Phim Việt: Tăng phí thẩm định để không lạc hậu

Phim Việt: Tăng phí thẩm định để không lạc hậu

Thứ 4, 16/10/2013 | 16:18
0
Thông tư 122/2013/TT-BTC vừa ban hành mới đây của bộ Tài chính về việc tăng phí thẩm định phim, chương trình nghệ thuật là sự "động viên" rất kịp thời của cơ quan quản lý với những người làm công tác kiểm duyệt nghệ thuật và phù hợp với tình hình phát triển thực tế của thị trường điện ảnh hiện nay.

Tăng để không lạc hậu?

Thông tư 122/2013/TT-BTC của bộ Tài chính sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2013, trong đó quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sẽ tăng phí duyệt phim truyện từ 600.000 đồng lên 1.800.000/tập và từ 900.000 đồng lên 2.700.000 đồng/1,5 tập (độ dài từ 101-150 phút). Với phim có độ dài từ 151-200 phút sẽ tính thành 2 tập.

Đồng thời, phí duyệt kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim đặt hàng, tài trợ, hợp tác với nước ngoài và dịch vụ làm phim với nước ngoài, cũng được điều chỉnh tăng so với hiện nay. Cụ thể, đối với kịch bản phim truyện, tăng phí duyệt kịch bản từ 1.200.000 đồng lên 3.600.000/tập; từ 1.800.000 đồng lên 5.400.000 đồng/1,5 tập. Phí duyệt kịch bản phim ngắn (bao gồm phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình) có độ dài đến 60 phút tăng từ 500.000 đồng lên 1.500.000 đồng. Nếu phim có độ dài từ 61 phút trở lên sẽ thu phí duyệt kịch bản như phim truyện. Ngoài ra thông tư cũng nêu chi tiết về mức phí thẩm định được điều chỉnh tăng với các chương trình nghệ thuật biểu diễn và quy định về lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh phim, cấp giấy phép mở văn phòng đại diện kinh doanh điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.

Sự kiện - Phim Việt: Tăng phí thẩm định để không lạc hậu

Phim chiếu rạp ra mắt sau tháng 10 sẽ phải trả phí duyệt phim cao gấp 3 lần.

Việc lệ phí duyệt kịch bản phim, phim truyện được tăng lên gấp 3 lần là một tin vui, đồng thời là sự khích lệ cần thiết đối với những người làm công tác kiểm duyệt trong các hội đồng xét duyệt phim hiện nay. Bởi thù lao trả cho những thành viên trong hội đồng thẩm định được trích ra chính từ nguồn thu lệ phí này, theo đó lệ phí xét duyệt tăng, đồng nghĩa với cát - xê họ nhận được cũng tăng lên. Theo chia sẻ của một thành viên trong Hội đồng thẩm định phim phía Nam, một hội đồng thường gồm từ 7 - 9 người. Với lệ phí chỉ vài trăm nghìn/tập phim như trước đây thì mức thù lao mà mỗi thành viên nhận được là vô cùng ít ỏi. Theo Thông tư mới, dù lệ phí duyệt phim, kịch bản có tăng gấp 3 lần so với trước thì mức tăng đó cũng không đáng kể. Nhưng nó phần nào động viên kịp thời những người "cầm cân nảy mực" có thêm "năng lượng" để cống hiến.

Nhìn lại, mức lệ phí trước đây, nhiều người đánh giá là quá lạc hậu và lỗi thời. Dẫn chứng trong khi chi phí làm một bộ phim truyện nhựa với cùng đề tài ấy được sản xuất vào những năm 2009 - 2010 so với thời điểm hiện tại đã có khoảng cách rất xa nhau (tính bằng con số hàng tỷ đồng) thì lệ phí duyệt phim, kịch bản phim vẫn "giậm chân tại chỗ". Và số tiền ít ỏi ấy phải chia cho 9 thành viên trong hội đồng duyệt phim, hai người phục vụ và rất nhiều những chi phí phát sinh khác. Một đạo diễn "có chân" trong Hội đồng duyệt phim Quốc gia cho biết: "Giá sản xuất phim tăng, giá vé tăng và ti tỉ thứ khác đều tăng nên việc bộ Tài chính tăng phí thẩm định phim là sự đầu tư khuyến khích đối với những người làm công tác này. Bởi những công đoạn xét duyệt một tác phẩm điện ảnh rất vất vả và "đau đầu". Ví như, khi thẩm định một bộ phim, nếu phim không có vấn đề hội đồng có thể cho qua luôn nhưng nếu phim có khúc mắc thì các thành viên phải mổ xẻ, phân tích, đánh giá và đưa ra những ý kiến xác đáng nhất. Chỉ cần để lọt một chi tiết không phù hợp với văn hóa và quan điểm chính trị của Nhà nước thì những thành viên trong hội đồng đều "gánh đủ".

