Tết Nguyên đán, cái

Tết Nguyên đán, cái "Tết Cả" của văn hóa Việt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Tết Nguyên đán là Tết lớn trong năm. Tết này còn gọi là Tết Cả, vào đúng vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới. Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình.

Tết Nguyên đán:. Trong 3 ngày Tết diễn ra với ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những gia thần, đó là tiên sư hay nghề sư là vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia đình mình đang làm. Thổ công, trong giữa đất, nơi mà mình đang ở; và Táo quân là thần của việc nấu ăn của mọi người trong gia đình. Cuộc gặp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ tổ tiên ông bà, những người đã khuất.

Tết Khai hàng: Theo tính cách của người xưa, ngày mồng 1 tháng Giêng ứng vào ngày gà; mồng hai: chó; mồng ba: lợn; mồng bốn: dê; mồng năm: trâu; mồng sáu: ngựa; mồng bảy: người; mồng tám: lúa. Trong 8 ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa, thì coi như loài giống thuộc về ngày ấy được tốt cả năm. Vì vậy, đến mồng bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng, thì người ta tin rằng cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mồng bảy hạ cái niêu kết thúc tết Nguyên đán cũng là ngày bắt đầu tết Khai hàng, tết mở đầu cho ngày vui để đón chào mùa xuân mới.

Sự kiện - Tết Nguyên đán, cái 'Tết Cả' của văn hóa Việt

Ảnh minh họa

Tết Thượng nguyên: Tết Thượng nguyên hay còn gọi là tết Nguyên tiêu, vào đúng ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng rằm đầu tiên của năm. Tết này phần lớn được tổ chức tại chùa chiền, vì ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Hàn thực: Hàn thực nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng 3 tháng ba âm lịch. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công Tử Trùng Nhĩ, về sau là vua Tấn Văn Công, khi gặp cảnh hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình, nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi.

Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm từ ngày mồng 3 đến mồng 5 tháng Ba thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời Nhà Lý, người Việt đã tiếp nhận tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng 3 tháng ba mà thôi, không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít người hiểu rõ chuyện Giới Tử Thôi. Hiện nay, tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.

Sự kiện - Tết Nguyên đán, cái 'Tết Cả' của văn hóa Việt (Hình 2).

Tết Nguyên đán sum vầy cùng gia đình

Tết Thanh minh: Trong truyện Kiều có viết rằng: "Thanh minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh", Thanh minh nghĩa là trời trong sáng, nhân đó người ta đi thăm mồ mã của những người thân. Tết Thanh minh thường vào tháng Ba âm lịch trở thành lễ tảo mộ. Sau khi đã tảo mộ, mọi người trong gia đình trở về nhà làm lễ cúng gia tiên.

Tết Đoan ngọ: Tết Đoan ngọ còn gọi là tết Đoan dương, vào ngày mồng 5 tháng năm âm lịch. Đây là giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hạ, nên khí hậu có nhiều thay đổi đột ngột, dễ sinh bệnh thời khí. Ca dao Viêt Nam có câu: "Chưa ăn bánh nếp Đoan dương, áo bông chẳng dám khinh thường cỡi ra". Khúc Nguyên là một nhà thơ nổi tiếng, một vị trung thần của nước Sở, do can ngăn Ngũ Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Miệt La tự vận. Hôm ấy đúng ngày 5 tháng năm.

Tết Trung nguyên: Tết Trung Nguyên vào ngày rằm tháng Bảy. Theo sách Phật hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ. Ngay tại Chùa thường làm chay tịnh tế và cầu kinh Vu Lan. Tại gia đình thì bày cúng gia tiên, đốt vàng mã.

Tết Trung thu: Tết Trung thu nhằm vào ngày rằm tháng tám. Trung thu là tết của trẻ con. Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả bánh kẹo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trong trăng rước đèn.

Tết Trùng cửu: Tết Trùng cửu vào ngày 9 tháng chín âm lịch. Tết này bắt nguồn tự sự tích của Đạo Lão. Thời Hán có người tên gọi là Hoàng Cảnh đi học phép tiên, một hôm thầy Phiên Tràng Phong bảo Hoàng Cảnh khuyên mỗi người trong gia đình, may một cái túi lụa đựng hoa cúc, rồi đến chỗ cao để tạm trú. Quả nhiên ngày 9 tháng 9 có lụt to, ngập hết làng mạc. Vì làm theo lời thầy, Hoàng Cảnh và gia đình đã thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ Việt Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc, gọi là thưởng tết Trùng dương.

Tết Trùng thập: đây là tết của các thầy thuốc. Theo sách dược lễ thì đến ngày 10 tháng mười âm lịch, thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời xuân hạ thu đông, cho nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó, người ta thường làm bánh dầy, nấu chè, để cúng gia tiên, rồi đem biếu cho những người thân thuộc, chứ không mấy quan tâm đến chuyện thầy thuốc thầy thua.

Tết Hàn nguyên: Tết Hàn nguyên hay còn gọi là tết Cầu Mới, vào ngày rằm hay ngày 1 tháng mười. Ở nông thôn, tết này thường được tổ chức rất lớn, vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ mùa vừa xong, trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.

Tết Táo quân: Tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp. Người ta coi đây là ngày vua bếp lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo truyền thuyết Việt Nam, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải chia tay nhau mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó người vợ may mắn lấy được chồng giàu.

Thanh Đình (Tổng hợp)