Tết không “nhạt”, mà Tết chỉ “lớn lên”!

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người than rằng Tết đang nhạt dần, không còn những niềm vui ấp ủ như xưa, đặc biệt, khi càng lớn, cảm nhận ấy dường như càng trở nên rõ rệt. Nhưng nếu ngẫm lại, cảm nhận ấy liệu có phải do bản thân chúng ta đã khác ngày xưa?

Nhiều người vẫn hay “hờn trách” Tết nay chẳng còn vui giống Tết xưa, mà quên mất rằng, điều thay đổi lớn nhất khi Tết đến, chính là chúng ta đã lớn lên.

Ta lớn lên, những lo toan bộn bề của cuộc sống dần chen qua những tháng ngày vô tư, hồn nhiên, không phải lo nghĩ gì. Trước kia, ở cái thời “ông bà anh”, người lớn thường trăn trở chuyện ăn no, mặc ấm; còn thời nay, sẽ được thay bằng ăn ngon mặc đẹp.

Ta lớn lên, những nỗi lo vun vén cho gia đình, công việc dần khỏa lấp hết khoảng thời gian tận hưởng của Tết. Ngày bé mong kỳ nghỉ Tết để được rong chơi, “ngủ nướng”, “trốn” bài tập về nhà và nhận lì xì; còn bây giờ, trước khi có thời gian nuông chiều bản thân, ta thường miệt mài với những bận rộn cho tương lai.

Ta lớn lên, những lời chúc Tết không còn đơn thuần chỉ là “hay ăn, chóng lớn”, “chăm ngoan, học giỏi”,... mà đính kèm lời chúc sẽ là những câu hỏi được cho là “kém duyên”. Những anh chàng, cô nàng thường cảm thấy “căng thẳng” khi bị hỏi chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện sinh con đẻ cái, chuyện tiền lương, thưởng Tết... Nói chung, đủ thứ chuyện!

Tất cả những mảnh ghép đó dường như đều có sự thay đổi “đột ngột”, khiến ta khó “thích nghi” và vô tình khó chịu với không khí Tết. Cũng chính vì lẽ đó, khiến nhiều người xuất hiện tâm lý “sợ” Tết, muốn “trốn” Tết và “mượn cớ” rằng do Tết nhạt.

Nhưng ngẫm lại thì, Tết vẫn đong đầy cảm xúc, Tết vẫn là dịp để những thành viên trong gia đình sum họp, chuyện trò và gắn kết, Tết vẫn vẹn nguyên những giá trị tinh thần không gì có thể đong đếm được... Phải chăng, do trong lòng chúng ta đã khác, nên cảm nhận tết cũng khác theo.

Những câu hỏi được cho là “kém duyên” từ họ hàng, người thân, đôi khi chỉ là cách người lớn mở đầu câu chuyện. Thay vì phiền lòng, tại sao ta không gửi một chiếc ôm, hay một nụ cười rồi thăm hỏi sức khỏe, công việc và cuộc sống. Chỉ cần lắng nghe một chút, cởi mở một chút là có thể kết nối khoảng cách các thế hệ.

Chuyện dành thời gian để tập trung vào công việc, cuộc sống gia đình một cách tối ưu, cũng chính là cách để bản thân hưởng thụ. Tất nhiên, ta cũng nên dành thời gian để yêu bản thân!

Dẫu biết, trong nhịp đập của 365 ngày, nếu chỉ chăm chăm lo “cơm, áo, gạo, tiền” thì không thiếu những áp lực bủa vây. Tuy nhiên, đó cũng là một phần tất yếu của cuộc sống, như một động lực để ta không ngừng phấn đấu, để ta hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày...

Có ai chợt nhận ra, ngày còn nhỏ, ở nhà với bố mẹ quanh năm, nhưng chỉ có Tết là ta được vui trọn vẹn với đại gia đình; mà đến nay, khi đã rời khỏi vòng tay bố mẹ, bước chân ra cuộc đơi, lại chỉ có Tết là dịp có đông đủ anh em họ hàng sum họp, chỉ có Tết là mắt ai cũng biếc, môi ai cũng cười... Vui đến vậy, sao có người lại chê Tết nhạt?!