Rõ ràng khi thù lao tăng lên thì trách nhiệm của những người làm công tác thẩm định cũng tăng theo. Nó thể hiện rằng, những người quản lý đang trao trách nhiệm từng phần việc rõ ràng hơn cho từng thành viên trong hội đồng và giúp họ yên tâm hơn khi có sự quan tâm của Nhà nước.

Lợi ích đi liền với trách nhiệm

Nói về vấn đề này, đạo diễn Trọng Trinh bày tỏ: "Trong khi mọi thứ như phí làm phim, giá vé ra rạp đều tăng thì lệ phí thẩm định tăng lên là phù hợp với sự phát triển hiện tại của nền điện ảnh. Mức thù lao những người làm công tác thẩm định kịch bản, phim truyện tăng lên đồng nghĩa với việc trách nhiệm của họ cũng nặng nề hơn. Người ta vẫn bảo tăng cường lợi ích thì cũng tăng cường chất lượng, dù sự thực là thù lao có tăng hay không thì những người có mặt trong hội đồng đều luôn làm việc bằng lương tâm và trách nhiệm của mình. Đơn giản như đọc kịch bản phim, có rất nhiều vấn đề nhiêu khê đặt ra, các thành viên còn phải tranh luận với nhau để đi đến thống nhất. Khi chấm xong, các thành viên phải họp lại để tổng hợp nhận xét. Cách nhìn thế nào đòi hỏi người duyệt phim phải có cái nhìn mở và thái độ đánh giá khách quan dù ở góc độ nào".

Sự kiện - Phim Việt: Tăng phí thẩm định để không lạc hậu (Hình 2).

Đạo diễn Trọng Trinh.

Theo đạo diễn Trọng Trinh thì để thẩm định một bộ phim phải đánh giá nhiều yếu tố từ chất lượng, nội dung cho đến đề tài, quan điểm, thái độ chính trị - văn hóa... Những tiêu chí đó đòi hỏi những người trong hội đồng thẩm định phải làm việc hết sức nghiêm túc, bởi đây cũng chính là cửa ải cuối cùng để cho ra đời một tác phẩm điện ảnh trước công chúng. Thế nhưng, so với chất xám họ bỏ ra thì mức thù lao nhận được không hề tương xứng, nhiều khi chỉ mang tính tượng trưng, dù họ đều là những người có tiếng và tên tuổi.

Điều này đúng như chia sẻ của đạo diễn Đào Bá Sơn, một thành viên trong Hội đồng duyệt phim phía Nam rằng: "Hội đồng có 9 người gồm giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, ban tuyên huấn thành ủy, phó giám đốc sở VH- TT&DL... Mọi người đều làm việc vì trách nhiệm và sự cống hiến chứ ít ai quan tâm đến vấn đề kinh tế, bởi thù lao bèo nhèo lắm, nhiều khi duyệt một tập phim truyện nhựa chỉ có mấy chục ngàn. Điều đó chỉ ra rằng, không phải vì thù lao cao hay thấp mà những người làm công tác thẩm định làm qua loa hay thực hiện hết trách nhiệm của mình".

Trước khi Thông tư 122 ra đời, các nhà quản lý vẫn đang áp dụng những cách làm cũ và chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường điện ảnh nước nhà. Thông tư quy định về lệ phí xét duyệt với những bộ phim từ 101 phút trở lên, tức là nhằm vào những tác phẩm điện ảnh chiếu rạp. Việc kiểm duyệt gắt gao đầu ra của những bộ phim này có lẽ cũng góp phần giảm bớt những bộ phim được coi là "rác" trên thị trường hiện nay.

