Tết Độc lập

Tết Độc lập

Vương Mạnh Chung
Thứ 5, 02/09/2021 | 06:00
0
Tôi nhớ một bạn trẻ người Mỹ nói: “Vì không hài lòng với nước Mỹ, nên chúng tôi phải luôn cố gắng cống hiến để làm cho đất nước tôi ngày càng tốt đẹp hơn".

Trong một lần lướt xem thông tin trên mạng xã hội, tôi đã dừng lại theo dõi rất nhiều lần về một đoạn video hội thoại giữa một bạn trẻ Việt Nam và một bạn trẻ là quân nhân Mỹ. Khi bạn trẻ Việt Nam hỏi bạn Mỹ đại ý rằng “Rất nhiều người trên thế giới đều nói nước Mỹ là một thiên đường”, và “Bạn có hài lòng và yêu nước Mỹ của bạn không?”. Ngay lập tức bạn trẻ Mỹ nói rằng “Nước Mỹ không tuyệt vời, tôi không hài lòng về nước Mỹ”. Câu trả lời ấy khiến bạn trẻ Việt Nam và ngay cả tôi rất bất ngờ.

Khi bạn trẻ Việt Nam hỏi tiếp, bạn không hài lòng với đất nước bạn thì tại sao bạn lại nhập ngũ và phục vụ cho quân đội Mỹ. Và câu trả lời còn bất ngờ hơn nữa sau đó của người bạn Mỹ đã nhận được hàng nghìn lượt yêu thích và hàng trăm lượt bình luận tán thưởng của các tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam. Bạn ấy nói rằng: “Vì không hài lòng với nước Mỹ, nên chúng tôi phải luôn cố gắng cống hiến để làm cho đất nước tôi ngày càng tốt đẹp hơn”.

Cảm xúc ấn tượng rất tích cực và khó diễn tả về cái cách mà người trẻ nghĩ, cách mà người trẻ thể hiện trách nhiệm cá nhân với đất nước của mình ngày nay quả thực không hề hời hợt như nhiều người vẫn tưởng. Nó khác hẳn về chất so với thái độ của một số người vẫn cho mình là “nhạy cảm và thức thời chính trị” hơn người, vẫn cố cào bàn phím khoa trương trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội để phát tán lây truyền cho người khác những “chủng virus” cảm xúc cực đoan, so bì, chê bai, đổ lỗi, tự ti, tự nhục, thậm chí là cả hành vi phá hoại… làm tổn thương cho đất nước, cho dân tộc mình. Trong khi thử hỏi bản thân họ đã làm được điều gì thiết thân, đóng góp được bao nhiêu tiền thuế và tham gia được gì thực sự hữu ích cho đất nước mà họ đang sống?

Và tôi lại nghĩ về đất nước mình những ngày qua, những ngày sắp tới. Ngày mai sẽ là Tết Độc lập lần thứ 76 của đất nước. Một ngày Tết đặc biệt của mùa thu sông núi Việt Nam. Nhắc đến đây, mọi người sẽ nhớ đến cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945. Mặc dù mỗi dịp kỷ niệm ngày thành lập nước, tôi thường tìm hiểu, để ý nắm bắt nhiều chiều, nhiều cách tiếp cận, luận giải và sự đánh giá của nhiều nguồn về sự kiện Cách mạng Tháng Tám. Song, cho đến bây giờ, bản thân tôi vẫn khẳng định đó là một cuộc cách mạng xã hội vô cùng đặc biệt, một cuộc đổi thay có giá trị lịch sử lớn lao. Là một công dân, cá nhân tôi rất tâm đắc với nhận định, đánh giá rằng với “Mật lệnh: Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” đã làm bùng lên khát vọng độc lập tự do và quyết tâm giải phóng của mấy mươi triệu đồng bào là điều quả thực không phải cuộc cách mạng nào cũng làm được.

Điều tuyệt vời mà Cách mạng Tháng Tám đã làm được và đã thành công đó là khơi dậy được tất cả sức mạnh từ sự dồn nén đau thương tủi nhục tích tụ ngót trăm năm của cả một dân tộc có tự trọng và tự tôn cao độ. Đã chạm đến trái tim khát vọng giải phóng xích xiềng, vươn tới tự do của hàng triệu quần chúng cần lao. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tái tạo, kiến thiết nên một quốc gia, hồi sinh một dân tộc, đã đổi thay thân phận và vận mệnh cho hàng triệu đồng bào, mở ra một kỷ nguyên, khởi đầu một thời đại, một tương lai mới với tất cả kỳ vọng tốt đẹp: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập!”.

