Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng

Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng

Chủ nhật, 21/07/2013 | 08:52
0
Khi đối mặt với mùa hè oi ả cùng cảm giác như đang ở trong lò bát quái hay tản bộ tại Hỏa Diệm Sơn... nhiều bạn đã giải nhiệt bằng những trò dại dột.

Tắm ở hồ Tây

Từ vài năm nay, khi thời tiết mùa hè thường xuyên ở mức 40 độ C thì Hồ Tây lộng gió trở thành một bãi biển đặc biệt của dân Hà Thành. Không giống như trong bể bơi đắt đỏ, đông nghịt, muốn tung tăng cũng khó vì thường xuyên đụng phải người khác, những người ra hồ Tây tắm rất thoải mái cả về không gian lẫn chi phí.

Xã hội - Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng

Tuy nhiên, nếu teen nào định giải nhiệt theo cách này thì nên chuẩn bị tinh thần cho những rủi ro “to như con bò” có thể gặp phải. Đầu tiên là tính an toàn. Bơi ở hồ nước ngọt hẳn nhiên khó hơn ở biển, nguy cơ chết đuối cũng cao hơn. Chất lượng nước thiếu đảm bảo sẽ gây nên các bệnh về da. Ngoài ra, dưới hồ Tây có rất nhiều các mảnh chai sành, thủy tinh, kim tiêm… do người dân ném xuống. Buổi chiều, thuyền, cano thường xuyên đi lại, nếu bạn không chú ý sẽ dễ bị va đập.

Tiếp đến là vấn đề về luật: UBND phường Quảng An đã cho cắm biển báo “Khu vực nguy hiểm! Cấm tắm!”. Do đó, nếu cố tình xuống “nghịch nước” thì bạn sẽ phải đối mặt với một vài hình thức xử lý hành chính vì lỗi “làm xấu mỹ quan đô thị”.

Nhảy sông Hồng – đi tìm cảm giác mạnh

Khá sáng tạo cơ mà mạo hiểm, mang dáng dấp của cả nhảy Bungee Jumping lẫn nhảy cầu. Địa điểm thường được lựa chọn là cầu Long Biên… Vì thế, thú vui này còn được biết đến dưới cái tên “nhảy cầu Long Biên”. 

Theo đánh giá ban đầu, nó tiết kiệm và dễ tiếp cận hơn hẳn 2 môn thể thao nêu trên, đồng thời mức độ nguy hiểm cũng hoàn toàn vượt trội. Không có các thiết bị an toàn cũng như người giám sát đã đành, người chơi còn thường xuyên không tuân thủ quy trình chơi thể thao, bỏ qua khâu khởi động...

Thực tế, trò này tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ khiến khổ chủ phải gánh chịu hậu quả theo nhiều mức độ. Nhẹ thì sặc nước, cao hơn là chấn thương khi tiếp nước, nặng hơn nữa thì có thể nguy hiểm đến tính mạng khi vô tình bị chuột rút, không thể bơi vào bờ, va phải đồ vật dưới sông hoặc tàu thuyền qua lại…

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, có một số vụ tự tử xảy ra nên không loại trừ khả năng teen sẽ được mời thẳng đến cơ quan chức năng vì bị nghi ngờ đang muốn kết liễu cuộc đời. Do vậy, đầu tiên là đi chơi cần theo nhóm, khoảng 5-7 người, đặc biệt không nên chọn thành viên nào không biết bơi để giảm thiểu rủi ro. 

Tiếp đến, nên khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu, tránh những chấn thương không đáng có (đặc biệt là chuột rút). Thêm nữa, hãy chuẩn bị một vài thiết bị an toàn như phao bơi, lưu ý thời tiết nhằm đề phòng tai nạn bất ngờ. Cuối cùng, trước khi thực hiện cú nhảy, cần quan sát kỹ dòng chảy, hướng di chuyển của tàu thuyền… để tránh xa vùng nước nguy hiểm.

Xã hội - Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng (Hình 2).