Bàn về điều này, đạo diễn Trọng Trinh phát biểu: "Tôi cảm giác điện ảnh của chúng ta lâu rồi chưa có bộ phim nào thực sự xuất sắc. Toàn những phim giải trí đến buồn cười liên tục được ra mắt. Mà phim kéo khán giả đến rạp chỉ là để giải trí, xem xong lại quên và không cho thấy một tương lai xán lạn. Đã là nghệ thuật thì phải gợi cho công chúng thẩm mỹ để họ nhìn cuộc sống tốt đẹp hơn, hướng đến tương lai. Khán giả xem bộ phim xong còn thấy có điều tâm đắc, có sự chiêm nghiệm nghệ thuật chứ chỉ quan tâm đến doanh thu và để sướng mắt khán giả thì tác phẩm không có sức sống lâu dài. Nhiều bộ phim chỉ để đáp ứng thị hiếu của người trẻ, chỉ để giải trí và đưa ra những vấn đề nhạt nhẽo thì chưa phải là tác phẩm điện ảnh. Bởi tác phẩm điện ảnh phải là những bộ phim có chiều sâu, có sự thâm thúy, gần gũi với người Việt, có bộ phim xem xong không đọng lại gì".  

Đạo diễn Trọng Trinh bày tỏ: "Điện ảnh nước nhà còn nhiều thiếu thốn nghèo khó, nhiều chủ đầu tư có khả năng tự bỏ tiền ra để làm phim chứ lấy tiền Nhà nước để làm phim hay thì khó lắm. Việc tăng lệ phí thẩm duyệt là một hướng đi tích cực nhưng quan trọng nhất vẫn nằm ở những người làm phim. Làm sao phải nâng cao chất lượng sản phẩm để công chúng đón nhận và giúp cho điện ảnh Việt có những tác phẩm đột phá thực sự về nghệ thuật".

Loan Thanh

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Khán giả khó chịu khi phim Việt cài cắm quảng cáo

Chủ nhật, 01/09/2013 | 14:10
Những quảng cáo phản cảm được cài cắm một cách thô thiển vào nội dung phim khiến những khán giả phải bỏ tiền mua vé vào rạp bức xúc.

Phim Việt sặc mùi quảng cáo: Nhà tài trợ mới là... đạo diễn

Chủ nhật, 02/06/2013 | 10:53
“Quyền lực” của nhà tài trợ đã khiến các nhà làm phim phải cài cắm vô tội vạ các phân đoạn quảng cáo vào phim?

Khi mốt sao ngoại đổ bộ vào thị trường phim Việt

Thứ 7, 01/06/2013 | 20:15
Ngày càng có nhiều các diễn viên nước ngoài chọn hợp tác với các đạo diễn Việt để thực hiện các bộ phim đình đám. Tín hiệu này cho thấy, phim Việt giờ đây bắt đầu có những sức hút nhất định.

Cảnh nóng quá lộ liễu khiến phim Việt ngày càng thô thiển

Thứ 3, 21/05/2013 | 08:08
Biến trai gay thành trai thẳng, cảnh nude quá lộ liễu khiến phim Việt mất điểm.

Sex, bạo lực đẩy diện mạo phim Việt đi đâu?

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:33
Sex, bạo lực có làm nên diện mạo mới cho phim Việt không thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Khán giả khó chịu khi phim Việt cài cắm quảng cáo

Chủ nhật, 01/09/2013 | 14:10
Những quảng cáo phản cảm được cài cắm một cách thô thiển vào nội dung phim khiến những khán giả phải bỏ tiền mua vé vào rạp bức xúc.

Phim Việt sặc mùi quảng cáo: Nhà tài trợ mới là... đạo diễn

Chủ nhật, 02/06/2013 | 10:53
“Quyền lực” của nhà tài trợ đã khiến các nhà làm phim phải cài cắm vô tội vạ các phân đoạn quảng cáo vào phim?

Khi mốt sao ngoại đổ bộ vào thị trường phim Việt

Thứ 7, 01/06/2013 | 20:15
Ngày càng có nhiều các diễn viên nước ngoài chọn hợp tác với các đạo diễn Việt để thực hiện các bộ phim đình đám. Tín hiệu này cho thấy, phim Việt giờ đây bắt đầu có những sức hút nhất định.

Cảnh nóng quá lộ liễu khiến phim Việt ngày càng thô thiển

Thứ 3, 21/05/2013 | 08:08
Biến trai gay thành trai thẳng, cảnh nude quá lộ liễu khiến phim Việt mất điểm.

Sex, bạo lực đẩy diện mạo phim Việt đi đâu?

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:33
Sex, bạo lực có làm nên diện mạo mới cho phim Việt không thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.