Cách lý giải duy nhất, đó là, do ta lớn lên, Tết cũng “lớn lên”, nên không thể dùng cảm quan khi còn nhỏ để “ứng xử” với Tết nay. Một cái Tết đang “lớn lên” từng ngày, đòi hỏi thái độ của ta cũng phải trưởng thành, chững chạc, điềm đạm và dung dị hơn đối với Tết.

Một khóm hoa khi lớn lên cũng cần cách chăm sóc khác so với khi còn là một khóm hoa nhỏ. “Muôn sự bất biến, vạn sự khó thành”... Điều dễ dàng nhất mà ta có thể làm, đó là thay đổi góc nhìn và thái độ cảm quan để thấy Tết vẫn đậm sắc hương như thuở nào.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tết là để sống chậm

Thứ 7, 25/01/2020 | 08:29
“Tết nhất đến nơi rồi!” – câu khẩu ngôn của người người, nhà nhà vô hình trung trở nên lời hiệu triệu để mỗi người nhích thêm một nhịp trong cuộc sống vốn dĩ đã quá gấp gáp. Trong khi, Tết lẽ ra là để sống chậm…

Nghẹn lòng tâm sự của chàng trai khuyết chân đón Tết ở bệnh viện

Thứ 5, 23/01/2020 | 20:42
Mang trong mình căn bệnh máu khó đông (Hemophilia), chàng trai 21 tuổi dường như chỉ quanh quẩn đón Tết nơi bệnh viện suốt nhiều năm liền. Năm nay, Tết đến với gia đình thêm nặng nề, bởi bố mẹ cậu cũng mới trải qua một cuộc phẫu thuật.

Tết Nguyên đán 2020: Tết độc đáo của người Mông Cổ

Thứ 6, 24/01/2020 | 10:00
Mông Cổ là đất nước có tục đón Tết Nguyên đán kì lạ và đặc biệt nhất.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Thưởng thức Tết xưa theo cách của người hiện đại

Thứ 3, 21/01/2020 | 10:27
Mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm, là thời khắc vạn vật giao hòa, cảnh sắc sáng bừng sức sống. Tết đối với mỗi người sẽ là những mảng màu đặc trưng khác biệt: đó có thể là những góc ký ức xưa cũ với với cây nêu, tràng pháo; là phố phường đèn hoa rực rỡ, rộn ràng sắc xuân; hay là niềm vui hân hoan của sự sum tụ, của tình thân và ấm áp gia đình.

Tết là… ông ngoại

Thứ 5, 23/01/2020 | 15:03
Tết trong ký ức của nhiều bạn bè đồng trang lứa có lẽ là những vầng pháo hoa rực rỡ, là những phong bao đỏ lì xì, là những cánh hoa đào khoe sắc thắm, là diện quần áo mới du xuân,… hội tụ như một kho tàng chuyện Tết đa sắc. Với tôi, Tết trong suốt hành trình tuổi ấu thơ là chiếc bánh chưng con của ông ngoại.

Thưởng Tết lớn chỉ làm cho người lao động ỷ lại

Thứ 4, 08/01/2020 | 08:55
Cứ đến cuối năm là người người lại xôn xao kháo nhau xem doanh nghiệp nào thưởng Tết khủng hơn và coi đó như thang điểm để chấm mức độ thành công cũng như sự hào phóng của chủ doanh nghiệp. Sau khi đọc bài viết "Thưởng Tết 30.000 đồng và nước mắm: Cái Tết đã đói lại mặn", tôi xin đưa ra vấn đề để lập luận: Vì sao doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao động?

Hai đầu của phong bao lì xì

Thứ 5, 07/02/2019 | 20:50
Hai đầu của phong bao là người trao vào người nhận. Gói gọn cuộc đời của mỗi người có phải là hành trình đi từ đầu nhận sang đầu trao. Mỗi ngày Tết là một bước chân và mỗi bước chân phong bao lì xì lại mang một ý nghĩa mới.