Vi vu với cánh diều từ… nóc nhà

Để thoát ra khỏi cái ngột ngạt, mệt nhọc, thả diều đương nhiên là một lựa chọn không tồi. Giây phút đưa mắt, thả hồn theo vật thể bay này có thể giúp con người cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, đây cũng là cách sạc đầy năng lượng, cảm hứng để học tập và làm việc. Thế nhưng niềm vui tưởng như vô hại cũng có thể mang đến nhiều phiền phức.

Xã hội - Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng (Hình 3).
Sự thật là, trong cuộc sống hiện đại, không dễ gì có được một không gian đủ rộng để thỏa mãn thú chơi này, đặc biệt là với những teen cư ngụ tại các khu vực thành thị. Thậm chí, nếu tìm ra thì cũng chưa chắc bạn thực hiện được vì những địa điểm phù hợp (công viên, bãi bồi, ngoại thành…) không xa xôi cách trở cũng là chốn tụ tập đông người. Ngoài ra, quỹ thời gian của mỗi teen cũng khá hạn chế.

Có lẽ vì thế mà không ít bạn trẻ trong “một phút thông minh” đã chọn nóc nhà làm đường băng cho diều cất cánh. Cái trò leo trèo lên đó thả diều nguy hiểm thế nào chắc hẳn nhiều người đều biết. Bỏ qua mấy vụ xây xát bình thường, chấn thương gặp phải chỉ có thể từ nặng đến siêu siêu nặng. Phần lớn là tổn thương xương, thậm chí là cả chấn thương sọ não.

Chơi game thâu đêm

Xã hội - Teen 'nghịch dại' để giải nhiệt ngày nóng (Hình 4).

Đọc đến đây hẳn nhiều bạn thắc mắc, chơi game thâu đêm thì mùa nào chả có, cớ gì mùa hè? Xin được trả lời thế này, theo nghiên cứu thì vào mùa hè, thời gian thích hợp nhất cho việc ngủ là ban đêm, khi nhiệt độ giảm và thời tiết tương đối dễ chịu. Giấc ngủ sẽ tiết kiệm tối đa năng lượng cho cơ thể vì các hệ cơ quan được nghỉ ngơi hoàn toàn, nhằm chuẩn bị hiệu quả cho những hoạt động ngày hôm sau.

Một số bạn trẻ cứ mải mê phá sức chơi game đến tàn đêm để ngày kế tiếp lại lăn ra ngủ trong tiết trời nóng nực. Rồi mồ hôi túa ra, bạn bật quạt số to nhất và thế là các loại cảm, sốt cứ thế rủ nhau đến hỏi thăm. 

“Ngủ ngày, cày đêm” cũng đồng nghĩa với việc lắc đầu trước các loại hình rèn luyện thể chất, vận động… Cả ngày chỉ ăn, ngủ, chơi game, cơ thể dần dần sẽ uể oải, khó chịu. Thêm vào đó, khí hậu khắc nghiệt không ngừng gây phiền phức, đảm bảo các teen sẽ gặp nhiều hậu quả khôn lường.

Theo Tri thức thời đại

Nữ hoàng tuổi teen khóc nấc vì bị cấm tham dự vũ hội

Thứ 7, 13/07/2013 | 08:42
Nữ hoàng sắc đẹp tuổi teen đã khóc nấc khi bị cấm tham dự vũ hội của trường vì tội trốn học. Sau đó mẹ của cô đã gọi đến cơ quan quyền trẻ em để khiếu nại.

Những hot teen đỗ thủ khoa đại học năm 2012

Thứ 3, 02/07/2013 | 07:45
Kỳ tuyển sinh năm ngoái để lại nhiều dấu ấn khó quên khi Hà Lade, Văn Mai Hương và chàng người mẫu tuổi teen Đào Phương Bình có điểm thi cao chót vót.

Hot teen Hà thành rạng rỡ đạp xe vì môi trường

Chủ nhật, 30/06/2013 | 09:05
Hôm qua 29/6, các hot teen và bạn trẻ Hà thành đã hội tụ trong chương trình đạp xe vòng quanh thành phố để kêu gọi bảo vệ môi trường. Các tay lái luôn rạng rỡ tươi cười và không chút ngần ngại hòa vào dòng người ngược xuôi.