xú uế bốc lên. Chúng tôi lại gần để hỏi chuyện nhưng ông trả lời rất chậm chạp và liên tục bị ngắt quãng.

Chưa kịp dứt câu chuyện, bà Định, vợ ông Long mời chúng tôi vào nhà. Vừa rót nước mời khách bà vừa kể: "Gia đình chúng tôi phải làm cũi để anh sống trong đó. Tội lắm, từ năm 1993 đến nay, cũng 20 năm rồi". Bên ngoài, ông Long vẫn đang ngân vang bài hát bằng tiếng dân tộc người Cao Lan với những đoạn: "Lô lô ố ố… ố lau chu… tình tang ta đi… láu ô tính tình… chả ô... ô ố". Chúng tôi quay sang hỏi bà Định, ông nhà đang hát bài gì vậy?. Bà nhoẻn miệng cười nói: "Ông ấy hát liên tục, chẳng bài nào ra hồn mỗi bài hát vài câu, hát đủ các thể loại bài, dân ca, quan họ, cách mạng. Ngày xưa ông ấy hát hay lắm…".

Xã hội - Tâm sự xót xa của người vợ nhốt chồng vào cũi

20 năm nay, cuộc sống của ông Lý Văn Long ngày nắng cũng như ngày mưa đều trú ngụ trong chiếc cũi nhỏ.

Không dám thả chồng ra ngoài!

"Tôi chỉ làm việc nhà thôi, ở nhà chăm sóc chồng như có con mọn, tắm giặt thì phải dùng vòi nước xịt vào, giúp ông ấy đi vệ sinh phải dỗ dành như một đứa trẻ, phục vụ cơm nước… quanh đi quẩn lại là hết ngày thôi. Giờ cũng muốn thả chồng ra nhưng tôi đi làm nương cả ngày, không có ai trông nom, nhỡ bệnh tình ông tái phát mà làm chuyện gì không hay không biết thế nào", bà Định ngậm ngùi chia sẻ.   

Ngồi một hồi lâu, bà Định tiếp tục câu chuyện: "Gia đình tôi sinh được bốn người con, khi thằng út được 3 tuổi thì ông nhà tôi bắt đầu phát bệnh. Hôm đó tôi đi làm nương về, tôi không thể tin được chồng mình đang điên cuồng đập cả đàn lợn trong chuồng, người dân trong làng đến xem đông nhưng không ai dám vào can ngăn. Lúc đó, tôi vô cùng sợ hãi không biết làm thế nào, đến khi mệt quá ông ấy mới ngất đi, bọt mép trào ra. Mặc dù, chưa hoàn hồn trở lại nhưng thương chồng nên tôi đã cõng chồng về đưa xuống bệnh viện huyện khám".

Qua thăm khám, các bác sĩ ở bệnh viện Hàm Yên chẩn đoán ông Long bị tâm thần phân liệt, sau đó gia đình xin được đưa ông về nhà để điều trị. Có hôm, ông Long tự nhiên lên cơn điên ra bóp cổ ông nội sau đó gí xuống bùn, may mà người dân phát hiện kịp thời nên ông cụ mới thoát chết. Không dừng lại ở đó, nhiều đêm ông Long còn vào bóp cổ vợ và đuổi đánh con cái. Đầu sáng, ông lại lên cơn vật vã giãy giụa khiến cả xóm mất ngủ…

"Bệnh tình của chồng tôi ngày càng nặng, tôi phải đưa đi bệnh viện tỉnh ba lần, trong nhà có cái gì đáng giá cũng bán hết, trâu cũng bán, gà cũng bán, còn ít thóc để các con ăn cũng bán… nhưng vẫn không chữa khỏi bệnh cho chồng. Bao nhiêu lần đi bệnh viện là bấy nhiêu lần ông ấy lại trốn về, mặc dù đường xa đến mấy nhưng ông vẫn nhớ đường và lếch thếch đi bộ tự về nhà. Có bệnh vái tứ phương, tôi cũng đi xem gần chục thầy, cứ ai mách có thầy giỏi thì đi làm lễ cúng ma nhưng về cũng không khỏi", bà Định tâm sự.

Theo lời bà Định, từ khi bị nhốt vào trong cũi, ông Long đã tự phá cũi tới 5 lần. Mỗi khi cũi xuống cấp, gỗ mục là ông Long lại đạp tung ra, ra ngoài phá phách đồ đạc trong nhà và hàng xóm. Thế nên, đến năm 2003 bà Định phải nhờ anh em trong nhà lên đồi chặt những cây gỗ to, chắc chắn để đóng lại cũi cho chồng.