Cuộc cách mạng mùa thu năm ấy là tiếng vọng hùng thiêng của ngàn năm lịch sử; là lời thề chuyển lay biển trời sông núi; là ngày hội vang dậy khắp mọi miền. Đặc biệt, khi Hồ Chủ Tịch trịnh trọng tuyên bố chính thức khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới (ngày 02/9/1945), thì giờ phút ấy mãi mãi trở thành một trong những thời khắc thiêng liêng, huy hoàng nhất của lịch sử Việt Nam thế kỷ XX. Những ai được sống trải qua, được chứng kiến dấu mốc lịch sử thời đại đó của đất nước thực sự là điều vô cùng may mắn, hạnh phúc và tự hào. Cả dân tộc chan hòa trong niềm vui độc lập tự do. Nỗi vui mừng ấy ngân nga, bền bỉ và lớn lao hơn tất thảy, đã giúp cả quốc gia dân tộc vượt qua nỗi âu lo thường trực vì “giặc đói”, sự tự ti mặc cảm vì “giặc dốt” và càng thêm sắt đá trước mọi thế lực giặc nội phản, ngoại xâm.

Ngày là sinh viên ngành Lịch sử, tôi có sở thích tìm gặp, trò chuyện với các cao niên là nhân chứng từng tham gia cách mạng hoặc trải qua, chứng kiến thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám để nghe các cụ kể lại chuyện xưa. Đặc biệt, các cụ bà đều tỏ lòng kính mến, biết ơn đối với Cụ Hồ và cách mạng. Các cụ nói, nếu không có cách mạng, không có Bác Hồ, đàn bà con gái chúng tôi biết đến bao giờ mới được đi học, được bình đẳng…

Ở quê, các cao niên đều để ảnh Bác Hồ trang trọng trong nhà mình. Các cụ bảo, nếu không có ông cụ ấy (và ánh mắt hướng về phía ảnh Bác Hồ), thì đời tôi sao mà thoát khỏi kiếp làm thuê ở đợ cho người ta được. Ông, bà nội tôi sinh thời vẫn luôn kể với tôi những điều như vậy. Để thấy rằng, trong tâm trí, tình cảm của các thế hệ ông, bà chúng ta, “độc lập, tự do” thực sự quý giá, thiết thân, gần gũi và cụ thể biết nhường nào. Và càng hiểu được vì sao các thế hệ cha anh tiếp nối đã không tiếc tuổi thanh xuân, máu xương, kiên trung chiến đấu hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, viết nên khúc tráng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu (07/5/1954) và ngày hội thống nhất non sông, Bắc - Nam chung một màu cờ (30/4/1975) trong trường kỳ 30 năm sau ngày độc lập (02/9/1945).

Ngày mai là ngày Tết Độc lập. Tết Độc lập hằng năm được nhân dân ở rất nhiều điạ phương tổ chức ăn Tết rất to, đặc biệt là ở đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên… Nhà nhà treo cờ Tổ quốc, làm cỗ ăn uống vui vẻ, thịnh soạn. Người người mặc trang phục mới rủ nhau tụ hội về các phiên chợ, khu vực trung tâm để vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa thể thao, tạo nên không khí vui tươi, náo nhiệt không kém gì các dịp hội hè, lễ tết cổ truyền của dân tộc. Từ một sự kiện lịch sử chính trị cách mạng trọng đại của đất nước, ngày Quốc khánh 02/9 đã trở thành ngày Tết Độc lập không thể thiếu trong đời sống văn hóa của nhân dân. Vì thế, ngày Tết Độc lập còn có ý nghĩa sâu sắc là ngày tết yêu nước, ngày hội đoàn kết các dân tộc anh em.

Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao lại có “Tết Độc lập”? Tôi đại ý rằng, Tết thường là ngày lễ truyền thống đánh dấu một thời điểm khởi đầu chuyển sang thời kỳ mới. Với mong đợi những điều mới may mắn, thuận hòa sẽ đến, nhân dân thường nghĩ đến những điều mới mẻ tốt đẹp, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tổ chức cỗ bàn ăn uống vui chơi tươm tất hơn những ngày thường. Vậy mới có câu “vui như Tết” là thế. Có lẽ vì thấm thấu được niềm vui khôn xiết, ý nghĩa, giá trị của sự thay đổi lớn lao không chỉ với quốc gia mà với chính mỗi con người khi đất nước ta giành được độc lập, dân tộc ta được tự do, mà nhân dân ta coi ngày Quốc khánh (02/9/1945) và ghi nhớ ngày kỷ niệm Quốc khánh hằng năm sau đó là ngày “Tết Độc lập”.

Kỷ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 76 của đất nước năm nay, nhân dân ta lại đón Tết Độc lập trong những điều kiện và trạng thái đặc biệt chưa từng có tiền lệ. Khi cả nước đang dồn sức, chia lửa cùng đồng bào miền Nam và các địa phương đẩy nhanh cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời duy trì phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội, thì cũng có không ít kẻ lạc loài cơ hội luôn nhăm nhe rình rập tìm cách để gieo rắc hoang mang, lo sợ, hoài nghi, gây ra bất ổn, bất đồng, bất mãn, phá hoại yên bình, âm mưu chia rẽ, cản trở nỗ lực chung, ý chí chung, khát vọng, hành động chung của đất nước mến yêu này. Chúng chính là một loại “giặc” đồng minh nguy hiểm của “giặc Covid-19” cần phải kiên quyết và nhất định bị loại trừ, như cách chúng ta đã chiến thắng các loại giặc từng đe dọa nền độc lập non trẻ của đất nước ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Từ sâu thẳm lý trí và trái tim mình, tôi luôn tin rằng, bài học lịch sử vô giá của độc lập, tự do và tinh thần đoàn kết, yêu nước kết tinh từ những ngày Tết Độc lập quý giá sẽ tiếp thêm sức mạnh, nuôi dưỡng khát vọng tự cường và nhân lên ý chí thép để cả nước quyết chiến, quyết thắng đại dịch Covid-19.

 

Để “Học thật, thi thật” thì chấm dứt không chỉ là “văn mẫu”

Thứ 2, 30/08/2021 | 08:00
Nhấn mạnh tới tinh thần “Học thật, thi thật”, riêng với môn Ngữ Văn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu chấm dứt việc học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

Doanh nghiệp cần nhiều chính sách hỗ trợ để vượt qua đại dịch Covid-19

Thứ 7, 28/08/2021 | 18:00
Đã có nhiều doanh nghiệp bị tổn thương nặng nề bởi Covid-19, giờ đây họ cần những giải pháp đồng bộ để mau chóng phục hồi.

Một bài vè vụng, kém cỏi, dù ý định là tốt

Thứ 6, 27/08/2021 | 18:07
Tôi chỉ đọc bài thơ Bắt nạt khi nó được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 mới, đươc cư dân mạng bàn tán. Tôi cũng đã đọc bình luận của nhiều người chê, khen.
Cùng tác giả

Tết Độc lập

Thứ 5, 02/09/2021 | 06:00
Tôi nhớ một bạn trẻ người Mỹ nói: “Vì không hài lòng với nước Mỹ, nên chúng tôi phải luôn cố gắng cống hiến để làm cho đất nước tôi ngày càng tốt đẹp hơn".
Cùng chuyên mục

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.

Khởi nghiệp - Có dễ dàng như ta nghĩ?

Thứ 5, 11/04/2024 | 07:00
Việc “khởi nghiệp” hay kinh doanh, ta không chỉ nhìn thấy sự phát triển trong một hay vài năm, mà nó phải là cả quá trình lâu dài.

Có nên uống nước ngọt nhiều?

Thứ 3, 09/04/2024 | 07:00
Nếu tôi đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người trong chúng ta không uống một lon nước ngọt nào, trong vòng một tháng? Có lẽ, câu trả lời tôi nhận được là sẽ không có ai! Có lẽ vậy!...

Luận về... sợ vợ

Thứ 2, 08/04/2024 | 07:00
Các cụ ta ngày xưa ấy, thuở răng đen quần lá tọa chân đất ngủ ổ rơm ấy, dù có khổ có khó, nhưng có một thứ hơn đứt chúng ta hiện nay, ấy là không... sợ vợ.
     
Nổi bật trong ngày

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.