Tâm sự xót xa của người vợ

Từ khi chồng mắc bệnh, gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên đôi vai bà Định, nỗi khổ cực vẫn còn ám ảnh đến bây giờ. Những hôm nhà không còn gì để ăn, bà lại đi bộ hàng chục cây số xuống chợ xã để bán chè, bán rau lấy tiền mua gạo. Mấy đứa con nhỏ cũng thường theo mẹ đi lên núi hái chè thuê, trồng sắn, lấy củi…

Bác Lý Thị Hoa, một người hàng xóm cho biết: "Bà Định và ông Long có bốn người con, hiện tại ba người con đã lấy vợ gả chồng cho ra ở riêng, chỉ còn mỗi cậu con trai út - Lý Văn Thà (SN 1991) đang làm công nhân xây dựng ở dưới Hà Nội. Nhiều khi sang thăm bà Định mà thấy thương bà ấy tất tả từ sáng đến tối. Thời gian đầu khi bà làm cũi nhốt chồng, nhiều người không biết cũng lời ra tiếng vào. Nhưng có ở gần mới biết, khổ cực vậy nhưng bà vẫn chăm sóc chồng rất chu đáo".

Khi được hỏi tại sao không đưa chồng đi bệnh viện tâm thần, bà Định phân trần, gia đình cũng đưa đi bệnh viện mấy lần nhưng không khỏi, gia đình cũng không mấy dư giả nên đành cứ nhốt ông ở trong đó.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Chính cho biết: "Ngày xưa khi chưa bị bệnh, ông Long rất thông minh, là thợ mộc giỏi. Bình thường, ông vẫn biết mọi thứ, có lần ông còn bảo con đi sang nhà tôi lấy rìu, đục về. Chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm đến trường hợp của ông Long, mùa đông còn hỗ trợ bạt để bà Định quây xung quanh cho gió đỡ lùa vào giúp ông Long tránh rét. Ngày lễ, tết đều có cán bộ đến thăm và trao quà. Mỗi tháng, gia đình ông Long nhận được 270.000 đồng tiền hỗ trợ. Hàng tháng, bà Định vẫn lên trạm xá xã nhận thuốc về để điều trị và chăm sóc chồng".                                           

ĐÌNH HƯỜNG - CAO TUÂN

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh 6 người phụ nữ lấy chung một chồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cả sáu người phụ nữ ấy, mỗi người đến từ một nơi, một công việc khác nhau nhưng điều đặc biệt, họ có chung một người chồng với những cảm nhận về đời sống vợ chồng không giống ai.

Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng

Thứ 4, 04/09/2013 | 14:31
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà xảy ra xung đột khiến một người chết, một người đi tù... Hệ lụy của nó là những đứa con sớm mồ côi cha, nghèo đói, nheo nhóc; những người vợ phải "oằn" mình để gánh nỗi nhọc nhằn khi phải vừa làm cha vừa làm mẹ.

Cám cảnh những câu chuyện mang tên 'thằng cu chống gậy'

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:29
Chế độ phong kiến đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, quan niệm "trọng nam khinh nữ" được thay thế bằng cụm từ "bình đẳng giới", trai hay gái đều như nhau. Thực tế, quan niệm ấy chỉ "công bằng trên giấy tờ", nhiều gia đình sẵn sàng "trả" mọi giá để có được "thằng cu nối dõi tông đường".

Cám cảnh 'gia đình khổng lồ' từng được Công tử Bạc Liêu 'để mắt'

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:15
Sống một cuộc đời mặc cảm, bị cộng đồng xa lánh vì vẻ ngoài khác thường của mình.

Cám cảnh sự sống của hai đứa trẻ mồ côi và tật nguyền

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:40
Hai đứa trẻ thiểu năng trí tuệ cứ cười ngặt nghẽo suốt ngày. Chúng cũng không biết mẹ đã bỏ đi, bố đã mất. Chúng sống nhờ bà nội đã ngoài 80 tuổi. Nếu một ngày bà cụ mất đi, không biết chúng có thể sống tiếp?

Bài 3: Cám cảnh vợ chồng trẻ nuôi con ung thư

Thứ 6, 11/01/2013 | 09:54
Chị Hằng không ngờ có một ngày con chị mắc phải căn bệnh ung thư quái ác khiến vợ chồng chị phải bán cả “đầu cơ nghiệp”, phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để chạy chữa cho con.